Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhạc trẻ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.2.126.94 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Nucnick (thảo luận | đóng góp)
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 19: Dòng 19:
Sau [[1975]] khi Việt Nam thống nhất, dưới tác động của xã hội và công chúng, thì cái tên "nhạc trẻ" không còn được sử dụng nữa. Những nhạc sĩ nhạc trẻ như [[Nguyễn Trung Cang]], [[Lê Hựu Hà]], [[Quốc Dũng]]... và những nhạc sĩ khác như [[Nguyễn Ngọc Thiện]], [[Từ Huy]], [[Nguyễn Văn Hiên]], [[Vy Nhật Tảo]]... với những sáng tác trẻ trung đã gia nhập [[phong trào Ca khúc chính trị]] và nhạc trẻ cũng phát triển dưới tên gọi "Ca khúc chính trị". Thời gian này nhạc trẻ bị cấm, Nhà nước cho nó là sản phẩm văn hóa thực dân mới, hướng người nghe đến cuộc sống hưởng thụ cá nhân không có lợi cho xây dựng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên xét về giai điệu vẫn có một số ca khúc có tính trẻ trung sôi nổi. Đến những năm [[1985]]-[[1986]], thì "nhạc trẻ" lại dần thay thế bằng khái niệm "nhạc nhẹ". Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các báo chí, phương tiện đại chúng và cả trong các cuộc thi, liên hoan... và xuất hiện những danh từ như ca sĩ nhạc nhẹ, phong cách nhạc nhẹ, ban nhạc nhẹ. Danh từ "nhạc nhẹ", xuất hiện sau năm 1975, được dùng thay cho "nhạc hoà tấu" (ở tiếng Anh, ''light music'' được dùng để chỉ ''light orchestral music'' tức là hoà tấu nhẹ). Sau này nó dành để thay thế cho nhạc [[pop]]/[[rock]], nhạc phổ thông dành cho đa số công chúng và cũng dần đồng hoá với nhạc trẻ.
Sau [[1975]] khi Việt Nam thống nhất, dưới tác động của xã hội và công chúng, thì cái tên "nhạc trẻ" không còn được sử dụng nữa. Những nhạc sĩ nhạc trẻ như [[Nguyễn Trung Cang]], [[Lê Hựu Hà]], [[Quốc Dũng]]... và những nhạc sĩ khác như [[Nguyễn Ngọc Thiện]], [[Từ Huy]], [[Nguyễn Văn Hiên]], [[Vy Nhật Tảo]]... với những sáng tác trẻ trung đã gia nhập [[phong trào Ca khúc chính trị]] và nhạc trẻ cũng phát triển dưới tên gọi "Ca khúc chính trị". Thời gian này nhạc trẻ bị cấm, Nhà nước cho nó là sản phẩm văn hóa thực dân mới, hướng người nghe đến cuộc sống hưởng thụ cá nhân không có lợi cho xây dựng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên xét về giai điệu vẫn có một số ca khúc có tính trẻ trung sôi nổi. Đến những năm [[1985]]-[[1986]], thì "nhạc trẻ" lại dần thay thế bằng khái niệm "nhạc nhẹ". Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các báo chí, phương tiện đại chúng và cả trong các cuộc thi, liên hoan... và xuất hiện những danh từ như ca sĩ nhạc nhẹ, phong cách nhạc nhẹ, ban nhạc nhẹ. Danh từ "nhạc nhẹ", xuất hiện sau năm 1975, được dùng thay cho "nhạc hoà tấu" (ở tiếng Anh, ''light music'' được dùng để chỉ ''light orchestral music'' tức là hoà tấu nhẹ). Sau này nó dành để thay thế cho nhạc [[pop]]/[[rock]], nhạc phổ thông dành cho đa số công chúng và cũng dần đồng hoá với nhạc trẻ.


Sau [[thập niên 2000]], xuất hiện những khái niệm mới như [[nhạc đương đại|âm nhạc đương đại]], [[nhạc thị trường]], [[dân gian đương đại]]... Lúc này, nhạc trẻ (nhạc nhẹ) đã trở thành một khái niệm lớn, dành để chỉ âm nhạc quần chúng và là một trong 3 mảng lớn của [[thanh nhạc]] Việt Nam hiện nay (ca khúc thính phòng, nhạc mang âm hưởng dân gian, nhạc nhẹ). Âm nhạc hội nhập nhiều hơn với thế giới, ngoài Pop Ballad, Rock mang tính đại chúng, có cả nhạc Jazz/Blues,...Đôi khi nhạc trẻ dùng để phân biệt với nhạc nhẹ với giai điệu ít sôi động hơn (còn gọi nhạc xanh) xuất hiện từ các thập niên trước.
Sau thập niên 2000, xuất hiện những khái niệm mới như [[nhạc đương đại|âm nhạc đương đại]], [[nhạc thị trường]], [[dân gian đương đại]]... Lúc này, nhạc trẻ (nhạc nhẹ) đã trở thành một khái niệm lớn, dành để chỉ âm nhạc quần chúng và là một trong 3 mảng lớn của [[thanh nhạc]] Việt Nam hiện nay (ca khúc thính phòng, nhạc mang âm hưởng dân gian, nhạc nhẹ). Âm nhạc hội nhập nhiều hơn với thế giới, ngoài Pop Ballad, Rock mang tính đại chúng, có cả nhạc Jazz/Blues,...Đôi khi nhạc trẻ dùng để phân biệt với nhạc nhẹ với giai điệu ít sôi động hơn (còn gọi nhạc xanh) xuất hiện từ các thập niên trước.


== Trước năm 1975 ==
== Trước năm 1975 ==

Phiên bản lúc 13:12, ngày 24 tháng 11 năm 2018

Nhạc trẻ (đôi khi còn được gọi là nhạc xanh) là hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam vào đầu thập niên 1960, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của châu ÂuMỹ. Các bài hát nhạc trẻ thời đó thường là giai điệu đơn giản, dễ nhớ, điệu Chachacha, Disco, Twist, thậm chí Fox, Tango (các nhạc sĩ nhạc nhẹ trong nước thập niên 1980 cũng hay sử dụng các điệu này), rất ít rock và pop ballad, khác với nhạc trẻ hiện đại ảnh hưởng nhiều của Pop và Rock

Khái niệm và ý nghĩa

Khái niệm "nhạc trẻ" xuất hiện đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết Tuổi Choai Choai của nhà báo Trường Kỳ và trở nên thông dụng sau cuốn phim Thế giới Nhạc Trẻ sản xuất bởi Jo Marcel, tuy nhiên chính tác giả cũng không giải thích rõ ý nghĩa rõ ràng khái niệm này. Danh từ "nhạc trẻ" có thể hiểu theo 3 cách:

  • Thứ âm nhạc non trẻ, mới ra đời (tác giả Nguyễn Thuỷ trên tạp chí Âm nhạc và Thời đại).
  • Thứ âm nhạc do những người trẻ tự sáng tác và biểu diễn (ý kiến Nhạc sĩ Thế Bảo).
  • Thứ âm nhạc dành cho giới trẻ, mang phong cách pop/rock trẻ trung, sôi nổi.

Cả ba ý nghĩa này đều có thể áp dụng cho nhạc trẻ tuy nhiên lại không được chính xác. Trước khi nhạc trẻ ra đời thì đã có tên gọi dành cho thể loại âm nhạc mới du nhập từ phương Tây như twist hay rock'n roll với phong cách giật gân, sôi động là "nhạc kích động". Theo nhà báo Trường Kỳ, ông đưa ra khái niệm này để dành cho tất cả thứ âm nhạc "trẻ" cả về âm nhạc lẫn công chúng và nghệ sĩ biểu diễn, sáng tác, thứ âm nhạc trẻ trung, tươi mới, tự do.[1] Thực tế, nhạc trẻ bao gồm âm nhạc từ loại pop/rock nhẹ nhàng của BreadThe Carpenters, cho đến những bài hát yéyé của Pháp,[2] và rock nặng (heavy rock) của Mĩ.[3] Nhạc trẻ cũng để phân biệt với nhạc tiền chiến, nhạc tình, nhạc sến...

Năm 1971, đêm đại hội nhạc trẻ lớn chính thức được diễn ra tại sân vận động Hoa Lư, với gần 20 ban nhạc quốc tế của Mỹ, Phillippines và Việt Nam, với sự chủ tọa của bà đệ nhất phu nhân Nguyễn Văn Thiệu và sự hợp tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Một năm sau, một đại nhạc hội nhạc trẻ khác được tổ chức tại Thảo Cầm Viên với sự ủng hộ của rất đông khán giả.

Năm 1973 là năm nở rộ của phong trào nhạc trẻ. Bắt đầu bằng việc xuất hiện những ca khúc nhạc ngoại lời Việt của Phạm Duy cùng các nhạc sĩ Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hồng. Tiếp theo đó là sự ra đời của những ca khúc nhạc trẻ tiếng Việt của Tùng Giang, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Phạm Duy, Ngọc Chánh. Cũng trong năm này, Phạm Duy, Ngọc Chánh và Thanh Lan đi dự Đại hội âm nhạc quốc tế tại Tokyo, tại đây bản nhạc trẻ Tuổi biết buồn của Phạm Duy được lọt vào chung kết.

Thuộc thế hệ nhạc sĩ đi trước từ rất lâu, nhưng Phạm Duy vẫn được coi là người đứng đầu của phong trào nhạc trẻ[4] với sự ủng hộ, nâng đỡ cũng như những đóng góp lớn, đáng kể như việc ông tham gia Việt hóa những ca khúc trẻ ngoại quốc, trong đó số lượng những ca khúc nhạc ngoại lời Việt của Phạm Duy được cho là nhiều và thành công nhất thời này[4].

Sau 1975 khi Việt Nam thống nhất, dưới tác động của xã hội và công chúng, thì cái tên "nhạc trẻ" không còn được sử dụng nữa. Những nhạc sĩ nhạc trẻ như Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng... và những nhạc sĩ khác như Nguyễn Ngọc Thiện, Từ Huy, Nguyễn Văn Hiên, Vy Nhật Tảo... với những sáng tác trẻ trung đã gia nhập phong trào Ca khúc chính trị và nhạc trẻ cũng phát triển dưới tên gọi "Ca khúc chính trị". Thời gian này nhạc trẻ bị cấm, Nhà nước cho nó là sản phẩm văn hóa thực dân mới, hướng người nghe đến cuộc sống hưởng thụ cá nhân không có lợi cho xây dựng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên xét về giai điệu vẫn có một số ca khúc có tính trẻ trung sôi nổi. Đến những năm 1985-1986, thì "nhạc trẻ" lại dần thay thế bằng khái niệm "nhạc nhẹ". Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các báo chí, phương tiện đại chúng và cả trong các cuộc thi, liên hoan... và xuất hiện những danh từ như ca sĩ nhạc nhẹ, phong cách nhạc nhẹ, ban nhạc nhẹ. Danh từ "nhạc nhẹ", xuất hiện sau năm 1975, được dùng thay cho "nhạc hoà tấu" (ở tiếng Anh, light music được dùng để chỉ light orchestral music tức là hoà tấu nhẹ). Sau này nó dành để thay thế cho nhạc pop/rock, nhạc phổ thông dành cho đa số công chúng và cũng dần đồng hoá với nhạc trẻ.

Sau thập niên 2000, xuất hiện những khái niệm mới như âm nhạc đương đại, nhạc thị trường, dân gian đương đại... Lúc này, nhạc trẻ (nhạc nhẹ) đã trở thành một khái niệm lớn, dành để chỉ âm nhạc quần chúng và là một trong 3 mảng lớn của thanh nhạc Việt Nam hiện nay (ca khúc thính phòng, nhạc mang âm hưởng dân gian, nhạc nhẹ). Âm nhạc hội nhập nhiều hơn với thế giới, ngoài Pop Ballad, Rock mang tính đại chúng, có cả nhạc Jazz/Blues,...Đôi khi nhạc trẻ dùng để phân biệt với nhạc nhẹ với giai điệu ít sôi động hơn (còn gọi nhạc xanh) xuất hiện từ các thập niên trước.

Trước năm 1975

Những nhạc sĩ tiên phong:

Sau 1975

Thập niên 1990

Thập niên 1990, sau thời kỳ đổi mới, sự quản lý âm nhạc cũng được nới lỏng hơn, cùng với chương trình Làn sóng xanh, nhạc trữ tình và nhạc trẻ lại phổ biến tại Việt Nam tại Làn sóng xanh.

Các nhạc sĩ đại diện:

Một số nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai:

Thế kỷ 21

Cùng với sự lớn mạnh của những người nghe nhạc tuổi thiếu niên, nhạc trẻ ngày nay bao gồm nhiều thể loại mới, cho cả các cấp tuổi trẻ hơn và các ca khúc hài hước. Sự phổ cập Internet cũng xuất hiện một hình thức lưu truyền ca khúc và video qua mạng lưới Internet, qua các trang YouTube, Zing music, như các ca khúc: Bonjour Vietnam, Hòn đá cô đơn, Em của ngày hôm qua, Chắc ai đó sẽ về, Bống bống bang bang,...

Một số ca sĩ trẻ:

Một số nhạc sĩ trẻ:

Một số ca khúc

Chú thích

  1. ^ Tôi dùng tên "Nhạc trẻ" để thay thế cho tên gọi "Kích động nhạc" vào thời đó. "Kích động nhạc" dùng để chỉ loại nhạc "giật gân" vào đầu thập niên 60 như twist hay rock and roll được giới trẻ say mê. Nhưng thật sự giới trẻ đâu phải chỉ thích thú với loại nhạc "kích động" hay ồn ào như thế. Họ còn rất thích những loại nhạc khác nữa chứ! Miễn sao âm thanh, tiết tấu có phần trẻ trung và mới lạ. (Trường Kỳ 2005).
  2. ^ “Yéyé — Wikipédia”. Truy cập 14 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ How Does Hanoi Rock? The Way to Rock and Roll in Vietnam, tham luận tại Hội thảo của Society for Ethnomusicology (Hội Nhạc dân tộc học), Honolulu, Hawaii, Mĩ, ngày 16.11.2006.
  4. ^ a b 50 năm phong trào nhạc trẻ RFA

Liên kết ngoài