Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Môi trường và xu hướng tính dục”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thiên hướng tình dục}} '''Yếu tố môi trường''' ảnh hưởng đến quá trình hình thành '''thiên hướng tình dục''' đã được nghiên cứu. Tuy n…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 11:04, ngày 24 tháng 3 năm 2009

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hình thành thiên hướng tình dục đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, không có nguyên nhân đơn lẽ nào trong quá trình hình thành thiên hướng tình dục từng được chứng minh và cũng chưa có sự thống nhất là yếu tố sinh học hay yếu tố môi trường là chính. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cả hai yếu tố đều có những ảnh hưởng phức tạp.[1][2] Viện Nhi khoa Hoa KỳHiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đều khẳng định rằng có nhiều nguyên nhân hình thành thiên hướng tình dục.[3][4]

Vài nhà khoa học xếp yếu tố hoócmôn bào thai là một dạng yếu tố môi trường[5] trong khi một số nhà khoa học khác phân biệt hai yếu tố này.[3]

Một nghiên cứu ở người sinh đôi năm 2008 cho thấy các kết quả phù hợp với giả thuyết rằng yếu tố kiểu gen cũng như yếu tố gia đình đóng vai trò vừa phải và yếu tố môi trường riêng (bao gồm một số yếu tố xã hội và sinh học đặc biệt) đóng vai trò từ vừa phải đến quan trọng.

Không phù hợp giới tính thời thơ ấu

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không phù hợp giới tính thời thơ ấu (childhood gender nonconformity) là yếu tố tiên đoán tốt nhất đồng tính luyến ái ở người lớn.[6][7] Daryl Bem đề xuất rằng vài trẻ em thích các hoạt động tiêu biểu của giới tính đối lập. Các trẻ phù hợp giới tính cảm thấy khác với những trẻ có giới tính đối lập với mình trong khi những trẻ không phù hợp giới tính lại cảm thấy khác với những trẻ cùng giới tính với mình. Do đó trẻ có thể cảm thấy bị kích thích sinh lý khi gần người mà trẻ cho là "khác" với mình. Những kích thích sinh lý này sau đó sẽ chuyển thành ham muốn tình dục. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự không phù hợp giới tính từ nhỏ có thể là do kiểu gen, hoócmôn giai đoạn bào thai, cá tính, cách chăm sóc của cha mẹ và các yếu tố môi trường khác. Peter Bearman chỉ ra rằng trẻ trai sinh đôi cùng với một trẻ gái có khả năng bị hấp dẫn cùng giới gấp hai lần trừ khi trẻ có thêm một người anh. Ông ta nói sự phát hiện này đã ủng hộ giả thuyết rằng hòa nhập theo giới tính (gender socialization) kém thời thơ ấu và thiếu niên sẽ hình thành sự ưa thích tình cảm đồng giới. Ông đề xuất rằng cha mẹ của những cặp sinh đôi nam nữ thường đối xử trung tính với chúng, song một người anh trai nếu có sẽ giúp hình thành cơ chế hòa nhập theo giới tính cho người em trai.[8]

Ảnh hưởng gia đình

Các nhà nghiên cứu có bằng chứng cho thấy người đồng tính nam có người cha ít yêu thương và ít quan tâm hơn đồng thời thân thiết với mẹ hơn là người nam không đồng tính.[9] Họ cho rằng từ điều này có thể kết luận rằng yếu tố gia đình thời thơ ấu là nhân tố quan trọng của đồng tính luyến ái[10] hoặc cha mẹ cố tình đối xử với con như vậy để sửa một đặc tính về mặt giới tính nào đó của con.[11][12] Michael Ruse cho rằng cả hai khả năng trên là đúng trong nhiều trường hợp khác nhau.[13]

Theo một nghiên cứu đối với 275 người nam trong quân đội Đài Loan, Shu và Lung kết luận rằng "sự ít bảo bọc của người cha và sự quan tâm của người mẹ là nhân tố chính hình thành sự đồng tính ở nam giới". Những yếu tố chính hình thành đồng tính luyến ái là "sự ít gắn bó với người cha, cuộc sống nội tâm và đặc thù thần kinh".[14] Một nghiên cứu báo cáo rằng người đồng tính nam sớm thân thiết với mẹ hơn những người đồng tính nữ.[15] Một nghiên cứu năm 2000 đối với các cặp sinh đôi người Mỹ cho thấy yếu tố gia đình, ít nhất là một phần của kiểu gen, ảnh hưởng đến thiên hướng tình dục.[16]

Có nghiên cứu cho thấy người đồng tính nam có nhiều đáng kể anh chị em hơn người đồng tính nữ. Người đồng tính nữ có nhiều đáng kể anh chị em hơn người nam dị tính.[17] Một nghiên cứu năm 2006Đan Mạch so sánh những người kết hôn đồng tính và những người kết hôn dị tính. Người kết hôn dị tính thường có cha mẹ trẻ, cha mẹ chênh lệch ít tuổi, có mối quan hệ ổn định với cha mẹ, large sibships và là em trong gia đình. Những người có cha mẹ ly hôn thường ít kết hôn dị tính hơn những người có cha mẹ hạnh phúc. Người nam kết hôn đồng tính thường có mẹ lớn tuổi, cha mẹ ly hôn, cha đi vắng hoặc là con út. Người nữ kết hôn đồng tính thường mồ côi mẹ ở tuổi thanh niên, là con một hay con út hoặc con gái duy nhất trong gia đình.[10]

Số lượng anh trai

Theo nhiều nhiên cứu, có thêm một người anh trai sẽ tăng khả năng là đồng tính lên 28%–48%.[18][19][20][21] Hiệu ứng anh trai chiếm khoảng 1/7 trong số người đồng tính nam.[22] Không có sự tương quan giữa số chị gái và sự đồng tính của một người nữ.[23]

Quê quán

Tổ chức tình dục xã hội (Social Organization of Sexuality) ở Hoa Kỳ phát hiện đồng tính luyến ái có tương quan với sự đô thị hóa của nơi ở của đối tượng lúc 14 tuổi. Sự tương quan ở nam cao hơn ở nữ. Các tác giả giả thuyết rằng "Ở các thành phố lớn có một môi trường thông cảm đối với sự hình thành và thể hiện mối quan hệ đồng tính".[24][25]

Ở Đan Mạch, người sinh ra ở khu vực thủ đô có khả năng kết hôn dị tính thấp hơn và khả năng kết hôn đồng tính cao hơn người đồng trang lứa ở thôn quê.[10]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ American Psychological Association Answers to Your Questions For a Better Understanding of Sexual Orientation & Homosexuality -

    There is no consensus among scientists about the exact reasons that an individual develops a heterosexual, bisexual, gay, or lesbian orientation. Although much research has examined the possible genetic, hormonal, developmental, social, and cultural influences on sexual orientation, no findings have emerged that permit scientists to conclude that sexual orientation is determined by any particular factor or factors. Many think that nature and nurture both play complex roles; most people experience little or no sense of choice about their sexual orientation.

  2. ^ “Gay, Lesbian and Bisexual Issues”. Association of Gay and Lesbian Psychiatrics. 2000. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)

    No one knows what causes heterosexuality, homosexuality, or bisexuality.... there is a renewed interest in searching for biological etiologies for homosexuality. However, to date there are no replicated scientific studies supporting any specific biological etiology for homosexuality.

  3. ^ a b “Sexual Orientation and Adolescents” (PDF), American Academy of Pediatrics Clinical Report, truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2007
  4. ^ “Answers to Your Questions About Sexual Orientation and Homosexuality”, American Psychological Association, truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007
  5. ^ Långström, Niklas (7 June 2008). “Genetic and Environmental Effects on Same-sex Sexual Behaviour: A Population Study of Twins in Sweden”. Archives of Sexual Behavior. Archives of Sexual Behaviour. doi:10.1007/s10508-008-9386-1. PMID 18536986. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthor= (gợi ý |author=) (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 8 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ {{cite journal |last=Bailey |first=J.M. |coauthor = Zucker, K.J |year=1995 |url=http://content.apa.org/journals/dev/31/1/43 |title=Childhood sex-typed behavior and sexual orientation: A conceptual analysis and quantitative review |publisher=Developmental Psychology |volume=31 |pages=43–55}}
  7. ^ Rieger G, Linsenmeier JA, Gygax L, Bailey JM (2008). “Sexual orientation and childhood gender nonconformity: evidence from home videos”. Dev Psychol. 44 (1): 46–58. doi:10.1037/0012-1649.44.1.46. PMID 18194004. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); line feed character trong |author= tại ký tự số 10 (trợ giúp); line feed character trong |journal= tại ký tự số 4 (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 23 (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Bearman, Peter (2002). “Opposite-sex twins and adolescent same-sex attraction” (PDF). 107. American Journal of Sociology: 1179–1205. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthor= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  9. ^ Bell, Weinberg, & Parks, 1981; Bieber et al., 1962; Braatan & Darling, 1965; Brown, 1963; Evans, 1969; Jonas, 1944; Millic & Crowne, 1986; Nicolosi, 1991; Phelan, 1993; Biggio, 1973; Seutter & Rovers, 2004; Siegelman, 1974; Snortum, 1969; Socarides, 1978; West, 1959).
  10. ^ a b c Frisch M, Hviid A (2006). “Childhood family correlates of heterosexual and homosexual marriages: a national cohort study of two million Danes”. Arch Sex Behav. 35 (5): 533–47. doi:10.1007/s10508-006-9062-2. PMID 17039403. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 31 (trợ giúp)
  11. ^ Isay, Richard A. (1990). Being homosexual: Gay men and their development. HarperCollins. ISBN 0380710226.
  12. ^ Isay, Richard A. (1996). Becoming gay: The journey to self-acceptance. New York, Pantheon. ISBN 0679421599.
  13. ^ Ruse, Michael Homosexuality: a philosophical inquiry (1988) ISBN 0-631-17553-9
  14. ^ Lung, F.W. (2007). “Father-son attachment and sexual partner orientation in Taiwan”. Comprehensive Psychiatry. 48: 20–6. doi:10.1016/j.comppsych.2006.08.001. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  15. ^ Ridge SR, Feeney JA (1998). “Relationship history and relationship attitudes in gay males and lesbians: attachment style and gender differences”. Aust N Z J Psychiatry. 32 (6): 848–59. doi:10.3109/00048679809073875. PMID 10084350. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); line feed character trong |journal= tại ký tự số 11 (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 65 (trợ giúp)
  16. ^ Kendler KS, Thornton LM, Gilman SE, Kessler RC (2000). “Sexual orientation in a U.S. national sample of twin and nontwin sibling pairs”. Am J Psychiatry. 157 (11): 1843–6. doi:10.1176/appi.ajp.157.11.1843. PMID 11058483. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); line feed character trong |author= tại ký tự số 8 (trợ giúp); line feed character trong |journal= tại ký tự số 5 (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 24 (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Bogaert AF (2005). “Sibling sex ratio and sexual orientation in men and women: new tests in two national probability samples”. Arch Sex Behav. 34 (1): 111–6. doi:10.1007/s10508-005-1005-9. PMID 15772774. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 8 (trợ giúp)
  18. ^ Blanchard, R., Zucker, K.J., Siegelman, M., Dickey, R. & Klassen, P. (1998). The relation of birth order to sexual orientation in men and women. Journal of Biosocial Science, 30, 511-­519.
  19. ^ Ellis, L. & Blanchard, R. (2001). Birth order, sibling sex ratio, and maternal miscarriages in homosexual and heterosexual men and women. Personality and Individual Differences, 30, 543-552.
  20. ^ Blanchard, R. (2001). Fraternal birth order and the maternal immune hypothesis of male homosexuality. Hormones and Behavior, 40, 105-114.
  21. ^ Puts, D. A., Jordan, C. L., Breedlove, M. (2006). O brother, where art thou? The fraternal birth-order effect on male sexual orientation. Proceedings of the National Academy of Sciences USA, 103, 10531-10532.
  22. ^ Cantor, J. M., Blanchard, R., Paterson, A. D., & Bogaert, A. F. (2002). How many gay men owe their sexual orientation to fraternal birth order. Archives of Sexual Behavior, 31, 63-71.
  23. ^ Bogaert, A. F. (2005) Sibling sex ratio and sexual orientation in men and women: New tests in two national probability samples. Archives of Sexual Behavior, 34, 111-116.
  24. ^ Laumann, Edward O. (1994). The Social Organization of Sexuality: Sexual Practices in the United States. tr. 308. ISBN 0226469573, 9780226469577 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); line feed character trong |title= tại ký tự số 4 (trợ giúp)
  25. ^ Laumann, Edward (1 tháng 9 năm 1995). Sex in America: A Definitive Survey. Grand Central Publishing. ISBN 978-0446671835. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)