Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa ước Brest-Litovsk”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ) → ), . → ., , → , (5), có 4 người → có bốn người, → using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{unreferenced}}
{{unreferenced}}
[[Tập tin:Traktat brzeski 1918.jpg|nhỏ|phải|300px|2 trang đầu tiên của '''hòa ước Brest-Litovsk''']]
[[Tập tin:Traktat brzeski 1918.jpg|nhỏ|phải|300px|2 trang đầu tiên của '''hòa ước Brest-Litovsk''']]
'''Hòa ước Brest-Litovsk''' là một hiệp ước hòa bình được ký kết vào ngày 3 tháng 3 năm 1918 giữa chính quyền [[Bolshevik]] của Nga và các quốc gia phe Trung Tâm (bao gồm [[Đế chế Đức]], [[Áo-Hung]], [[Bulgaria]] và [[Đế quốc Ottoman]]), chính thức chấm dứt sự tham chiến của Nga trong [[Thế chiến I]]. Hiệp ước được ký kết tại Brest-Litovsk (thuộc [[Belarus]] ngày nay), một thành phố đang nằm dưới sự chiếm đóng của Đức vào thời điểm đó.
'''Hòa ước Brest-Litovsk''' là một hiệp ước hòa bình được ký kết vào ngày 3 tháng 3 năm 1918 giữa chính quyền [[nước Nga Xô Viết]] và các quốc gia phe Trung Tâm (bao gồm [[Đế chế Đức]], [[Áo-Hung]], [[Bulgaria]] và [[Đế quốc Ottoman]]), chính thức chấm dứt sự tham chiến của Nga trong [[Thế chiến I]]. Hiệp ước được ký kết tại Brest-Litovsk (thuộc [[Belarus]] ngày nay), một thành phố đang nằm dưới sự chiếm đóng của Đức vào thời điểm đó.


Theo các điều khoản của hòa ước này, Nga buộc phải nhường quyền bá chủ vùng [[Baltic]] cho Đức, các quốc gia vùng Baltic được dự định sẽ trở thành các nước chư hầu của [[Đế chế Đức]]; Cùng với đó, Nga cũng phải nhượng lại tỉnh Kars Oblast ở Nam [[Caucasus]] cho [[Đế quốc Ottoman]] và công nhận nền độc lập của [[Ukraine]]. Hòa ước đã lấy đi của Nga một phần lãnh thổ bao gồm 1/4 dân số của Đế quốc Nga cũ cùng với 9/10 mỏ than trong cả nước. Theo nhà sử học Spencer Tucker, "''Bộ Tổng tham mưu Đức đã đưa ra những điều khoản cực kỳ khắc nghiệt trong bản hòa ước đến nỗi nó đã gây sốc cho cả các nhà đàm phán của Đức''" <ref>{{cite book|author=Spencer C. Tucker|title=World War One|url=https://books.google.com/books?id=2YqjfHLyyj8C&pg=PA225|year=2005|publisher=ABC-CLIO|page=225}}</ref>. Sau này khi người Đức phàn nàn rằng các điều khoản của [[Hiệp ước Versailles]] mà các nước thắng trận áp đặt đối với nước Đức là quá khắc nghiệt, các cường quốc phe Hiệp ước đã trả lời rằng nó vẫn chưa khắc nghiệt bằng các điều khoản của hiệp ước Brest-Litovsk <ref>{{cite book|author=Zara S. Steiner|title=The Lights that Failed: European International History, 1919–1933|url=https://books.google.com/books?id=V00vGP4TobwC&pg=PA68|year=2005|publisher=Oxford U.P.|page=68}}</ref>.
Theo các điều khoản của hòa ước này, Nga buộc phải nhường quyền bá chủ vùng [[Baltic]] cho Đức, các quốc gia vùng Baltic được dự định sẽ trở thành các nước chư hầu của [[Đế chế Đức]]; Cùng với đó, Nga cũng phải nhượng lại tỉnh Kars Oblast ở Nam [[Caucasus]] cho [[Đế quốc Ottoman]] và công nhận nền độc lập của [[Ukraine]]. Hòa ước đã lấy đi của Nga một phần lãnh thổ bao gồm 1/4 dân số của Đế quốc Nga cũ cùng với 9/10 mỏ than trong cả nước. Theo nhà sử học Spencer Tucker, "''Bộ Tổng tham mưu Đức đã đưa ra những điều khoản cực kỳ khắc nghiệt trong bản hòa ước đến nỗi nó đã gây sốc cho cả các nhà đàm phán của Đức''" <ref>{{cite book|author=Spencer C. Tucker|title=World War One|url=https://books.google.com/books?id=2YqjfHLyyj8C&pg=PA225|year=2005|publisher=ABC-CLIO|page=225}}</ref>. Sau này khi người Đức phàn nàn rằng các điều khoản của [[Hiệp ước Versailles]] mà các nước thắng trận áp đặt đối với nước Đức là quá khắc nghiệt, các cường quốc phe Hiệp ước đã trả lời rằng nó vẫn chưa khắc nghiệt bằng các điều khoản của hiệp ước Brest-Litovsk <ref>{{cite book|author=Zara S. Steiner|title=The Lights that Failed: European International History, 1919–1933|url=https://books.google.com/books?id=V00vGP4TobwC&pg=PA68|year=2005|publisher=Oxford U.P.|page=68}}</ref>.

Phiên bản lúc 09:25, ngày 5 tháng 8 năm 2019

2 trang đầu tiên của hòa ước Brest-Litovsk

Hòa ước Brest-Litovsk là một hiệp ước hòa bình được ký kết vào ngày 3 tháng 3 năm 1918 giữa chính quyền nước Nga Xô Viết và các quốc gia phe Trung Tâm (bao gồm Đế chế Đức, Áo-Hung, BulgariaĐế quốc Ottoman), chính thức chấm dứt sự tham chiến của Nga trong Thế chiến I. Hiệp ước được ký kết tại Brest-Litovsk (thuộc Belarus ngày nay), một thành phố đang nằm dưới sự chiếm đóng của Đức vào thời điểm đó.

Theo các điều khoản của hòa ước này, Nga buộc phải nhường quyền bá chủ vùng Baltic cho Đức, các quốc gia vùng Baltic được dự định sẽ trở thành các nước chư hầu của Đế chế Đức; Cùng với đó, Nga cũng phải nhượng lại tỉnh Kars Oblast ở Nam Caucasus cho Đế quốc Ottoman và công nhận nền độc lập của Ukraine. Hòa ước đã lấy đi của Nga một phần lãnh thổ bao gồm 1/4 dân số của Đế quốc Nga cũ cùng với 9/10 mỏ than trong cả nước. Theo nhà sử học Spencer Tucker, "Bộ Tổng tham mưu Đức đã đưa ra những điều khoản cực kỳ khắc nghiệt trong bản hòa ước đến nỗi nó đã gây sốc cho cả các nhà đàm phán của Đức" [1]. Sau này khi người Đức phàn nàn rằng các điều khoản của Hiệp ước Versailles mà các nước thắng trận áp đặt đối với nước Đức là quá khắc nghiệt, các cường quốc phe Hiệp ước đã trả lời rằng nó vẫn chưa khắc nghiệt bằng các điều khoản của hiệp ước Brest-Litovsk [2].

Hòa ước đã gây ra một sự chia rẽ sâu sắc tại nước Nga, ngay cả trong nội bộ của đảng Bolshevik. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Nội chiến Nga (1917-1922) đẫm máu khiến hàng triệu dân Nga thiệt mạng trong những năm sau đó.

Hòa ước Brest Litovsk chính thức hết hiệu lực sau Hiệp định đình chiến ngày 11 tháng 11 năm 1918, khi Đức đầu hàng phe Hiệp ước và chấp nhận thất bại trong thế chiến I. Tuy vậy hậu quả của Hòa ước vẫn còn đó khi nước Nga đã mất đi sự kiểm soát đối với Phần Lan, Ba Lan và vùng Baltic. Đánh giá về bản Hòa ước Brest-Litovsk, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng những người Bolshevik đã phản bội lợi ích của dân tộc khi ký hòa ước rút khỏi cuộc chiến, khiến Nga chấp nhận thất bại và phải cắt một phần lãnh thổ cho Đức mặc dù chính Đức mới là nước đang đứng trước nguy cơ thua cuộc vào lúc đó [3].

Bối cảnh ký kết hòa ước

Đến năm 1917, quân Đức và quân Nga lâm vào thế bế tắc ở Mặt trận phía đông trong Thế chiến I và nền kinh tế Nga đã gần như sụp đổ do phải huy động tối đa nguồn lực cho cuộc chiến tranh. Sự bất mãn của người dân trước số lượng lớn thương vong của binh lính ngoài chiến trường và tình trạng thiếu lương thực kéo dài ở các trung tâm đô thị lớn đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tháng Hai, buộc Sa Hoàng Nicholas II phải thoái vị. Tuy vậy Chính phủ tư sản lâm thời của Nga lên nắm quyền thay thế chính phủ Sa hoàng sau cuộc cách mạng quyết định vẫn tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh. Bộ trưởng Ngoại giao Pavel Milyukov đã gửi cho các nước phe Hiệp ước một bức điện tín, được gọi là ghi chú Milyukov, cam kết với các nước Hiệp ước rằng Chính phủ lâm thời vẫn sẽ tiếp tục tham chiến.

Việc chính phủ lâm thời tiếp tục đưa nước Nga tham gia vào cuộc chiến tranh đẫm máu đã bị những người cộng sản phản đối gay gắt. Khi nhận thấy chính phủ mới của Nga vẫn không hề có ý định từ bỏ cuộc chiến, Chính phủ Đức đã quyết định bí mật ủng hộ cho những cộng sản Bolshevik đối lập với chính phủ Nga, là những người có lập trường phản đối chiến tranh và muốn Nga rút khỏi cuộc chiến. Do đó, vào tháng 4 năm 1917, người Đức đã bí mật đưa nhà lãnh đạo của Bolshevik là Vladimir Lenin và ba mươi mốt người ủng hộ của ông từ Thụy Sỹ trở về Petrograd trên một chuyến tàu kín [4]. Khi về đến Petrograd, Lenin đã công bố Luận cương tháng Tư của mình, trong đó ông kêu gọi chuyển giao tất cả quyền lực chính trị tại Nga về tay các Xô viết công nhân và binh lính cũng như rút Nga ngay lập tức khỏi cuộc chiến tranh.

Thất bại và những khó khăn trong cuộc chiến tranh đang diễn ra đã dẫn đến các cuộc bạo loạn chống chính phủ lâm thời ở Petrograd vào tháng 7 năm 1917. Vài tháng sau, vào ngày 7 tháng 11 (lịch Nga), Hồng quân Bolshevik đã chiếm giữ Cung điện Mùa đông và bắt giữ toàn bộ thành viên của Chính phủ lâm thời trong cuộc Cách mạng Tháng Mười. Nước Cộng hòa Xô viết Nga chính thức được thành lập.

Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Xô viết mới thành lập là chấm dứt cuộc chiến tranh. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1917 (lịch Nga) Vladimir Lenin đã ký Sắc lệnh Hòa bình, được phê chuẩn bởi Đại hội Xô viết lần thứ hai. Sắc lệnh hòa bình kêu gọi "tất cả các quốc gia tham chiến và chính phủ của họ hãy bắt đầu đàm phán hòa bình ngay lập tức” và tuyên bố rút Nga ngay lập tức khỏi Thế chiến I. Leon Trotsky được bổ nhiệm làm Chính ủy Ngoại giao của chính phủ Bolshevik mới. Leon Trotsky đã chỉ định người bạn tốt của mình, Adolph Joffe làm người đại diện cho chính phủ Bolshevik tại các buổi đàm phán hiệp ước hòa bình với đại diện của chính phủ Đức và các quốc gia phe Trung tâm.

Nước Nga Xô Viết

Trước cuộc Cách mạng tháng Mười, Đế quốc Nga đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất theo phe Entente ba bên chống lại Đế quốc ĐứcĐế quốc Áo-Hung. Sau khi cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 thì ngay lập tức chính quyền Xô Viết đã thông qua sắc lệnh hòa bình do Lenin soạn thảo đề nghị tất cả các nước đang tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất hãy chấm dứt chiến tranh và tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hòa ước mà không cân bồi thường chiến phí hay thuộc địa gì cả. Nhưng các nước đứng đầu phe Entente như Anh, Pháp, Mỹ đã bác bỏ những đề nghị trên của chính quyền Xô Viết vì lúc này họ đang có ưu thế trên chiến trường. Trong bối cảnh đó, Lenin và chính quyền Xô Viết đã quyết định đàm phán với Đế quốc Đức, đứng đầu phe Lực lượng Trung tâm (Central Powers), để rút khỏi chiến tranh.

Đế quốc Đức

Đế quốc Đức là nước đứng đầu phe Lực lượng Trung tâm, là đế quốc hung hăng nhất và cũng chính là nước chủ động tấn công trước. Sau thất bại của chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh năm 1914, đến năm 1915, 1916 quân Đức dồn quân sang tiêu diệt từng mặt trận nhưng đều thất bại, tiêu biểu là ở trận Verdun tại mặt trận phía Tây năm 1916. Đến cuối năm 1916, Đức phải chuyển sang thế phòng thủ ở cả hai mặt trận. Nhân cơ hội đó, phe Entente do Anh, Pháp, Mỹ phản công mạnh mẽ, nhất là sau khi Mỹ tham chiến vào tháng 4 năm 1917 khiến Đức ngày càng nguy ngập. Do đó khi nhận được đề nghị đàm phán của nước Nga Xô Viết, Đức đã nhanh chóng đồng ý để có thể tập trung lực lượng cho mặt trận phía Tây.

Quá trình ký kết hòa ước

Ngày 2 tháng 12 năm 1917 tại Brest-Litovsk, giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaĐế quốc Đức cùng các nước trong Lực lượng Trung tâm đã ký kết hiệp định đình chiến có giá trị trong vòng 28 ngày. Đồng thời hai bên thỏa thuận sẽ tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo để đi đến ký kết hòa ước.

Ngày 9 tháng 12 năm 1917 cũng tại Brest-Litovsk đã bắt đầu cuộc đàm phán giữa Nga và các nước trong Lực lượng Trung tâm. Nga đề nghị các nước rút toàn bộ quân đội ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ba Lan, Litva và nhiều khu vực khác của Nga. Phe Trung tâm đã bác bỏ lời đề nghị trên và còn ra yêu sách đòi Nga chuyển giao cho mình Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia, UkrainaBelarus với tổng diện tích là 1.500.000 km². Để đổi lấy hòa bình, Lenin đã chấp nhận các yêu sách trên tuy nhiên nhiều ủy viên đảng Bolshevick lại không tán thành chủ trương của Lenin trong đó có Lev Davidovich Trotsky, trưởng phái đoàn đàm phán của Nga. Ông ta cho rằng việc Nga rút khỏi chiến tranh đã là điều kiện có lợi cho Đức do đó cuộc đàm phán ở Brest-Litovsk đã tan vỡ.

Ngày 18 tháng 2 năm 1918, liên quân Đức, Áo-Hung chuyển sang tấn công trở lại, đặc biệt nhằm vào Petrograd nhằm tiêu diệt Nga. Quân Nga thất bại liên tiếp. Lenin trình bày với Uỷ ban Trung ương rằng "mọi người hãy chấp nhận nền hòa bình đáng xấu hổ này để cứu lấy cuộc cách mạng thế giới" [5]. Lenin tuyên bố ông sẽ từ chức nếu như Ủy ban Trung ương không chấp nhận ký kết bản hiệp ước hòa bình này. Ủy ban Trung ương đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng. Có 6 thành viên của Ủy ban Trung ương do không muốn Lenin từ chức nên đã bỏ phiếu ủng hộ ký kết hòa ước với Đức, trong khi có bốn người (Bukharin, Lomov, Uritsky và Bubnov) bỏ phiếu chống lại việc ký kết hòa ước và 4 người khác (bao gồm Leon Trotsky) bỏ phiếu trắng. Trotsky sau đó đã từ chức bộ trưởng ngoại giao và được thay thế bởi Grigori Sokolnikov. Trotsky cho rằng bốn lá phiếu trắng, trong đó có một phiếu của ông, đã "cứu Lenin khỏi thất bại đáng xấu hổ" trong cuộc bỏ phiếu [6].

Nội dung hòa ước

Bản đồ nước Nga sau hòa ước Brest-Litovsk (phần màu hồng là phần mất đi sau hòa ước)

Lãnh thổ

Ngày 3 tháng 3 năm 1918, tại Brest-Litovsk, hòa ước Đức-Nga đã được ký kết. Theo đó về mặt lãnh thổ Đức được chiếm Ba Lan, Latvia, Estonia, Litva và biến Ukairna thành nước phụ thuộc mình còn Nga phải rút khỏi Ukairna và Phần Lan. Cũng theo hòa ước thì Thổ Nhĩ Kỳ được nhận vùng Batumi, KarsAdana. Như vậy theo hòa ước này nước Nga mất một vùng lãnh thổ rộng 750.000 km² (chiếm 26% tổng diện tích lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga), hơn 50 triệu dân trong đó có khoảng 1/5 chiều dài đường sắt, hơn 70% sản lượng sắt và 90% sản lượng than của cả nước.

Hòa ước đã dẫn tới sự ra đời của 10 quốc gia độc lập được tách ra từ các vùng lãnh thổ của Nga, bao gồm: Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Belarus, Ukraine, Armenia, AzerbaijanGeorgia.

Bồi thường chiến phí

Về bồi thường chiến phí, Nga phải bồi thường cho Đức một khoản tiền là 6 tỉ mark vàng.

Quá trình thực hiện hòa ước

Ngày 15 tháng 3 năm 1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ IV phê chuẩn Hòa ước Brest-Litovsk.

Hòa ước đã mở ra cơ hội chiến thắng cho Đức trong cuộc thế chiến bằng việc giải phóng hơn một triệu lính Đức từ mặt trận phía Đông sang Mặt trận phía Tây và loại bỏ được một nguồn cung cấp lương thực, nhiên liệu và cơ sở công nghiệp quan trọng của các nước Đồng minh Tây Âu [7][8]. Các cường quốc phe Hiệp ước coi bản Hòa ước này là một sự phản bội của nước Nga, đây cũng là một trong những lý do khiến họ quyết định can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga không lâu sau đó để hỗ trợ cho những người Bạch vệ Nga chống lại chính quyền Bolshevik [9].

Tuy nước Nga phải gánh chịu những điều khoản nặng nề, song đây là điều nằm trong dự tính của Lenin. Ông dự đoán rằng hòa ước khó có thể tồn tại lâu vì Đế quốc Đức đang sắp sụp đổ, và thực tế đúng như vậy. Tháng 11 năm 1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, Đức hoàng (Kaiser) Wilhelm II thoái vị và chạy trốn sang Hà Lan, Đế quốc Đức sụp đổ. Với việc Đế quốc Đức sụp đổ, Hòa ước Brest-Litovsk trở nên vô hiệu. Quân đội Đức buộc phải rút lực lượng chiếm đóng khỏi các vùng đất mà họ đã giành được trong hòa ước Brest-Litovsk. Phần lớn Ukraine về sau được sáp nhập trở lại Liên Xô, tuy nhiên Phần Lan, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic đã nổi lên trở thành những quốc gia độc lập. Một cuộc chiến tranh giữa Ba Lan và nước Nga Xô viết đã bùng nổ vào năm 1919 và kéo dài 2 năm, với kết cục là thất bại ê chề của Nga.

Trong Hiệp ước Rapallo ký kết vào tháng 4 năm 1922, Đức đã chính thức thừa nhận sự vô hiệu lực của Hòa ước Bresst-Litovsk và hai cường quốc đã đồng ý với nhau về việc từ bỏ tất cả các yêu sách về tài chính và lãnh thổ liên quan đến cuộc chiến tranh. Tình trạng này kéo dài đến năm 1939. Sau khi ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc xã, Liên Xô đã đem quân xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939 và chiếm một phần lãnh thổ của Phần Lan vào tháng 11 năm 1939, không lâu sau đó Liên Xô đã sáp nhập các nước vùng Baltic, Đông Ba Lan và Bessarabia trở lại lãnh thổ của mình vào năm 1940. Những hành động quân sự này đã giúp Liên Xô khôi phục lại hầu hết các vùng lãnh thổ bị mất trong Hòa ước Brest-Litovsk, ngoại trừ một phần lớn lãnh thổ của Phần Lan, cùng với tây Ba Lan và tây Armenia.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Spencer C. Tucker (2005). World War One. ABC-CLIO. tr. 225.
  2. ^ Zara S. Steiner (2005). The Lights that Failed: European International History, 1919–1933. Oxford U.P. tr. 68.
  3. ^ Putin accuses Bolsheviks of treason
  4. ^ Wheeler-Bennett, John W. (1938). Brest-Litovsk : The forgotten peace. London: Macmillan. tr. 36–41.
  5. ^ Wheeler-Bennett, 1938, p. 260.
  6. ^ Пайпс, 2005, Гл. 5. Брест-Литовск
  7. ^ Todd Chretien (2017). Eyewitnesses to the Russian Revolution. tr. 129.
  8. ^ Michael Senior (2016). Victory on the Western Front: The Development of the British Army 1914-1918. tr. 176.
  9. ^ Spencer C. Tucker (2013). The European Powers in the First World War: An Encyclopedia. tr. 608.