Trần Đức Lương
Trần Đức Lương | |
---|---|
![]() Trần Đức Lương năm 2004 | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 9 năm 1997 – 27 tháng 6 năm 2006 8 năm, 276 ngày |
Tiền nhiệm | Lê Đức Anh |
Kế nhiệm | Nguyễn Minh Triết |
Phó Chủ tịch |
|
Nhiệm kỳ | 24 tháng 9 năm 1997 – 27 tháng 6 năm 2006 8 năm, 276 ngày |
Tiền nhiệm | Lê Đức Anh |
Kế nhiệm | Nguyễn Minh Triết |
Phó chủ tịch | Phan Văn Khải |
Chủ tịch Danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam[1] | |
Nhiệm kỳ | 9 tháng 8 năm 2001 – 5 tháng 7 năm 2012 10 năm, 331 ngày |
Tiền nhiệm | Đỗ Mười |
Kế nhiệm | Trương Tấn Sang |
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị | |
Nhiệm kỳ | tháng 12 năm 1997 – tháng 4 năm 2001 |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 7 năm 1996 – 22 tháng 4 năm 2006 9 năm, 295 ngày |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 10 năm 1992 – 29 tháng 9 năm 1997 10 năm, 225 ngày |
Thủ tướng | Võ Văn Kiệt |
Nhiệm kỳ | 16 tháng 2 năm 1987 – 8 tháng 10 năm 1992 |
Chủ tịch | Phạm Văn Đồng Phạm Hùng Võ Văn Kiệt (Quyền) Đỗ Mười Võ Văn Kiệt |
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội | |
Nhiệm kỳ | tháng 6 năm 1984 – 22 tháng 6 năm 1987 |
Tiền nhiệm | Bùi Thanh Khiết |
Kế nhiệm | Nguyễn Đình Tứ |
Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX, X, XI | |
Nhiệm kỳ | 26 tháng 4 năm 1981 – 16 tháng 5 năm 2006 25 năm, 20 ngày |
Thông tin chung | |
Sinh | 5 tháng 5, 1937 Quảng Ngãi, Liên bang Đông Dương |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | không |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Vợ | Nguyễn Thị Vinh |
Con cái | Trần Thị Minh Anh (s.1962) Trần Tuấn Anh (s.1964) |
Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997-2006), là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII.
Sự nghiệp ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 2 năm 1955: ông Tập kết ra Bắc rồi học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất; rồi làm kĩ thuật viên, đội trưởng, đoàn phó kĩ thuật địa chất rồi đến bí thư chi đoàn, chi ủy viên rồi làm bí thư chi bộ, liên chi uỷ viên. Năm 1959, ông gia nhập đảng Lao Động Việt Nam.
Tháng 9 năm 1959 đến tháng 3 năm 1964 ông là đội trưởng đội địa chất 4, đoàn địa chất 20, đồng tác giả công trình nghiên cứu lập “Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam” (công trình hợp tác Xô-Việt trong các năm 1960-1965). Trong giai đoạn này ông là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động Cục Địa chất, Chi ủy viên (1963-1964).[2]
Từ tháng 9 năm 1966, ông học ở Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội, hệ chuyên tu đến tháng 1 năm 1970, ông cũng là đảng ủy viên, bí thư đoàn trường vào năm 1969.
Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn 1970 đến 1987[sửa | sửa mã nguồn]
- Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 8 năm 1975, ông là phó cục trưởng Cục Bản đồ Địa chất, uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ cục.
- Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1977, ông học trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương; Bí thư Chi bộ lớp.
- Từ tháng 8 năm 1977 đến tháng 2 năm 1987: Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất (sau đổi là Tổng cục Mỏ Địa chất); Bí thư Đảng uỷ Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội khoá VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô. Ông trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V.
Thành viên Chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1987 ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi sửa đổi Hiến pháp, chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Phó Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn này ông là Đại biểu Quốc hội khoá VIII và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa khoá VI, khoá VII. Ông là đại diện thường trực CHXHCN Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) (đến năm 1991). Ngày 24 tháng 9 năm 1997 ông được bầu làm Chủ tịch nước kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ đến ngày 29 tháng 9 năm 1997.
Chủ tịch nước (1997-2006)[sửa | sửa mã nguồn]
Trong giai đoạn 1997-2006, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khoá IX, Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh trong suốt thời gian này.[3]
Chuyến thăm Trung Quốc 2005[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng 18-7, ông dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, theo lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Cùng đi với ông là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Chiền, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Văn hoá-Thông tin Phạm Quang Nghị, đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Trần Văn Luật và lãnh đạo các bộ, lãnh đạo thành phố, tỉnh, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.
Ngoài ra còn có đại diện của hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng ông trong chuyến thăm Trung Quốc lần này.[4]
Cũng trong năm 2005, ông đã đến Hàn Quốc dự hội nghị APEC.[5]
Được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2005, ông và các đồng sự trong Cục Đo đạc Bản đồ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ với 2 công trình:
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981)
- Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988)
Từ chức và nghỉ hưu[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 24 tháng 6 năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cho biết Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã nêu nguyện vọng xin không tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá X, nguyện vọng này đã được Ban Chấp hành Trung ương khoá IX và Đại hội X chấp thuận[6], sau đó cùng với các ông Phan Văn Khải và Nguyễn Văn An, ông đã đọc đơn xin nghỉ hưu trước khi kết thúc nhiệm kỳ sau đó 1 năm. Sau thời gian đó, ông chủ yếu dành cuộc sống cho gia đình.
Năm 2007, ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.[7]
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Con trai ông là Trần Tuấn Anh đã giữ chức vụ Tổng Lãnh sự Việt Nam trong 4 năm tại San Francisco. Sau đó Trần Tuấn Anh về làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, phụ trách kế hoạch đầu tư, và văn hóa xã hội. Hiện tại là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính Trị khóa XIII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.[8]
Con gái ông là Trần Thị Minh Anh (1962) hiện là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.[cần dẫn nguồn]
Một số hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ [1], TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ Việt Nam.
- ^ “Tiểu sử Trần Đức Lương”. Trang thông tin Điện tử văn phòng Chủ tịch nước.
- ^ “Ông Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
- ^ http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=2025
- ^ https://baochinhphu.vn/chu-tich-nuoc-tran-duc-luong-se-tham-du-hoi-nghi-cap-cao-apec-10217256.htm
- ^ https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/cac-ong-tran-duc-luong--phan-van-khai--nguyen-van-an-chinh-thuc-xin-tu-nhiem-155430.htm
- ^ “Tặng Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Trần Đức Lương”. Người Lao động. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Những chi tiết đáng chú ý từ danh sách 200 ủy viên BCH Trung ương”. Báo Lao động Online. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trần Đức Lương. |
- Sinh năm 1937
- Nhân vật còn sống
- Người Quảng Ngãi
- Cựu sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phó Thủ tướng Việt Nam
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI
- Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam