Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Minh Triết”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Moimem (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{Chất lượng kém}}
{{Viên chức |
{{Viên chức |
tên = Nguyễn Minh Triết|
tên = Nguyễn Minh Triết|

Phiên bản lúc 01:35, ngày 19 tháng 10 năm 2007

{{subst:tiêu bản trống|Bạn quên dùng "thế" cho tiêu bản này. Hãy thay {{chất lượng kém}} bằng {{thế:clk}}}}{{Chất lượng kém/nguồn|ngày={{subst:CURRENTDAY2}}|tháng={{subst:CURRENTMONTH}}|năm={{subst:CURRENTYEAR}}|lý do={{{1}}}|thành viên={{subst:REVISIONUSER}}}}

Nguyễn Minh Triết
Tập tin:Nguyenminhtriet.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ27 tháng 6, 2006 – nay
Tiền nhiệmTrần Đức Lương
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin chung
Sinh8 tháng 10, 1942
Bến Cát, Bình Dương
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợTrần Thị Kim Chi

Nguyễn Minh Triết (8 tháng 10 năm 1942 – ) là Chủ tịch nước thứ 6 của Việt Nam kể từ ngày 27 tháng 6 năm 2006.

Trước đó ông là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3 năm 2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng AnhNguyễn Tấn Dũng). Trước đó 5 năm, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, trong danh sách Bộ Chính trị, ông cũng đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Trần Đức LươngPhan Văn Khải). Ông nổi tiếng là người kiên quyết chống tham nhũng và có tư tưởng cải cách kinh tế mạnh mẽ. Khi được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ông còn có một tên nữa là Trần Phong, do đó ông còn được gọi bằng cái tên Sáu Phong.

Tiểu sử

Nguyễn Minh Triết sinh tại xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Ông tham gia cách mạng từ năm 1960 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 1965. Trong quá trình công tác, ông đã nhận được Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

  • Từ năm 1960 đến tháng 11 năm 1963, Nguyễn Minh Triết học khoa Toán trường Đại học Khoa học Sài Gòn, tham gia phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn; vào chiến khu công tác ở Khu Sài Gòn – Gia Định. Sau đó ông công tác văn thư kế toán, cán bộ nghiên cứu tại Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (Ban thanh vận Trung ương Cục miền Nam); làm Bí thư Đoàn thanh niên cơ quan; rồi làm Thường vụ Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam; và đi công tác chiến trường tại tỉnh Mỹ Tho cho đến năm 1973.
  • Từ năm 1974 đến tháng 8 năm 1979 ông làm Phó Văn phòng Trung ương Đoàn; Phó Ban thanh niên xung phong Trung ương Đoàn. Ông học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 7 năm 1981.
  • Tháng 1 năm 1988 đến tháng 9 năm 1989, ông được điều động bổ sung làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé.
  • Tháng 10 năm 1989 đến tháng 12 năm 1991, ông làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé.
  • Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6 năm 1991), ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Ông là Ủy viên Trung ương Đảng, kiêm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé từ tháng 12 năm 1991 đến tháng 12 năm 1996.
Tập tin:Bush, Triết và các phu nhân.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân Laura Bush tại Phủ Chủ tịch (11/2006)
Nguyễn Minh Triết trong bộ quốc phục
  • Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 4 năm 2001); Đại biểu Quốc hội Khóa XI (tháng 5 năm 2002); Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng khoá X (tháng 4 năm 2006).
  • Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội kỳ họp thứ 9 khóa XI bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với số phiếu cụ thể là: 464 ĐBQH thông qua; 3 ý kiến không tán thành, 3 ý kiến không biểu quyết. Kết quả bầu cử được công bố sau đó: ông Nguyễn Minh Triết chính thức trở thành tân Chủ tịch nước với với 94,12% phiếu thuận (464 Đại biểu). Tuy nhiên, có 3 đoàn đại biểu quốc hội của 3 tỉnh không đồng ý hoàn toàn với việc đề cử ông vào chức vụ này.[1]
  • Ngày 24 tháng 07 năm 2007 , ông được Quốc hội kỳ họp 1 khóa XII tiếp tục trúng cử chức vụ Chủ tịch nước với phiếu thuận đạt 98,78% .

Sự kiện chính thức vào ngày 27 tháng 6, theo nhiều nguồn tin ngoại quốc [cần dẫn nguồn], đã là "hoàn toàn có thể dự đoán được" từ khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ 10; mà một dấu hiệu mang tính "ám chỉ" của nó là: trong những bức ảnh chụp tại Hội trường tại phiên kết thúc, 3 nhà lãnh đạo Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn DũngNguyễn Phú Trọng là những người cùng với ông Nông Đức Mạnh đứng liền kề nhau và chính giữa khung hình.

Chủ tịch nước

Tháng 6 năm 2007, ông Nguyễn Minh Triết sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush. Trong chuyến đi này, ông Triết đã gặp khoảng 1000 kiều bào ở Quận Cam, bang California. Tại đây ông đã nói về dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết dân tộc, cũng như việc chính quyền Việt Nam không có thành kiến với những người có quan điểm khác biệt [1] [2]...

Một số câu nói

  • Năm 2004 tôi bị bạo bệnh. Trước Đại hội X của Đảng, tôi đã ba lần viết đơn xin nghỉ vì sợ bệnh tái phát nhưng bác sĩ chuyên trách thông báo rằng bệnh tôi đã qua nên Đảng yêu cầu tôi tiếp tục.[2]

Chú thích

  1. ^ Ông Nguyễn Minh Triết được bầu làm Chủ tịch nước trên báo Tiền Phong
  2. ^ Thiếu rèn luyện, ai cũng có thể bị sa ngã

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Trần Đức Lương
Chủ tịch nước Việt Nam
2006 – nay
Kế nhiệm:
đương nhiệm