Thành viên:Baoothersks/Nháp 0

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải Oscar lần thứ 92
Ngày9 tháng 2 năm 2020
Địa điểm
Chủ trì preshow
Nhà sản xuấtLynette Howell Taylor
Stephanie Allain
Đạo diễnGlenn Weiss
Điểm nhấn
Phim hay nhấtKý sinh trùng
Nhiều giải thưởng nhấtKý sinh trùng (4)
Nhiều đề cử nhấtJoker (11)
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC
Thời lượng3 tiếng, 35 phút
Rating23.6 triệu lượt xem[1]

Lễ trao giải Oscar lần thứ 92 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) nhằm tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất năm 2019 đã diễn ra tại Nhà hát DolbyHollywood, Los Angeles, California.[2] Khác với những buổi lễ trao giải trước đây thường được tổ chức vào cuối tháng 2, lễ trao giải Oscar lần thứ 92 lại được tổ chức sớm hơn, vào ngày 9 tháng 2 năm 2020.[2][3] Trong buổi lễ, AMPAS đã trao 24 hạng mục Giải thưởng Viện Hàn lâm (thường được gọi là Oscar) cho các bộ phim. Lễ trao giải Oscar lần thứ 92 được phát sóng trên truyền hình tại Hoa Kỳ bởi kênh ABC, do Lynette Howell Taylor và Stephanie Allain sản xuất, và được đạo diễn bởi Glenn Weiss. Do sự thành công của lễ trao giải năm 2019, ABC tuyên bố rằng buổi lễ sẽ lại được tiến hành mà không có người chủ trì.[4]

Tại các sự kiện liên quan, Viện Hàn lâm đã tổ chức lễ trao giải Governors thường niên lần thứ 11 tại Phòng khiêu vũ lớn của Trung tâm Hollywood & Highland vào ngày 27 tháng 10 năm 2019.

Bộ phim Ký sinh trùng của Hàn Quốc đã dẫn đầu buổi lễ khi giành được bốn tượng vàng, trở thành bộ phim đầu tiên có ngôn ngữ không phải tiếng Anh giành giải Phim hay nhất, cũng như tác phẩm đầu tiên của Hàn Quốc được đề cử (và giành chiến thắng) hạng mục Phim quốc tế hay nhất. Tác phẩm chiến tranh sử thi 1917 đã giành được ba giải thưởng, trong khi Cuộc đua lịch sử, JokerChuyện ngày xưa ở... Hollywood ẵm về hai hạng mục. Công xưởng Hoa Kỳ, Tin "nóng", Hair Love, Jojo Rabbit, Judy, Learning to Skateboard in a Warzone (If You're a Girl), Những người phụ nữ bé nhỏ, Câu chuyện hôn nhân, The Neighbors' Window, Người hỏa tiễnCâu chuyện đồ chơi 4 chiến thắng một giải thưởng. Với 23,6 triệu lượt xem, đây là buổi lễ ít người theo dõi nhất kể từ khi Nielsen Ratings bắt đầu phát triển hệ thống xếp hạng lượt xem.

Đoạt giải và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Bong Joon-ho, đồng chủ nhân giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất và Phim quốc tế hay nhất
Joaquin Phoenix, chủ nhân giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Renée Zellweger, chủ nhân giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Brad Pitt, chủ nhân giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Laura Dern, chủ nhân giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Taika Waititi, chủ nhân giải Kịch bản chuyển thể hay nhất
Jonas Rivera, đồng chủ nhân giải Phim hoạt hình hay nhất
Marshall Curry, chủ nhân giải Phim ngắn hay nhất
Hildur Guðnadóttir, chủ nhân giải Nhạc phim hay nhất
Elton John, đồng chủ nhân giải Ca khúc trong phim hay nhất
Bernie Taupin, đồng chủ nhân giải Ca khúc trong phim hay nhất
Roger Deakins, chủ nhân giải Quay phim xuất sắc nhất

Danh sách đề cử giải Oscar lần thứ 92 được công bố vào lúc 5:18 sáng theo giờ PST (13:18 theo múi giờ UTC) ngày 13 tháng 1 năm 2010 tại nhà hát Samuel Goldwyn ở Beverly Hills, California bởi hai diễn viên John ChoIssa Rae.

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm/người chiến thắng được liệt kê đầu tiên và đánh dấu in đậm, bên cạnh hình một con dao găm đôi biểu thị (double-dagger).[5]

Phim có nhiều chiến thắng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92, 53 bộ phim đã nhận được 124 đề cử. Trong đó, 16 bộ phim đã chiến thắng tổng cộng 24 hạng mục.

Phim nhận được nhiều đề cử
Số lượng đề cử Phim
11 Joker
10 Người đàn ông Ireland
1917
Chuyện ngày xưa ở... Hollywood
6 Jojo Rabbit
Những người phụ nữ bé nhỏ
Câu chuyện hôn nhân
Ký sinh trùng
4 Cuộc đua lịch sử
3 Tin "nóng"
Star Wars: Skywalker trỗi dậy
The Two Popes
2 Harriet
Honeyland
Judy
Pain and Glory
Câu chuyện đồ chơi 4
Phim giành nhiều giải thưởng
Số lượng giải thưởng Phim
4 Ký sinh trùng
3 1917
2 Cuộc đua lịch sử
Joker
Chuyện ngày xưa ở... Hollywood

Thông tin buổi lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc họp hội đồng quản trị vào tháng 4 năm 2019, Viện hàn lâm đã bỏ phiếu đổi tên hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất" thành "Phim quốc tế hay nhất". Phim hoạt hình và phim tài liệu cũng sẽ đủ điều kiện nhận giải thưởng đó, nhưng các tiêu chí còn lại vẫn là đề nghị các ứng cử viên phải có phần lớn đoạn hội thoại bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Hạng mục "Hóa trang xuất sắc nhất" đã được mở rộng từ bảy phim và ba đề cử lên mười phim và năm đề cử ở chung kết.

Chủ tịch ABC Entertainment Karey Burke tuyên bố vào tháng 1 năm 2020 rằng do thành công của buổi lễ trước đó, lễ trao giải Oscar lần thứ 92 sẽ không có người chủ trì (do Kevin Hart đã tuyên bố rút lui khỏi vai trò này). Ông cũng nói rằng buổi lễ sẽ có "giá trị giải trí cao, số lượng ca khúc đồ sộ, có những phân khúc hài kịch và những ngôi sao sẽ được toả sáng".

Doanh thu phòng vé của các bộ phim được đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn mươi tám đề cử đã thuộc về 15 bộ phim nằm trong danh sách tốp 50 tác phẩm điện ảnh có doanh thu cao nhất 2018. Chỉ có Câu chuyện đồ chơi 4 (hạng 5), Joker (hạng 9), Kẻ đâm lén (hạng 15), Bí kíp luyện rồng: Vùng đất bí ẩn (hạng 16), 1917 (hạng 17), Chuyện ngày xưa ở... Hollywood (hạng 20), Cuộc đua lịch sử (hạng 22), Những người phụ nữ bé nhỏ (hạng 28), A Beautiful Day in the Neighborhood (hạng 46) được đề cử Phim hay nhất, Phim hoạt hình hay nhất hoặc cho đạo diễn, diễn xuất và kịch bản. 50 tác phẩm có doanh thu hàng đầu của năm được đề cử tại buổi lễ là Avengers: Hồi kết (hạng 1), Vua sư tử (hạng 2), Star Wars: Skywalker trỗi dậy (hạng 3), Nữ hoàng băng giá 2 (hạng 4), Tiên hắc ám 2 (hạng 33).

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Phân khúc Tưởng nhớ hàng năm được giới thiệu bởi Steven Spielberg, và ca khúc Yesterday được Billie Eilish trình diễn cùng với Finneas O'Connell.[7]

Phân khúc đã bỏ qua một số cái chết đáng chú ý trong năm 2019, bao gồm Luke Perry, Valentina Cortese, Sue Lyon, Carol Lynley, Tim Conway, Michael J. Pollard, Jan-Michael Vincent, Sid Haig, Carol Channing, René Auberjonois, Caroll Spinney, Bob EinsteinCameron Boyce, mặc dù trang web của Viện Hàn lâm có một danh sách tổng hợp nhiều hơn.[8][9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thorne, Will (10 tháng 2 năm 2020). “Oscars Viewership Sinks to New Low With 23.6 Million”. Variety. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ a b “Key Dates for the 92nd Oscars Announced” (bằng tiếng Anh). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập 2 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ Wilkinson, Alissa (8 tháng 8 năm 2018). “The Oscars are adding a category for "popular films". Vox. Truy cập 9 tháng 6 năm 2019. Beginning in 2020, the Oscars will be held about two weeks earlier than usual. The 2019 ceremony is still scheduled for February 24; the 2020 ceremony will be held on February 9
  4. ^ Andreeva, Nellie (8 tháng 1 năm 2020). “The Oscar Telecast Won't Have Traditional Host For Second Straight Year – TCA”. Deadline (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ “Oscars: The Complete Winners List”. The Hollywood Reporter. 9 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ “Honeyland”. International Documentary Film Festival Amsterdam. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập 13 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ Aswad, Jem (9 tháng 2 năm 2020). “Watch Billie Eilish Perform the Beatles' 'Yesterday' at the Oscars”. Variety. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Rahman, Abid (9 tháng 2 năm 2020). “Oscars: Luke Perry, Sid Haig Omitted From In Memoriam Segment”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  9. ^ Hayes, Dade (9 tháng 2 năm 2020). “Oscars In Memoriam Snubs Luke Perry, Jan-Michael Vincent, Michael J. Pollard, More”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.