Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bệnh viện Chợ Rẫy”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 2 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 23: Dòng 23:
==Lịch sử==
==Lịch sử==
[[Tập tin:Keizo Obuchi in Chợ Rẫy Hospital.jpg|nhỏ|200px|[[Thủ tướng Nhật Bản]] [[Obuchi Keizō]] thăm Bệnh viện Chợ Rẫy năm [[1998]].]]
[[Tập tin:Keizo Obuchi in Chợ Rẫy Hospital.jpg|nhỏ|200px|[[Thủ tướng Nhật Bản]] [[Obuchi Keizō]] thăm Bệnh viện Chợ Rẫy năm [[1998]].]]
* Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm [[1900]], lúc đó có tên chính thức [[tiếng Pháp]] là '''''Hôpital Municipal de Cholon''''' (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của [[Pháp]] thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với [[Viện Pasteur Sài Gòn]] thành lập vào năm 1891, [[Viện Pasteur Nha Trang]] thành lập vào năm 1895.
* Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm [[1900]], lúc đó có tên chính thức [[tiếng Pháp]] là '''''Hôpital Municipal de Cholon''''' (Bịnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của [[Pháp]] thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với [[Viện Pasteur Sài Gòn]] thành lập vào năm 1891, [[Viện Pasteur Nha Trang]] thành lập vào năm 1895.
* Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
* Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
* Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:
* Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:
** Năm 1919: đổi tên thành '''''Hôpital Indigene de Cochinchine''''' (bịnh viện bổn xứ Nam Kỳ).
** Năm 1919: đổi tên thành '''''Hôpital Indigene de Cochinchine''''' (''Bịnh viện bổn xứ Nam Kỳ'').
** Năm 1938: đổi tên thành '''''Hôpital Lalung Bonnaire'''''.
** Năm 1938: đổi tên thành '''''Hôpital Lalung Bonnaire'''''.
** Năm 1945: đổi tên thành '''''Hôpital 415'''''. Sau đó, tách thành hai phòng khám '''''Hàm Nghi''''' và phòng khám '''''Nam Việt'''''.
** Năm 1945: đổi tên thành '''''Hôpital 415'''''. Sau đó, tách thành hai phòng khám '''''Hàm Nghi''''' và phòng khám '''''Nam Việt'''''.
** Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên '''Chợ Rẫy'''. Bệnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của [[Trường Đại học Y khoa Sài Gòn]] thuộc [[Viện Đại học Sài Gòn]]. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn [[nội khoa]], [[ngoại khoa]], [[tai-mũi-họng]], [[nhãn khoa]] cùng là nơi giảng dạy môn [[cơ thể học]].<ref>[http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2341:y-khoa-i-hc-saigon-nhin-li-60-nm-lch-s&catid=28:khoa-hc&Itemid=69 Y khoa Đại học Sài Gòn: nhìn lại 60 năm" theo ''Thời báo Online'']</ref>
** Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành '''Bịnh viện Chợ Rẫy'''. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên '''Chợ Rẫy'''. Bịnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của [[Trường Đại học Y khoa Sài Gòn]] thuộc [[Viện Đại học Sài Gòn]]. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn [[nội khoa]], [[ngoại khoa]], [[tai-mũi-họng]], [[nhãn khoa]] cùng là nơi giảng dạy môn [[cơ thể học]].<ref>[http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2341:y-khoa-i-hc-saigon-nhin-li-60-nm-lch-s&catid=28:khoa-hc&Itemid=69 Y khoa Đại học Sài Gòn: nhìn lại 60 năm" theo ''Thời báo Online'']</ref>
* [[1971]], [[Chính phủ]] [[Nhật Bản]] viện trợ không hoàn lại cho chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất [[Đông Nam Á]] lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm [[1974]] với tòa nhà 11 tầng.
* [[1971]], [[Chính phủ]] [[Nhật Bản]] viện trợ không hoàn lại cho chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất [[Đông Nam Á]] lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm [[1974]] với tòa nhà 11 tầng.
* [[1993]]–[[1995]]: [[Chính phủ Nhật Bản]] tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện.
* [[1993]]–[[1995]]: [[Chính phủ Nhật Bản]] tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện.

Phiên bản lúc 05:57, ngày 11 tháng 4 năm 2021

Bệnh viện Chợ Rẫy
Cổng bệnh viện Chợ Rẫy trên đường Nguyễn Chí Thanh
Tên khácHôpital Municipal de Cholon (1900)
Hôpital Indigene de Cochinchine (1919)
Hôpital Lalung Bonnaire (1938)
Hôpital 415 (1945)
Phòng khám Hàm Nghi & Phòng khám Nam Việt
Vị trí
Vị trí201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Map
Loại bệnh việnBệnh viện đa khoa hạng đặc biệt
Lịch sử
Thành lập1900
Liên kết
Điện thoại(+84)(028) 38554137 - 38554138 - 38563534
Websitewww.choray.vn www.facebook.com/choray.vn/

Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa trung ương cấp quốc gia, phục vụ toàn miền Nam, nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là 1 trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam.[1]

Năm 2010, bệnh viện được Bộ Y tế xếp hạng Đặc biệt với tổng cộng hơn 66 khoa lâm sàng và cận lâm sàng cùng nhiều chuyên khoa khác.[2]

Lịch sử

Thủ tướng Nhật Bản Obuchi Keizō thăm Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1998.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng PhápHôpital Municipal de Cholon (Bịnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
  • Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:
    • Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (Bịnh viện bổn xứ Nam Kỳ).
    • Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.
    • Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và phòng khám Nam Việt.
    • Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành Bịnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy. Bịnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học.[3]
  • 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.
  • 19931995: Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện.
  • Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.

Quá trình hoạt động

  • Trong những ngày đầu giải phóng, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện 3 chức năng chính: điều trị, huấn luyện và nghiên cứu.
  • Từ năm 1986, mở đầu thời kỳ đổi mới, bệnh viện được ĐảngNhà nước giao thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như sau:
    • Phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh thành phía Nam, cả nước và người nước ngoài; khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung cao cấp, diện chính sách chủ yếu cho các tỉnh thành phía Nam; là trung tâm y tế chuyên sâu tại thành phố Hồ Chí Minh.
    • Là cơ sở đào tạo, thực hành chính cho sinh viên trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, học sinh trung học và sau đại học ngành y tế phía Nam.
    • Nghiên cứu khoa học về y học và tổ chức thực hiện nghiên cứu các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch.
    • Hợp tác quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị, đưa bệnh viện từng bước chính quy hiện đại.
    • Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật và quản lý ngành, kết hợp với tuyến trước trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệnh.
    • Giám định y khoa, giám định pháp y, khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho nhân dân.
    • Quản lý kinh tế y tế, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ, biên chế, và tự đảm bảo chi thường xuyên về tài chính từng giai đoạn theo phân cấp của Bộ Y tế.
  • Quy mô ban đầu của Bệnh viện Chợ Rẫy khi xây dựng vào năm 1974 là 500 giường, số lượng giường bệnh thực kê không ngừng được tăng lên phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, đến năm 1999 là 1.242 giường, đến nay là 1.800 giường. Hiện có hơn 3.322 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại bệnh viện. Số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày
  • Từ ngày 03 tháng 02 năm 2010, Bệnh viện Chợ Rẫy được xếp hạng đặc biệt, là dấu mốc quan trọng để tập thể cán bộ viên chức bệnh viện tiếp tục đoàn kết phấn đấu xây dựng bệnh viện ”Chất lượng – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, sự tin yêu của nhân dân.
  • Sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Bệnh viện luôn giữ vững sự ổn định và phát triển, quản lý và vận hành tốt bệnh viện đồng bộ và hiện đại, với kỹ thuật và công nghệ luôn được đổi mới và áp dụng, đội ngũ thầy thuốc và nhân viên có đủ trình độ và đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng bệnh viện, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân khu vực phía Nam, cả nước và người nước ngoài.
  • Bệnh viện vinh dự đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, trong đó kể đến:

Ban Giám đốc

Giám đốc:

Các Phó Giám đốc:

Tổ chức bệnh viện

Trung tâm: 05

  1. Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy.
  2. Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến.
  3. Trung tâm Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng thuốc có hại của thuốc khu vực Thành phố HCM.
  4. Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy.
  5. Trung tâm tim mạch.

Phòng chức năng: 11 phòng

  1. Phòng Hành chính.
  2. Phòng Tổ chức cán bộ.
  3. Phòng Kế hoạch tổng hợp.
  4. Phòng Điều dưỡng.
  5. Phòng Công nghệ thông tin.
  6. Phòng Tài chính kế toán.
  7. Phòng Quản trị.
  8. Phòng Trang thiết bị y tế.
  9. Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ - Đội bảo vệ.
  10. Phòng Quản lý chất lượng.
  11. Phòng Xét nghiệm sinh học phân tử - Di truyền (thành lập năm 2016).[5]

Đơn vị: 05

  1. Đơn vị Y xã hội.
  2. Đơn vị Quản lý dự án.
  3. Đơn vị Đối ngoại tiếp thị.
  4. Đơn vị An toàn bức xạ.
  5. Đơn vị Dịch vụ.

Khoa Lâm sàng: 38 khoa

04 Khoa khám bệnh ngoại trú:

  1. Khoa Khám bệnh I.
  2. Khoa Khám bệnh II.
  3. Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu.
  4. Khoa Khám xuất cảnh.

34 Khoa lâm sàng.

  1. Khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức.
  2. Khoa Hồi sức – phẫu thuật tim.
  3. Khoa Phẫu thuật mạch máu.
  4. Khoa Hồi sức cấp cứu.
  5. Khoa Hồi sức ngoại thần kinh.
  6. Khoa Chấn thương sọ não.
  7. Khoa Ngoại thần kinh (3B1,3B3, Đơn vị Gamma knife).
  8. Khoa Ngoại Tiêu hóa.
  9. Khoa Gan Mật Tụy.
  10. Khoa Ngoại Tiết Niệu.
  11. Khoa Chấn thương chỉnh hình.
  12. Khoa Tai Mũi họng.
  13. Khoa Tạo hình thẩm mỹ.
  14. Khoa Mắt.
  15. Khoa Ngoại lồng ngực.
  16. Khoa Nội tim mạch.
  17. Khoa Tim mạch can thiệp và Đơn vị Nhịp học.
  18. Khoa Nội phổi.
  19. Khoa Nội thận.
  20. Khoa Nội tiêu hóa.
  21. Khoa Nội thần kinh và Đơn vị Thăm dò chức năng thần kinh.
  22. Khoa Nội tổng quát (Lầu 9B1).
  23. Khoa Nội tổng quát – quốc tế (Lầu 10B1).
  24. Khoa Nội tổng quát (Lầu 10B3).
  25. Khoa Điều trị theo yêu cầu (T6).
  26. Khoa Bệnh nhiệt đới và Đơn vị Chống độc.
  27. Khoa Nghiên cứu & điều trị viêm gan.
  28. Khoa Phỏng – tạo hình.
  29. Khoa Nội tiết và Đơn vị Bàn chân đái tháo đường.
  30. Khoa Nội cơ xương khớp.
  31. Khoa Huyết học lâm sàng - Bộ phận Xét nghiệm huyết học và Đơn vị Điều trị trong ngày.
  32. Khoa Cấp cứu.
  33. Khoa Thận nhân tạo.
  34. Khoa Vật lý trị liệu.

Khoa Cận lâm sàng: 10 Khoa Cận lâm sàng.

  1. Khoa Sinh hóa.
  2. Khoa Vi sinh.
  3. Khoa Chẩn đoán hình ảnh.
  4. Khoa Giải phẫu bệnh.
  5. Khoa Nội soi.
  6. Khoa Siêu âm – Thăm dò chức năng.
  7. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bộ phận Tiếp liệu thanh trùng.
  8. Khoa Dược  và  Đơn vị Dược lâm sàng.
  9. Khoa Dinh dưỡng.
  10. Khoa Y học hạt nhân.

Đơn vị cận lâm sàng: Đơn vị PET-CT &Cyclotron.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): Bệnh viện đa khoa phục vụ toàn miền Nam”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.[liên kết hỏng]
  2. ^ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=10008&cn_id=570828 Bệnh viện Chợ Rẫy được tài trợ hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh quy mô lớn
  3. ^ Y khoa Đại học Sài Gòn: nhìn lại 60 năm" theo Thời báo Online
  4. ^ “Bệnh viện Chợ Rẫy: Kỷ niệm 115 năm ngày thành lập và Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất (lần 2)”.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào hoạt động phòng Xét nghiệm sinh học phân tử - Di truyền”.

Liên kết ngoài