Bretagne (vùng)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vùng Bretagne
Région Bretagne / Rannvro Breizh
—  Vùng của Pháp  —
Hiệu kỳ của Vùng Bretagne
Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Vùng Bretagne
Biểu trưng
Vùng Bretagne trên bản đồ Thế giới
Vùng Bretagne
Vùng Bretagne
Quốc gia Pháp
Đặt tên theoBretagne sửa dữ liệu
Thủ phủRennes
Tỉnh
Chính quyền
 • Chủ tịchLoïg Chesnais-Girard
Diện tích
 • Tổng cộng27.208 km2 (10,505 mi2)
Dân số (ngày 1 tháng 1 năm 2012)
 • Tổng cộng3.237.097
 • Mật độ120/km2 (310/mi2)
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã ISO 3166FR-BRE sửa dữ liệu
GDP (2012)[1]Hạng 7
Tổng83,4 tỉ euro (107,3 tỉ đô la)
Bình quân đầu người25.666 euro (33.012 đô la)
Vùng NUTSFR5
Trang webbretagne.bzh

Bretagne (tiếng Breton: Breizh) là vùng cực tây nhất của Pháp, bao gồm bốn tỉnh: Côtes-d'Armor, Finistère, Ille-et-VilaineMorbihan. Thủ phủ của vùng này là thành phố Rennes.

Tiếp giáp với biển Manche ở phía BắcVịnh Biscay ở phía Nam, vùng Bretagne nằm ở vị trí Tây Bắc nước Pháp, nằm sắt cạnh với hai vùng Normandie và vùng Pays de la Loire.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng Bretagne là một bán đảo cực Tây của nước Pháp. Nhà thám hiểm cổ đại Pythéas (330 Trước Công Nguyên) khi đặt chân đến đây đã gọi vùng đất này là Kyrtoma. Vùng đất này tập trung nhiều người Gauloisngười Celt. Nhưng từ sự di cư những người Celt khác, đến từ Anh Quốc, mới hình thành nên tên gọi ngày nay cho dân cư vùng này: người Bretons Trước thế kỷ VIII, lãnh thổ của người Bretons chỉ trải dài đến phần lục địa của vùng Bretagne hiện nay. RennesNantes là những quận của người Frank cai trị lãnh thổ Neustria. Hai vùng đất này sau đó bị sáp nhập vào Bretagne sau các cuộc xâm lược, trở thành các tiểu quốc Frank cai trị bởi người Bretons. Vương quốc Bretagne là một thể chế chính trị tương đối bất ổn trong lịch sử của vùng Bretagne, ra đời năm 851. Sự xâm lăng của người Viking cuối những năm 930 đã mở ra một thời kì lãnh địa cho vùng đất này, cho tới khi được sáp nhập vào Pháp năm 1532. Khi được sáp nhập vào lãnh thổ Pháp, vùng đất này vẫn được quyền tự trị và được hưởng nhiều ưu tiên cho đến Cách mạng Pháp năm 1789. Nó được phân tách ra vào năm 1790 thành 5 tỉnh như hiện nay, trước khi chính thức trở thành một vùng hành chính bao gồm 5 tỉnh vào năm 1955.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Mã tỉnh Tỉnh Thủ phủ Diện tích (km²) Dân số (2009) Mật độ dân số (người/km²)
22 Côtes-d'Armor Saint-Brieuc 6 878 587 519 85
56 Morbihan Vannes 6 823 716 182 105
35 Ille-et-Vilaine Rennes 6 775 977 489 144
29 Finistère Quimper 6 733 893 914 133
- Vùng Bretagne Rennes 27 290 3 175 064 117

Các thành phố lớn nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Mã bưu chính Thành phố Tỉnh Dân số Xếp hạng toàn quốc
35000 Rennes Ille-et-Vilaine 206.655 10
29200 Brest Finistère 142.097 19
29000 Quimper Finistère 63.929 71
56100 Lorient Morbihan 58.148 75
56000 Vannes Morbihan 52.983 91
35400 Saint-Malo Ille-et-Vilaine 48.211 107
22000 Saint-Brieuc Côtes-d'Armor 45.879 127
56100 Lanester Morbihan 22.490 360
35300 Fougères Ille-et-Vilaine 20.678 364
29900 Concarneau Finistère 20.096 417

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng Bretagne là vùng đất ôn đới mang đặc trưng của khí hậu đại dương, với sự chênh lệch nhiệt độ không quá lớn giữa mùa đôngmùa hè. Gió Tây Bắc là loại gió thổi thường xuyên ở đây. Đặc trưng của khí hậu nơi đây là những cơn mưa nhẹ thường xuyên. Trong một ngày có thể thấy bầu trời quang mây đan xen với xám xịt. Tương tự với các vùng duyên hải khác, khí hậu hải dương ôn đới, có sự khác biệt giữa thời tiết của các khu vực giáp bờ biển và các thành phố cách đó vài km. Khí hậu vùng Bretagne cũng có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam của vùng. Khí hậu này giữ cho vùng Bretagne có một mức nhiệt tương đối quân bình trong suốt một năm, dù các mùa trong năm là rõ nét. Riêng mùa đông ở đây, thời tiết cũng ít lạnh hơn so với các vùng lân cận. Lượng mưa ở đây chỉ cao hơn một chút so các vùng xung quanh. Gió Tây và gió Tây Bắc thường đưa các hiện tượng thời tiết cực đoan hướng về miền Bắc, và Trung nước Pháp, mà trong đó vùng Bretagne chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân khẩu học[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ chính thức của vùng Bretagne là tiếng Pháptiếng Breton, vốn là ngôn ngữ truyền thống của người Breton. Hiện nay, ngôn ngữ này vẫn được 206 000 người sử dụng. Các biển chỉ dẫn, tên đường ở các thành phố trong vùng Bretagne đều có dạng song ngữ: Pháp-Breton

Biển chỉ đường song ngữ Pháp-Breton

Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Món hàu đất Cancale

Ẩm thực vùng Bretagne không thể thiếu sự xuất hiện của các nguyên liệu hải sản, vổn nổi tiếng từ thế kỉ 19 với sự phát triển của ngành du lịch trong vùng. Các sản phẩm từ việc đánh bắt, thường được bày bán rộng rãi ở các khu thương mại. Một số loại hải sản nổi tiếng ở vùng này có thể tìm thấy như: nhện biển, rong biển, cá biển các loại...

Nghề nuôi hàu rất phổ biến ở Bretagne, có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng, hay ngay gần các bờ biển, nơi mà đa số những người đánh bắt bày bán các sạp hàng hải sản của họ, thường là gần các hải cảng.

Đây cũng là một trong những vùng đi đầu của nước Pháp trong việc trồng trọt một số loại rau củ, điển hình là bắp cải.

Món ăn nổi tiếng nhất của vùng Bretagne là các loại bánh crêpe, nổi tiếng nhất là loại làm từ bột kiều mạch, mà người dân Pháp thường gọi là lúa mì đen (Blé Noir), trứng, sữa, dầu ăn. Theo truyền thống, loại bánh này dùng để cuốn bên ngoài xúc xích, người ta cũng tìm thấy các loại bánh crêpe với trứng, jambon, phô mai hay , nhưng đôi khi cũng có nhân hải sản, , dồi lợn, tỏi tây...

Người breton cũng rất ưa chuộng các loại bánh ngọt, nổi tiếng nhất là: quatre-quatre, far breton, kouign amann (làm từ bột mì, đường và bơ lạt)

Món cortriade là một loại súp hải sản, ăn kèm rau các loại rau củ và hương liệu. Nó nổi tiếng tương tự như súp Bouillabaisse của vùng Méditerrannée

Kig ha farz, món hầm rất được ưa chuộng được làm từ rau củ và bột kiều mạch.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ INSEE. “Produits intérieurs bruts régionaux et valeurs ajoutées régionales de 1990 à 2012”. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]