Junsen (lớp tàu ngầm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Tàu ngầm kiểu Junsen
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác  Nhật Bản
Lớp sau
Lớp con
  • Junsen I (lớp I-1)
  • Junsen I Cải tiến (lớp I-5)
  • Junsen II (lớp I-6)
  • Junsen III (lớp I-7)
Thời gian đóng tàu 1923-1938
Thời gian hoạt động 1926-1945
Dự tính 8
Hoàn thành 8
Bị mất 8

Tàu ngầm kiểu Junsen (巡潜型潜水艦, "水艦" Junsen-gata sensuikan?) là một lớp tàu ngầm tuần dương của Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Lớp có tổng cộng bốn thiết kế nối tiếp nhau với trọng lượng choán nước và chiều dài tăng dần.

Các biến thể của lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm kiểu Junsen được chia thành bốn lớp phụ:

  • Junsen I (巡潜一型(伊一型 Junsen 1-gata, lớp I-1 ?)
  • Junsen I Mod. (巡潜一型改(伊五型 Junsen 1-gata Kai, lớp I-5 ?)
  • Junsen II (巡潜二型(伊六型 Junsen 2-gata, lớp I-6 ?)
  • Junsen III (巡潜三型(伊七型 Junsen 3-gata, lớp I-7 ?).

Junsen I (lớp I-1)[sửa | sửa mã nguồn]

I-1 vào năm 1930
Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước
  • 1.970 tấn Anh (2.002 t) (nổi)
  • 2.791 tấn Anh (2.836 t) (lặn)
Chiều dài 97,50 m (319 ft 11 in)
Sườn ngang 9,22 m (30 ft 3 in)
Chiều cao 7,58 m (24 ft 10 in)
Mớn nước 4,94 m (16 ft 2 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 24.400 nmi (45.200 km) ở tốc độ 10 kn (19 km/h; 12 mph) (nổi)
  • 60 nmi (110 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm)
Tầm hoạt động 545 tấn nhiên liệu
Độ sâu thử nghiệm 75 m (246 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 75 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

Nguồn gốc các tàu ngầm cỡ lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được bắt đầu với chiếc U-142. Khi Thế Chiến I chấm dứt, Nhật Bản nhận được sáu chiếc U-boat từ Đế quốc Đức như là khoản bồi thương chiến tranh. Hải quân Nhật đã sao chép một trong số chúng, chiếc U-125, thành kiểu tàu ngầm rải mìn lớp Kiraisen (lớp I-21). Tuy nhiên họ không tìm thấy một thiết kế tối ưu cho một kiểu tàu ngầm hạm đội, nên đã cùng với hãng Kawasaki Heavy Industries gửi nhiều sĩ quan kỹ thuật sang AnhĐức để sao chép các bản vẽ tàu ngầm tiên tiến. Kiểu Tàu ngầm lớp L Anh trở thành nguyên mẫu cho kiểu Kaidai I, lớp K của Anh trở thành nguyên mẫu cho kiểu Kaidai II, còn U-142 trở thành Junsen I.

Bốn chiếc được chế tạo trong giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1929.

Tàu Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
I-1 Kawasaki Shipbuilding 12 tháng 3, 1923 15 tháng 10, 1924 10 tháng 3, 1926 Bị các tàu corvette HMNZS MoaHMNZS Kiwi đánh chìm tại Guadalcanal, 29 tháng 1, 1943.
I-2 6 tháng 8, 1923 23 tháng 2, 1925 24 tháng 7, 1926 Bị tàu khu trục USS Saufley đánh chìm phía Bắc Rabaul, 7 tháng 4, 1944.
I-3 1 tháng 11, 1924 08 tháng 6, 1925 30 tháng 11, 1926 Bị xuồng phóng lôi PT-Boat USS PT-59 đánh chìm tại Kamimbo, 9 tháng 12, 1942.
I-4 17 tháng 4, 1926 22 tháng 5, 1928 24 tháng 12, 1929 Bị tàu ngầm USS Seadragon đánh chìm phía Đông Nam Rabaul, 20 tháng 12, 1942.

Junsen I Cải tiến (lớp I-5)[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm khái quát
Tầm hoạt động 580 tấn nhiên liệu
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ Yokosuka E6Y1
Hệ thống phóng máy bay hầm chứa máy bay
Ghi chú Các đặt tính khác tương tự Junsen I
I-5 vào năm 1932

Đây là phiên bản Junsen I được bổ sung một thủy phi cơ. Một chiếc được chế tạo.





Tàu Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
I-5 Kawasaki Shipbuilding 30 tháng 10, 1929 19 tháng 6, 1931 31 tháng 7, 1932 Bị tàu hộ tống khu trục USS Wyman đánh chìm phía Đông Saipan, 19 tháng 7, 1944.

Junsen II (lớp I-6)[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước
  • 1.900 tấn Anh (1.930 t) (nổi)
  • 3.061 tấn Anh (3.110 t) (lặn)
Chiều dài 98,50 m (323 ft 2 in)
Sườn ngang 9,06 m (29 ft 9 in)
Chiều cao 7,58 m (24 ft 10 in)
Mớn nước 5,31 m (17 ft 5 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 20.000 nmi (37.000 km) ở tốc độ 10 kn (19 km/h; 12 mph) (nổi)
  • 65 nmi (120 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm)
Tầm hoạt động 580 tấn nhiên liệu
Độ sâu thử nghiệm 80 m (260 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 80 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ Yokosuka E6Y1
Hệ thống phóng máy bay
I-6 vào năm 1935

Dự án S32. Đây là phiên bản Junsen I Cải tiến được bổ sung một máy phóng máy bay. Một chiếc được chế tạo trong khuôn khổ Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân thứ nhất (Maru 1) năm 1931.



Tàu Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
I-6 Xưởng tàu Kawasaki-Kōbe 14 tháng 10, 1932 31 tháng 3, 1934 15 tháng 5, 1935 Bị Toyokawa Maru đâm phải, tấn công và đánh chìm ngoài khơi Hachijo-Shima, 16 tháng 6, 1944.

Junsen III (lớp I-7)[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước
  • 2.231 tấn Anh (2.267 t) (nổi)
  • 3.583 tấn Anh (3.640 t) (lặn)
Chiều dài 109,30 m (358 ft 7 in)
Sườn ngang 9,10 m (29 ft 10 in)
Chiều cao 7,70 m (25 ft 3 in)
Mớn nước 5,26 m (17 ft 3 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 14.000 nmi (26.000 km) ở tốc độ 16 kn (30 km/h; 18 mph) (nổi)
  • 80 nmi (150 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm)
Tầm hoạt động 800 tấn nhiên liệu
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 100 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ Watanabe E9W1
Hệ thống phóng máy bay
I-7 vào năm 1937

Dự án S33. Phiên bản này kết hợp những ưu điểm của Junsen II và Kaidai V. Hai chiếc được chế tạo trong khuôn khổ Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân thứ hai (Maru 2) năm 1931.

Junsen III trở thành khuôn mẫu cho việc tiếp tục phát triển các lớp Type A (Kō), Type B (Otsu)Type C (Hei).

Tàu Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
I-7 Xưởng vũ khí hải quân Kure 12 tháng 9, 1934 3 tháng 7, 1935 31 tháng 3, 1937 Hư hại bởi tàu khu trục USS Monaghan tại Kiska, 21 tháng 6, 1943. Bị đánh đắm, 5 tháng 7, 1943.
I-8 Kawasaki-Kōbe Shipyard 11- tháng 10, 1934 20 tháng 7, 1936 5 tháng 12, 1938 Bị tàu khu trục USS Stockton đánh chìm phía Đông Nam Okinawa, 31 tháng 3, 1945.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Campbell (1985), tr. 191.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.17 I-Gō Submarines, Gakken (Japan), January 1998, ISBN 4-05-601767-0
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
  • Rekishi Gunzō, History of Pacific War Extra, "Perfect guide, The submarines of the Imperial Japanese Forces", Gakken (Japan), March 2005, ISBN 4-05-603890-2
  • Model Art Extra No.537, Drawings of Imperial Japanese Naval Vessels Part-3, Model Art Co. Ltd. (Japan), May 1999, Book code 08734-5
  • The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.31 Japanese Submarines I, Ushio Shobō (Japan), September 1979, Book code 68343-31

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]