Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Văn Đế”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: 1 số → một số using AWB
sửa đổi nhỏ
Dòng 85: Dòng 85:


=== Đối ngoại ===
=== Đối ngoại ===
Thời Nam Bắc triều, quân Đột Quyết hay quấy nhiễu biên giới Bắc Chu và [[Bắc Tề]]. Sau khi thành lập nhà Tùy, năm Khai Hoàng thứ 3 (583), Văn Đế cho quân đi đánh Đột Quyết, vận dụng chiến lược li gián và phân hóa để tách Đột Quyết thành 2 miền đông ây, hai bên giao chiến không ngừng, còn nhà Tùy thì tiêu trừ được một mối lo.
Thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]], quân [[Hãn quốc Đột Quyết|Đột Quyết]] hay quấy nhiễu biên giới Bắc Chu và [[Bắc Tề]]. Sau khi thành lập nhà Tùy, năm Khai Hoàng thứ 3 (583), Văn Đế cho quân đi đánh Đột Quyết, vận dụng chiến lược li gián và phân hóa để tách Đột Quyết thành 2 miền đông tây, hai bên giao chiến không ngừng, còn nhà Tùy thì tiêu trừ được một mối lo.


Năm Khai Hoàng thứ 18 (598), [[Cao Câu Ly]] tấn công một dải Liêu Đông ở đông bắc nhà Tùy. Văn Đế cho con thứ 5 là Hán vương Dương Lượng đem quân đi đánh theo 2 đường thủy bộ nhưng bị Cao Câu Ly đánh cho tan tác. Thủy quân trên biển thì vướng bão nên tổn thất nặng nề. Văn Đế sau đó buộc phải hủy bỏ chiến dịch còn Cao Câu Ly thì ngưng việc tấn công nhà Tùy.
Năm Khai Hoàng thứ 18 (598), [[Cao Câu Ly]] tấn công một dải Liêu Đông ở đông bắc nhà Tùy. Văn Đế cho con thứ 5 là Hán vương Dương Lượng đem quân đi đánh theo 2 đường thủy bộ nhưng bị Cao Câu Ly đánh cho tan tác. Thủy quân trên biển thì vướng bão nên tổn thất nặng nề. Văn Đế sau đó buộc phải hủy bỏ chiến dịch còn Cao Câu Ly thì ngưng việc tấn công nhà Tùy.


Đầu thời Khai Hoàng, nhà Tùy ở phía bắc có Đột Quyết, tây có [[Thổ Phồn]], đông có Cao Câu Ly, nam có [[Lâm Ấp]] (Champa). Đến cuối thời Văn Đế, Đột Quyết bị chia thành 2 miền, Đông Đột Quyết trên danh nghĩa thần phục nhà Tùy. Champa bị đánh bại, tuy chưa bị chinh phục nhưng không còn là mối đe dọa cho nhà Tùy. Chỉ có Cao Câu Ly ngoài mặt thần phục nhưng mới thực sự là mối nguy hiểm và sau này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy.
Đầu thời Khai Hoàng, nhà Tùy ở phía bắc có Đột Quyết, tây có [[Thổ Phồn]], đông có Cao Câu Ly, nam có [[Lâm Ấp]] (Champa). Đến cuối thời Văn Đế, Đột Quyết bị chia thành 2 miền, Đông Đột Quyết trên danh nghĩa thần phục nhà Tùy. Champa bị đánh bại, tuy chưa bị chinh phục nhưng không còn là mối đe dọa. Chỉ có Cao Câu Ly ngoài mặt thần phục nhưng mới thực sự là mối nguy hiểm và sau này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy.


== Cuối đời ==
== Cuối đời ==

Phiên bản lúc 03:46, ngày 6 tháng 8 năm 2016

Tùy Văn Đế
隋文帝
Hoàng đế Trung Hoa
Tùy Văn Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ đời nhà Đường
Hoàng đế nhà Tùy
Trị vì581604
Tiền nhiệmThành lập nhà Tùy
Kế nhiệmTùy Dạng Đế
Thông tin chung
Sinh541
Mất604
Trung Quốc
An tángThái lăng
Tên thật
Dương Kiên (楊堅/杨坚)
Niên hiệu
Khai Hoàng (581-600)
Nhân Thọ (601-604)
Thụy hiệu
Văn hoàng đế
Miếu hiệu
Cao Tổ
Triều đạiNhà Tùy
Thân phụDương Trung
Thân mẫuLã Cổ Đào

Tùy Văn Đế (隋文帝; 541-604) tên thật là Dương Kiên (楊堅), tên thường gọi là Na La Diên (那羅延), Tây Ngụy Cung Đế ban cho họ Phổ Lục Như (普六茹), là Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 581 đến năm 604. Tiểu sử của ông được ghi tại Tùy thư quyển 1-2 "Cao Tổ bản kỷ"Bắc sử quyển 11 "Tùy bản kỷ, thượng". Tùy Văn Đế được các sử gia đánh giá là một hoàng đế tài giỏi, đã đem lại thái bình và thịnh vượng cho Trung Hoa sau hàng trăm năm chia cắt.

Thân thế

Ông tổ Dương Kiên là người Hoa Ẩm, Hoằng Nông (nay là huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây). Tổ thứ 5 là Dương Nguyên Thọ[1] thời Bắc Ngụy, là quan Tư mã trấn Vũ Xuyên[1], cùng với ông cố Vũ Văn Thái, người sáng lập ra nhà Bắc Chu, đều là quân nhân của trấn này.

Cha Dương Kiên là Dương Trung[1], tướng của Vũ Văn Thái, bộ thuộc Độc Cô Tín, vì có công lớn nên được phong làm một trong 12 đại tướng quân trong triều, được Tây Ngụy Cung Đế ban họ Phổ Lục Như Thị, sau khi Bắc Chu dựng nước, phong là Tùy quốc công, nhậm chức Trụ quốc Đại tướng quân, thụy là Hoàn Công. Mẹ ông người họ Lã, sinh ra ông đêm ngày Quý Sửu tháng 6 âm lịch năm Đại Thống thứ 7[1] thời Tây Ngụy Văn Đế (tức năm 541).

Thay Chu lập Tùy

Thời trẻ

Mới 16 tuổi, Dương Kiên đã giữ chức Phiêu kị Đại tướng quân, thêm Khai phủ[1]. Thời Bắc Chu Vũ Đế (Vũ Văn Ung), được nối tước Tùy quốc công[1] của cha. Trước sau dã nắm giữ các chức trọng yếu: Thượng trụ quốc, Đại tư mã, Đại hậu thừa, Đại tiền nghi...

Vươn lên nắm quyền

Tình hình chính sự nhà Bắc Chu bỗng nhiên có biến động, thay đổi rất nhanh khiến Dương Kiên có cơ hội nắm quyền bính. Nhân Chu Vũ Đế không may đột ngột lâm bệnh mất khi đang sung sức (578), Chu Tuyên Đế lên thay lại sa vào hưởng lạc, Dương Kiên bắt đầu nắm lấy quyền điều hành triều đình. Tuyên Đế truỵ lạc và lười nhác, mới 20 tuổi đã nhường ngôi cho con lên làm Thái thượng hoàng, phó mặc việc triều đình cho Dương Kiên để hưởng thụ. Bắc Chu Tĩnh Đế 6 tuổi lên ngôi, Dương Kiên vì là ông ngoại nên được nắm quyền phụ chính, đôn đốc tất cả chính sự trong triều đình. Không bao lâu, thượng hoàng chết yểu khi mới 21 tuổi (581), Dương Kiên nắm toàn quyền, giả mạo nghi thức làm Tả Đại thừa tướng, tước Tùy Vương các quan lại đều vâng theo.

Để mua chuộc lòng người, củng cố và phát triển địa vị bản thân, Dương Kiên đã cải cách các luật lệ quá hà khắc của thời Bắc Chu Tuyên Đế, pháp lệnh rõ ràng, rất tiết kiệm, nên rất được lòng các quan trong triều và nhân dân. Đồng thời cũng tiêu diệt các lực lượng đối kháng như Uất Trì Huýnh, diệt các chư hầu hoàng tộc Bắc Chu. Cuối cùng vào tháng 2 năm 581 chính thức diễn ra màn kịch nhường ngôi, buộc Tĩnh Đế họ Vũ Văn thoái vị, Dương Kiên lên ngôi lập ra nhà Tùy, đặt niên hiệu là Khai Hoàng.

Hoàng đế Đại Tùy

Thống nhất Trung Hoa

Năm Khai Hoàng thứ 7 (587), Văn Đế tiêu diệt Hậu Lương ở phía nam.

Năm Khai Hoàng thứ 8 (588), vua phong cho con trai thứ là Tấn vương Dương Quảng làm Thống soái, đem theo 50 vạn đại quân tiến xuống phía nam, chỉ trong thời gian 4 tháng (đầu năm 589) đã tiêu diệt nhà Nam Trần thối nát, bắt Trần Hậu Chủ Trần Thúc Bảo, lại một lần nữa thực hiện được việc thống nhất toàn cõi đất nước chia cắt kể từ năm 304 (thời Ngũ Hồ Thập lục quốc).

Sau khi sáng lập nhà Tùy, Dương Kiên áp dụng một loạt biện pháp tăng cường quyền hạn phong kiến trung ương.

Quân sự

Trên cơ sở chế độ phủ binh của Bắc Chu, Tùy Văn Đế cho thiết lập 12 phủ, thống lĩnh toàn bộ quân đội Cấm vệ trong ngoài. Tướng của 12 phủ do Hoàng đế trực tiếp chỉ huy, tăng cường sự khống chế của hoàng đế đối với quân đội. Đồng thời ra lệnh cấm dân chúng lưu trữ và chế tạo vũ khí, loại bỏ khả năng các hào tộc địa phương cát cứ. Đồng thời với việc quy định các quân nhân phải có quân tịch, và cùng nhập hộ tịch với gia quyến vào các châu, huyện, quân nhân cũng như thường dân được chia đất để cày cấy nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính quốc gia, mở rộng thêm nguồn quân lực.

Hành chính

Tổng kết những kinh nghiệm thống trị từ thời Tần-Hán trở lại, Tùy Văn Đế bãi bỏ cơ cấu Tam Công Cửu Khanh từ thời Hán, sáng lập ra cơ cấu trung ương gồm tam tỉnh, lục bộ (tỉnh ở đây là tên cơ quan trung ương của triều đình, không phải là tỉnh - một đơn vị hành chính). Trưởng quan tam tỉnh là Thượng thư, Môn hạ, Nội sử. Ở dưới có lục bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công; phân chia quản lý từng mặt các công việc, đảm bảo chắc chắn quyền lực thống trị của hoàng đế, đề phòng một cách hữu hiệu việc phân chia cát cứ của thân nhân dòng họ của các đại thần và các thế lực địa phương. Đối với cơ quan hành chính địa phương, ông mạnh dạn cho đơn giản hóa từ ba cấp châu, quận, huyện sửa lại còn hai cấp châu, huyện. Dưới huyện có ba tổ chức cơ sở là bảo, lư, tộc, tăng cường sự khống chế đối với dân chúng. Ông cũng bãi bỏ chế độ từ đời Hán để lại là các quan châu, huyện tự ý mở thêm ban phòng giúp việc, tăng cường sự khống chế của trung ương tới các địa phương.

Về mặt tuyển cử, Tùy Văn Đế ngừng toàn bộ chế độ cửu phẩm trung chính từ thời Tào Ngụy do Trần Quần đề xướng (là chế độ tuyển chọn quan lại nhằm giữ đặc quyền của các thế tộc, chia những người tài giỏi ra làm 9 bậc, chủ yếu dựa vào gia thế); nhiều lần ban lệnh trưng cầu nhân tài, cuối cùng do Dạng Đế đã thiết lập khoa tiến sĩ, chính thức hình thành chế độ khoa cử Nho giáo. Tuy nhà Tùy có những đóng góp tích cực cho mặt nhân sự nhưng nhìn chung chính trị hai thời Tùy - Đường vẫn là nền thống trị của giai cấp sĩ tộc, chỉ đến khi nhà Đường diệt vong hơn 300 năm sau thì giai cấp sĩ tộc mới chính thức rời khỏi vũ đài lịch sử và nhường chỗ cho giai cấp địa chủ thứ tộc.

Pháp chế

Tùy Văn Đế đã cho nới lỏng hình pháp, cắt giảm một số điều luật tàn bạo của Bắc Chu, ban hành Luật Khai Hoàng, ngoài 81 điều về tội tử hình, 154 điều về tội lưu (là hình phạt đày phạm nhân đi xa khỏi nơi cư trú, có phân biệt xa gần và thời hạn lưu đày), 500 điều về tội phạt tù, còn chia ra các chương Danh lệ, Vệ cấm, Chức chế, Hộ hôn, Kho bãi, Xây dựng, Trộm cướp, Tranh chấp, Giả mạo, Tạp luật, Truy nã, Vượt ngục... có ảnh hưởng rất lớn đến luật lệ phong kiến đời sau.

Về mặt tác phong chính trị, ông rất siêng năng chính sự, nghiêm khắc trong việc quản lý quan lại. "mỗi buổi sáng đều thiết triều nghe ý kiến của các quan tận xế không mệt, việc ăn mặc, nơi ăn ở đều sử dụng thật tiết kiệm..." Ông còn thường xuyên cử người đi tuần tra khắp nơi, cách chức những quan lại tham nhũng không làm tròn chức phận. Vua từng cho người đi tuần tra 52 châu ở Hà Bắc, cách chức hơn 200 tham quan, sau đó lại cắt giảm khoảng 3/10 số quan địa phương.

Văn hóa

Tùy Văn Đế ra lệnh đặt ra lễ nhạc mới, yêu cầu các công thần "giảm bớt việc hội hè văn nghệ, con cái trong nhà mỗi người phải học một môn." Ông cho người đi khắp nơi sưu tầm sách và quy định "gặp một cuốn sách, thưởng một xấp lụa, chép lại xong xuôi trả lại bản gốc cho chủ sách." (Tùy thư, Kinh tịch chí-quyển 1). Cho đến cuối đời thống trị, tàng thư Quốc gia có đến 37 vạn quyển sách, cực thịnh một thời.

Văn Đế tôn sùng đạo Phật. Dưới thời ông, Phật giáo bị Chu Vũ Đế diệt trừ lại thịnh vượng trở lại. Vua cho những hòa thượng trước kia được quay lại tu hành, còn thu thập tiền theo đầu người trên cả nước để xây chùa chiền và trùng tu tượng Phật. Văn Đế cho phép các chùa được miễn thuế và cả các sản nghiệp ruộng đất khác dưới danh nghĩa của chùa. Sự phát triển của Phật giáo thời Tùy có liên quan mật thiết đến nỗ lực đề xướng của Văn Đế.

Phát triển kinh tế

Tùy Văn Đế đã giảm nhẹ thuế khóa lao dịch, đưa tuổi thành đinh từ 18 lên 21 tuổi, thời gian phục dịch của đinh nam thì mỗi năm một tháng sửa thành 20 ngày, nộp thuế từ một xấp lụa xuống còn nửa xấp. 50 tuổi trở lên được miễn chế độ lao công phục dịch. Ông ban bố lệnh quân điền, chia cho nam thanh niên, nam trung niên 80 mẫu lộ điền (ruộng đất không có nhà cửa, cây cối trên đó), 20 mẫu ruộng đất trồng trọt lâu dài. Phụ nữ được 40 mẫu lộ điền. Các quan chức theo phẩm cấp quan lại dựa theo cấp bậc được cấp 1-5 khoảnh (khoảnh = 100 mẫu) ruộng chức phận, phủ quan cấp ruộng công giải là ruộng cấp cho cơ quan nhà nước.

Văn Đế cho kiểm tra hộ tịch nghiêm ngặt, đồng thời cũng tiến hành cải cách chế độ hộ tịch, ra lệnh sửa lại hộ tịch, cứ 5 năm nhà là 1 bảo, 5 bảo là 1 lư, 4 lư là 1 tộc. Đầu năm Khai Hoàng cả nước có hơn 360 vạn hộ, diệt Trần xong tăng thêm 50 vạn hộ, sau đó tăng đến con số 870 vạn hộ. Nhờ dân số tăng nhanh nên nguồn thu nhập của nhà nước cũng tăng đáng kể.

Tùy Văn Đế cũng rất coi trọng công tác thủy lợi. Năm Khai Hoàng thứ 2 (591), đào kênh đưa nước từ sông Đỗ Dương về bình nguyên Tam Lộc. Năm thứ 4 lại dẫn nước sông Vị đi qua thành Đại Hùng (Trường An) đi về phía đông đến Đồng Quan, đổ ra tận sông Hoàng Hà. Năm sau đó, đổi tên công trình thủy lợi đã được khai thông là Bào Pha thành Đỗ Pha, Bá Thủy thành Tư Thủy. Những công trình này đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển sản xuất và sự phồn vinh của kinh tế.

Sử sách đã ghi lại rằng, thời kỳ Khai Hoàng "dân giàu nước mạnh, lúa gạo đầy kho", nhà nước đã cho xây dựng rất nhiều kho lương thực tại Lạc Dương và một số nơi khác như kho Hàm Gia, kho Lạc Khẩu, kho Vĩnh Phong, kho Thái Nguyên... mỗi kho chứa lương thực từ mấy triệu thạch đến mấy chục triệu thạch. Xã hội giàu có phát triển, được gọi là Khai Hoàng thịnh thế. Dương Kiên còn cho đúc tiền ngũ thù, nặng đúng 5 thù (thời xưa 1 lạng = 24 thù) để thống nhất tiền tệ. Đồng thời lại chế tạo đấu đong bằng đồng, ban bố toàn quốc thống nhất tiêu chuẩn đo lường.

Văn Đế chủ trương tiết kiệm, lệnh cho các tần phi trong cung không được ăn mặc xa hoa, bình thường mặc áo vải, không dùng đồ trang sức bằng vàng mà chỉ dùng đồ trang sức bằng đồng, sắt và sừng. Chủ trương tiết kiệm này vừa giảm bớt gánh nặng cho dân, vừa có lợi cho vua khi tiến hành cải cách.

Đối ngoại

Thời Nam Bắc triều, quân Đột Quyết hay quấy nhiễu biên giới Bắc Chu và Bắc Tề. Sau khi thành lập nhà Tùy, năm Khai Hoàng thứ 3 (583), Văn Đế cho quân đi đánh Đột Quyết, vận dụng chiến lược li gián và phân hóa để tách Đột Quyết thành 2 miền đông tây, hai bên giao chiến không ngừng, còn nhà Tùy thì tiêu trừ được một mối lo.

Năm Khai Hoàng thứ 18 (598), Cao Câu Ly tấn công một dải Liêu Đông ở đông bắc nhà Tùy. Văn Đế cho con thứ 5 là Hán vương Dương Lượng đem quân đi đánh theo 2 đường thủy bộ nhưng bị Cao Câu Ly đánh cho tan tác. Thủy quân trên biển thì vướng bão nên tổn thất nặng nề. Văn Đế sau đó buộc phải hủy bỏ chiến dịch còn Cao Câu Ly thì ngưng việc tấn công nhà Tùy.

Đầu thời Khai Hoàng, nhà Tùy ở phía bắc có Đột Quyết, tây có Thổ Phồn, đông có Cao Câu Ly, nam có Lâm Ấp (Champa). Đến cuối thời Văn Đế, Đột Quyết bị chia thành 2 miền, Đông Đột Quyết trên danh nghĩa thần phục nhà Tùy. Champa bị đánh bại, tuy chưa bị chinh phục nhưng không còn là mối đe dọa. Chỉ có Cao Câu Ly ngoài mặt thần phục nhưng mới thực sự là mối nguy hiểm và sau này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy.

Cuối đời

Tùy Văn Đế ở ngôi 24 năm, có hai niên hiệu là Khai Hoàng (20 năm), Nhân Thọ (4 năm). Năm Nhân Thọ ông đã 61 tuổi, tuổi già ông lại bộc lộ nét xấu. Năm Nhân Thọ thứ nhất (601), ông nghe lời của Dương Tố, hạ lệnh bãi bỏ Thái học và châu huyện học chỉ để lại một trường Quốc tử học, giữ lại 72 học sinh trường Quốc tử, làm cho nền giáo dục của toàn quốc bị suy giảm. Ông cũng rất tín ngưỡng đạo Phật, đạo Lão, ra lệnh bất cứ ai ăn cắp tượng Phật hay tượng Nguyên thủy Thiên tôn đều bị xem như là tội đại nghịch.

Năm Khai Hoàng thứ 13 (593), Văn Đế cho xây cung Nhân Thọ, để Dương Tố giám sát. Để kịp tiến độ công việc, vua huy động mấy vạn nhân công làm việc ngày đêm, nhiều người bỏ mạng. Dương Tố cho đào hố chôn luôn dưới nền cung điện, lấy đá phẳng lát lại.

Những năm cuối đời, tính tình Văn Đế thay đổi thất thường, giết người một cách tùy ý. Có lần đến kho vũ khí tuần tra, thấy trong kho hơi dơ bẩn, ông ra lệnh bắt trưởng kho, hạ lệnh tử hình. Thái độ nghi kỵ và hình phạt nghiêm khắc khiến Văn Đế mất đi nhiều quan lại làm trợ thủ, sự sùng tín với đạo Phật thu hút kẻ tiểu nhân, còn việc xây dựng các công trình lớn mở đầu cho lối sống xa xỉ. Nền thịnh trị Khai Hoàng đến đây thì chấm dứt, nguy cơ tiềm ẩn của triều Tùy cũng bắt đầu hiện ra.

Thêm vào đó, bị Dương Quảng nịnh bợ, phế Thái tử Dương Dũng, lập Quảng thế ngôi. Cho nên tháng 7 âm lịch năm Nhân Thọ thứ 4 (604), trong lúc đang bị bệnh đã bị chính Dương Quảng ám hại chết, thọ 64 tuổi, miếu hiệuCao Tổ, thụy hiệu Văn Hoàng đế. Cuối cùng Quảng kế ngôi vua, hay Tùy Dạng Đế, người đã đánh mất giang sơn nhà Tùy. Về nguyên nhân cái chết, tài liệu hiện nay không ghi chép rõ ràng, nhưng đời sau thường cho rằng Văn Đế bị Dương Quảng ám hại.

Công lao

Thống nhất Quốc gia

Tùy Văn Đế đã kết thúc cục diện đất nước bị chia cắt náo loạn hơn 380 năm của Trung Quốc, kể từ cuối thời Đông Hán, thực hiện đại thống nhất lần thứ tư. Trước ông, Tần Thủy Hoàng kết thúc cục diện chiến tranh cát cứ thời Xuân Thu Chiến Quốc, thực hiện đại thống nhất lần thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc, Lưu Bang chấm dứt chiến tranh sau sự đổ vỡ của nhà Tần và Tấn Vũ Đế kết thúc thời Tam Quốc, tạo tiền đề đem lại sự phát triển mạnh mẽ và sự phồn vinh về văn hóa - kinh tế.

Trong thời Tây Tấn có sự thống nhất ngắn, nhưng vì mâu thuẫn dân tộc và nội bộ giai cấp thống trị mà lại nhanh chóng bị phân chia, hình thành 16 nước Ngũ Hồ đối lập với Đông Tấn (304 - 420) và ngăn cách Nam Bắc triều (420 - 589). Việc thống nhất đất nước của nhà Tùy, tuy là nguyện vọng của nhân dân, là tất yếu của lịch sử, nhưng cũng không thể vì thế mà xem nhỏ vai trò của ông đối với lịch sử. Cần phải thấy rằng không một người bình thường nào ở vị trí của ông đều có thể thực hiện được mục tiêu thống nhất.

Cải cách hành chính

Tùy Văn Đế đã mạnh dạn cải cách cơ cấu hành chính, sáng tạo ra một quy cách phù hợp với yêu cầu của thời thế, có lợi cho việc tăng cường chế độ chính trị tập quyền trung ương phong kiến. Nhà Tùy tàn nhưng chế độ không tàn, có ảnh hưởng sâu sắc đến hình thức chính quyền phong kiến ở những đời sau. Chế độ tam tỉnh lục bộ và cơ cấu tinh giản do Tùy Văn Đế sáng lập, cải cách thải bỏ quan tham, mạnh dạn thực thi, có cái bỏ đi, có cái được cây mới, đã được nhà Đường sau đó tuân theo áp dụng.

Tùy Văn Đế đã bãi bỏ chế độ Cửu phẩm Trung chính, áp dụng chế độ đề cử và khoa cử cùng kết hợp trong việc tuyển chọn quan lại, đã đặt cơ sở cho chế độ khoa cử được áp dụng trong suốt hơn một ngàn năm sau này. Ông đã mạnh dạn thu hút những nhân tài địa chủ thứ tộc vào cơ cấu chính quyền, tăng thêm sức mạnh quyền lực của Triều đình, kết thúc thời kì địa chủ cường hào lũng đoạn chính quyền đã tồn tại hàng trăm năm. Ông lấy bản thân mình làm gương, nghiêm túc quản lý quan lại, nên rất được lòng dân, làm cho chính quyền nhà Tùy thực sự lớn mạnh.

Phát triển kinh tế - xã hội

Tùy Văn Đế đã áp dụng hàng loạt những biện pháp hữu hiệu, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển với tốc độ cao. Văn đế thực hành chế độ quân điền, đã nâng cao tinh thần tích cực sản xuất của nông dân. Ông thực hành giảm bớt bóc lột và kiểm tra hộ khẩu, càng có tác dụng to lớn đối với việc phát triển kinh tế và tăn cường quốc lực. Năm Trinh Quán thứ 11 nhà Đường (637), Mã Chu nói với Đường Thái Tông:

Nhà Tùy làm để dành ở Lạc Khẩu, Lý Mật đã nhân đó mà dùng; những kho tàng ở Tây Kinh đều được Nhà nước sử dụng, đến nay chưa hết.

Tùy Văn Đế đã chết 33 năm rồi, nhà Tùy diệt vong thì cũng đã 20 năm, thế mà lương thực, vải sợi cất giữ từ thời ấy vẫn chưa dùng hết, có thể thấy vào thời Khai Hoàng xã hội no đủ như thế nào!

Mở mang văn hóa tư tưởng

Tùy Văn Đế đã mở mang tư tưởng, văn hóa và chính sách dân tộc, đã thúc đẩy sự phồn vinh về tư tưởng, văn hóa và hòa hợp dân tộc. Sự thống nhất của nhà Tùy đã kết thúc những nguyên nhân chính trị gây trở ngại cho sự phát triển của tư tưởng và văn hóa trong một thời gian dài. Tư tưởng thống trị của Văn Đế là tổng hợp, ông đã kế thừa những phương sách thống trị kiêm dụng cả Nho giaPháp gia sau thời Hán đồng thời đưa thêm nhiều nhân tố của Phật gia, Đạo gia, điều đó làm cho chính sách văn hóa của ông rất đa dạng, rất ít nghiêng về một phái nào.

Dưới sự cai trị của ông, học giả của các phái đua nhau tiếp nhận học trò để giảng dạy, viết nhiều sách, nghiên cứu học vấn, không khí học thuật rất sôi động và đã cho ra đời nhiều tác phẩm học thuật có ảnh hưởng sâu xa như Thiết vận, Kinh điển thích văn. Ông xuất phát từ nguyên tắc đại nhất thống, áp dụng chính sách đồng thời sử dụng văn trị võ công, cổ vũ hòa hợp dân tộc, tranh thủ sự quy phục của các chư hầu, ổn định các vùng biên cương của Vương triều Tùy, có ảnh hưởng nhất định đến chính sách dân tộc của triều Đường sau này.

Gia đình

  • Cha: Dương Trung (杨忠; 507-568) sau được truy tôn Tùy Thái Tổ
  • Mẹ: Lã Cổ Đào (吕苦桃), vợ lẽ Dương Trung
  • Thê thiếp
  • Con trai:
    • Dương Dũng (chữ Hán: 杨勇; ?-604) Thái tử đầu tiên của nhà Tùy được phong từ năm 581-604 thì bị Dương Quảng gièm pha, hại chết.
    • Dương Quảng (楊廣; 569-11/3/617), hoàng đế thứ 2 nhà Tùy, Tùy Dạng Đế.
    • Tần Hiếu vương Dương Tuấn (楊俊, 571–600), thụ phong năm 581
    • Dương Tú (楊秀, 573–618), phong tước Việt vương năm 581, cải phong Thục vương năm 581, bị giáng làm thứ dân năm 602, bị Vũ Văn Hóa Cập giết
    • Dương Lượng (楊諒, 575–605), phong tước Hán vương năm 581, bị giáng làm thứ dân năm 604
  • Con gái
    • Trưởng nữ Dương Lệ Hoa (楊麗華, 561–609), là hoàng hậu của Bắc Chu Tuyên Đế, sau là Lạc Bình công chúa
    • Ngũ nữ Dương A Ngũ (楊阿五, 573–604), Lan Lăng công chúa, thoạt đầu hạ giá Vương Phụng Hiếu (王奉孝), sau cải giá Liễu Thuật (柳述)
    • Tương Quốc công chúa, hạ giá Lý Trường Nhã (李長雅)
    • Quảng Bình công chúa, hạ giá Vũ Văn Tĩnh Lễ (宇文靜禮)

Xem thêm

Ghi chú

Tùy Văn Đế
Sinh:  , năm 541 Mất:  , năm 604
Tước hiệu
Chức vụ mới
Thành lập triều đại
Hoàng đế nhà Tùy
581 - 604
Kế nhiệm
Tùy Dạng Đế
Tiền nhiệm
Bắc Chu Tĩnh Đế của Bắc Chu
Hoàng đế Trung Hoa (Bắc/Tây)
581 - 604
Tiền nhiệm
Lương Hiếu Tĩnh Đế của Tây Lương
Hoàng đế Trung Hoa (Khu vực Giang Lăng)
587 - 604
Tiền nhiệm
Trần Hậu Chủ của nhà Trần
Hoàng đế Trung Hoa (Đông nam)
589 - 604
Tiền nhiệm
Hậu Lý Nam Đế của nhà Tiền Lý
Hoàng đế Việt Nam
602 - 604