Thảm sát Đắk Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảm sát Đắk Sơn
Địa điểmĐắk Sơn, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam Cộng hòa
Thời điểm5 tháng 12 năm 1967
Mục tiêuMontagnard dân làng Đắk Sơn
Loại hìnhThảm sát
Tử vong114-252
Thủ phạmMỹ tuyên bố là do Việt Cộng, Việt Nam tuyên bố là do Không quân Mỹ ném bom[1]

Thảm sát Đắk Sơn là một sự kiện trong cuộc Chiến tranh Việt Nam tại làng Đắk Sơn, tỉnh Phước Long, nơi mà nhiều thường dân đã chết trong một cuộc giao tranh giữa quân đội Mỹ - VNCH và quân Giải phóng. Hai bên quy trách nhiệm cho nhau về vụ việc này[1]. Đắk Sơn là vùng đất nằm dưới chân một vùng đồi núi cách biên giới Campuchia khoảng 50 km.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tài liệu của Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Ronald H. Spector, giáo sư về Lịch sử và Quan hệ quốc tế tại đại học George Washington, vào ngày 5 tháng 12 năm 1967, 2 tiểu đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã bao vây làng Đắk Sơn, nơi có 2000 người Thượng và khu trại đóng quân của khoảng 1 đại đội lính Việt Nam Cộng hòa, bởi vì họ cho là làng này chống cộng và đã giúp đỡ cho những người tị nạn trốn khỏi các khu vực do người cộng sản kiểm soát.[2]

Theo Charles Krohn, một sĩ quan tình báo Hoa Kỳ dẫn lại tài liệu của Douglas Pike, thời điểm đó là nhân viên Phòng Thông tin "USIS" (Đơn vị Tâm lý chiến Hoa Kỳ), làng Đắk Sơn đã xảy ra một trận đánh vào ngày 6/12/1967. Theo Hoa Kỳ tuyên bố, khoảng 300-500 lính đã tấn công vào khu trại đóng quân của 54 lính Việt Nam cộng hòa, trong trận đánh khoảng 50 cho tới 60 người đã dùng súng phun lửa để tấn công. Lửa lan tới nhiều ngôi nhà trong trại (làm toàn bằng tre nứa) khiến chúng bị cháy.[3] Theo Charles Krohn, một số người bị chết trong nhà, một số khác trốn dưới hầm bị chết do ngạt khói từ các đám cháy. Những căn nhà không bị cháy thì bị phá hủy bằng lựu đạn. Trước khi rời khỏi làng, họ đã bắn chết 60 người trong số 200 người còn sống sót bị bắt. Số còn lại bị bắt theo vô rừng. Theo tài liệu của USIS thì đã tìm được xác 252 người, 70% là phụ nữ và trẻ con[4].

Tuy nhiên, một tài liệu khác của Kenneth Gee thì lại ghi là 10 người lính gác bị bắn chết, thêm 114 dân làng, hầu hết là phụ nữ và trẻ em bị chết do lựu đạn và súng phun lửa, số khác thì chết vì nhà bị đốt cháy[5].

Theo tài liệu của Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tài liệu của Việt Nam, trong giai đoạn này đã xảy ra một trận đánh giữa quân Giải phóng và đối phương tại làng Đak Son. Máy bay Mỹ đã ném bom khiến ngôi làng bị cháy và nhiều thường dân thiệt mạng. Cụ thể, theo sách "Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)" thì:[6]

"Phát huy thắng lợi, ngày 7 tháng 11 năm 1967, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, 3.000 dân trong ấp chiến bức rút 1 đồn do một đại đội thuộc tiểu đoàn 3/trung đoàn 9/sư đoàn 5 và 2 trung đội dân vệ đóng giữ, giải phóng ấp. Ta tiếp tục bao vây đồn Đak Son, địch hoảng hốt cho máy bay oanh tạc bừa bãi vào ấp chiến lược, sát hại một số dân, thiêu rụi gần 200 ngôi nhà. Nhân dân Đak Son kéo lên Tòa hành chính tỉnh đấu tranh, đòi bồi thường nhân mạng và tài sản, buộc địch phải hứa bồi thường. Đến ngày 8 tháng 12 năm 1967, phối hợp lực lượng bên trong và bên ngoài, ta tiến công, tiêu diệt đồn Đak Son, diệt 80 tên địch, bắt sống 15 tên, thu toàn bộ vũ khí."

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lịch sử Bình Phước kháng chiến, 1945-1975. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2002. tr. 338.
  2. ^ Spector, Ronald H. (1993). After Tet: The Bloodiest Year in Vietnam.
  3. ^ Krohn, Charles A. The Last Battalion. tr. 30.
  4. ^ The Massacre at Dak Son Item #: 2311311042 Lưu trữ 2016-04-16 tại Wayback Machine, Texas Tech University
  5. ^ The terror in South Vietnam Lưu trữ 2016-04-16 tại Wayback Machine, Texas Tech University
  6. ^ Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2002. Trang 338. [1]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Krohn, Charles A. The Lost Battalion: Controversy and Casualties in the Battle of Hue. Westport, Conn: Praeger, 1993.
  • Spector, Ronald H. After Tet: The Bloodiest Year in Vietnam. New York: Free Press, 1993.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]