Malacca (thành phố)

Malacca City
Bandaraya Melaka
—  Thành phốThủ phủ bang  —
Chuyển tự Khác
 • Hoa马六甲市 (Giản thể)
馬六甲市 (Phồn thể)
 • Tamilமலாக்கா மாநகரம்
 • Jawiبندارايا ملاک
Theo chiều kim đồng hồ từ trên: Tháp Taming Sari, Tượng Thánh Francis Xavier trước Nhà thờ Thánh Paul, trung tâm thành phố Malacca, Chinatown, tháp đồng hồ và đài phun nước gần Stadthuys và A Famosa.
Theo chiều kim đồng hồ từ trên:
Tháp Taming Sari, Tượng Thánh Francis Xavier trước Nhà thờ Thánh Paul, trung tâm thành phố Malacca, Chinatown, tháp đồng hồ và đài phun nước gần StadthuysA Famosa.
Ấn chương chính thức của Malacca City
Ấn chương
Tên hiệu: Bandaraya Bersejarah
Historical City
Map
Vị trí của thành phố Malacca tại Malacca
Malacca City trên bản đồ Malaysia
Malacca City
Malacca City
   Thành phố Malacca trong    Malaysia
Quốc gia Malaysia
Bang Malacca
QuậnTrung Malacca
Thành lập1396
Trở thành đô thị lớn1 January 1977
Trở thành thành phố lớn15 tháng 4 năm 2003
Chính quyền
 • Thị trưởngZainal Hussin
Diện tích[1]
 • Thành phốThủ phủ bang277 km2 (107 mi2)
 • Vùng đô thị307,86 km2 (118,87 mi2)
Độ cao[2]6 m (20 ft)
Dân số (2010)
 • Thành phốThủ phủ bang484,885
 • Biểu tượngMalaccans
Múi giờMST (UTC+8)
 • Mùa hè (DST)Not observed (UTC)
Mã bưu chính75xxx to 78xxx
Mã điện thoại6 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaValparaíso, Kashgar, Nam Kinh, Dương Châu, Shiraz, Zanjan, Cát Long Pha, Hoorn, Lisboa, Vigan, Sawahlunto, Padang Panjang, Giang Tô, Trường Sa sửa dữ liệu
Mã vùng06
Biển số xeM
Trang webmbmb.gov.my
Tên chính thứcThe Historic City of Melaka
Một phần củaMelaka và George Town, Các thành phố lịch sử của Eo biển Malacca
Tiêu chuẩnVăn hóa: (ii)(iii)(iv)
Tham khảo1223bis-001
Công nhận2008 (Kỳ họp 32)
Mở rộng2011
Diện tích45,3 ha (112 mẫu Anh)
Vùng đệm242,8 ha (600 mẫu Anh)

Malacca (Malay: Bandaraya Melaka hoặc Kota Melaka) là thành phố lớn nhất và đồng thời là thủ phủ của tiểu bang Malacca, Malaysia. Dân số năm 2010 của thành phố là 484.885 người.[3] Đây là thành phố lâu đời nhất của Malaysia trên Eo biển Malacca, trở thành một trung tâm trung chuyển trong thời đại của Vương quốc Malacca. Thành phố ngày nay được thành lập bởi vua Parameswara, một hoàng tử Sumatra đã trốn thoát đến bán đảo Mã Lai khi Srivijaya hủy diệt Majapahit. Sau khi thành lập Vương quốc Hồi giáo Malacca, thành phố đã thu hút sự chú ý từ các thương nhân Trung Đông, Nam ÁĐông Á, cũng như người Bồ Đào Nha, những người có ý định thống trị tuyến đường thương mại ở châu Á. Sau khi Malacca bị Bồ Đào Nha chinh phục, thành phố trở thành một khu vực xung đột khi các tiểu vương của AcehJohor cố gắng giành lại quyền kiểm soát từ người Bồ Đào Nha.

Sau một số cuộc chiến giữa các vương quốc, Aceh đã suy giảm trong khi Johor sống sót và mở rộng ảnh hưởng đối với lãnh thổ trước đó đã thua Aceh ở Sumatra khi Johor bắt tay với người Hà Lan đến để thiết lập quyền thống trị trên quần đảo JavaMaluku. Tuy nhiên, do xung đột nội bộ của hoàng gia giữa Malay và Bugis, đế chế Johor-Riau bị chia cắt thành các vương quốc Johor và Riau-Lingga. Sự tách biệt này trở thành vĩnh viễn khi người Anh đến để thiết lập sự hiện diện của họ ở bán đảo Mã Lai. Người Hà Lan nhận thấy sự đe dọa trước sự hiện diện của người Anh, và họ bắt đầu chinh phục Vương quốc Hồi giáo Riau-Lingga cùng với phần lãnh thổ Sumatra còn lại, trong khi Johor chịu ảnh hưởng của Anh khi ký Hiệp ước Anh-Hà Lan năm 1824.

Khi người Anh thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của họ trên bán đảo Mã Lai, thành phố này nhanh chóng trở thành một khu vực phát triển như là một phần của Các khu định cư Eo biển thuộc Đế quốc Anh. Tuy nhiên, sự phát triển và thịnh vượng đang trên đà bỗng dừng lại khi người Nhật đến trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiếm đóng khu vực này từ năm 1942 đến năm 1945. Trong thời gian chiếm đóng, nhiều người dân thành phố đã bị bắt và đưa đến xây dựng Tuyến đường sắt Chết ở Miến Điện, tức Myanmar ngày nay. Sau chiến tranh, thành phố được trao trả lại cho người Anh và vẫn là thủ đô của Malacca. Nó vẫn là một thủ đô cho đến khi Malaysia hình thành vào năm 1963. Năm 2008, thành phố cùng với George Town của Penang đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhờ lịch sử lâu đời của nó.[4]

Nền kinh tế của thành phố Malacca chủ yếu dựa vào du lịch. Là trung tâm kinh tế của bang Malacca, nó cũng tổ chức một số hội nghị và hội chợ thương mại quốc tế. Thành phố nằm dọc theo Con đường tơ lụa trên biển, được Trung Quốc đề xuất xét công nhận Di sản thế giới vào năm 2013. Một số điểm du lịch ở thành phố Malacca đáng chú ý gồm A Famosa, Phố đi bộ Kê Trường, Tiểu Ấn, Khu định cư Bồ Đào Nha, Stadthuys, Bảo tàng Hàng hải, Nhà thờ Chúa Kitô, Bảo tàng Cung điện Vương quốc Malacca, Tháp Taming Sari.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố tọa lạc hai bên bờ sông Malacca, gần cửa sông, nơi dòng sông đổ ra eo biển Malacca. Những di tích cổ của thành phố nằm ở trung tâm, trên những bờ biển như đồi thánh Phaolo, với những tàn tích của các pháo đài Bồ Đào Nha. Thành phố Malacca ngày nay được hình thành từ nền móng cũ có trước đó và phát triển ra hai bên bờ của con sông Malacca, con sông này chảy quanh co qua các khu phố cổ nằm ở trung tâm thành phố.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của Malacca (1961–1990)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình cao °C (°F) 31.4 32.6 32.6 32.4 31.8 31.4 31.0 30.9 31.0 31.3 31.0 30.9 31,5
Trung bình thấp, °C (°F) 22.5 22.9 23.1 23.4 23.4 23.0 22.7 22.7 22.7 22.9 22.9 22.6 22,9
Lượng mưa, mm (inch) 73.3
(2.886)
90.9
(3.579)
144.1
(5.673)
197.5
(7.776)
172.0
(6.772)
165.8
(6.528)
164.2
(6.465)
164.1
(6.461)
210.2
(8.276)
212.9
(8.382)
231.5
(9.114)
123.8
(4.874)
1.950,3
(76,783)
Số ngày mưa TB (≥ 1.0 mm) 7 7 10 13 12 10 12 12 13 14 17 11 138
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 193.0 202.5 214.8 207.5 210.5 193.9 201.3 191.2 171.5 179.6 156.9 166.8 2.289,5
Nguồn: NOAA[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Background” (bằng tiếng Malayalam và Anh). Melaka Historic City Council. 8 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Malaysia Elevation Map (Elevation of Melaka)”. Flood Map: Water Level Elevation Map. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Total population by ethnic group, Local Authority area and state, Malaysia” (PDF). Statistics Department, Malaysia. 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “Eight new sites, from the Straits of Malacca, to Papua New Guinea and San Marino, added to UNESCO's World Heritage List”. UNESCO (World Heritage Site). 7 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008..
  5. ^ “Malacca Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2015.

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]