Tutti frutti

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tutti frutti
Cây kem tutti frutti đóng hộp, với cảnh nền bị làm mờ của một bến cảng ở Anh.
Kem Tutti frutti
Thành phần chínhKẹo trái cây hoặc hương vị trái cây

Tutti frutti (từ tiếng Ý tutti i frutti có nghĩa là "toàn bộ các loại trái cây"; còn mang dấu gạch ngang là tutti-frutti) là món mứt kẹo có chứa nhiều loại trái cây cắt nhỏ thường là kẹo trái cây, hoặc mang hương vị nhân tạo hay tự nhiên mô phỏng hương vị kết hợp của nhiều loại trái cây khác nhau. Món này nổi bật nhất ở các nước phương Tây bên ngoài nước Ý dưới dạng kem.

Trái cây được sử dụng để làm kem tutti frutti gồm anh đào, dưa hấu, nho khôdứa, thường kèm thêm các loại hạt.[1]Hà Lan, tutti-frutti (còn gọi là "tutti frutti", "tuttifrutti") là mứt trái cây gồm toàn trái cây sấy khô được dùng làm món tráng miệng[2][3] hoặc làm món phụ ăn kèm với thịt.[4][5]Bỉ, tutti-frutti thường được xem là món tráng miệng.[6] Thông thường, món này bao gồm sự kết hợp của nho khô, nho, , mận khô, chà làsung.

Ngay ở nước Mỹ, tutti frutti cũng có thể dùng để chỉ các loại trái cây ngâm rượu brandy hoặc rượu mạnh khác, hoặc thậm chí trái cây được lên men trong chất lỏng có chứa đường và men.[7]

Tại Luxembourg, tutti fruitty dùng để chỉ salad trái cây, chủ yếu là salad trái cây đóng hộp được đóng gói sẵn từ siêu thị.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Kem tutti frutti từng được dùng trong ít nhất 160 năm, khi món này xuất hiện trên hóa đơn thanh toán cho bữa tối năm 1860 ở nước Anh.[8]

Công thức làm kem tutti frutti được tìm thấy trong sách dạy nấu ăn vào cuối thế kỷ 19. Công thức làm kem tutti frutti được đưa vào sách dạy nấu ăn năm 1874 có nhan đề Common Sense in the Household: A Manual of Practical Housewifery (Thường thức gia đình: Sổ tay hướng dẫn về người nội trợ thiết thực).[9] Công thức này gọi là tutti frutti thực sự và không được đặt tên một cách cầu kỳ như vậy. Trong sách dạy nấu ăn năm 1883 có nhan đề The Chicago Herald Cooking School (Trường dạy nấu ăn của tờ Chicago Herald) cũng có một công thức làm kem tutti frutti thế này.[10]

Năm 1888, một trong những hương vị kẹo cao su đầu tiên được bày bán trong máy bán hàng tự động, do Công ty Kẹo Cao su Adams New York tạo ra, là tutti frutti.[11]

Nhiều thực đơn nhà hàng vào khoảng năm 1900 trong bộ sưu tập của Thư viện Công cộng New York cũng liệt kê nhiều loại kem này.[12]

Ít nhất một cuốn sách dạy nấu ăn đầu thế kỷ 20 của Mỹ có gợi ý rằng kem tutti frutti rất phổ biến ở nước này. The Italian Cookbook (Sách dạy nấu ăn món Ý)[13] có ghi công thức chế biến Tutti Frutti Ice và nói, "Đây không phải là món kem tutti frutti mà ai cũng biết đến ở Mỹ".

Cuốn sách dạy nấu ăn năm 1928 có nhan đề Seven Hundred Sandwiches (Bảy trăm loại bánh kẹp) của Florence A. Cowles (xuất bản ở Boston) bao gồm công thức làm bánh kẹp gọi là Tutti Frutti Sandwich với phần nhân làm từ kem đánh, quả chà là, nho khô, quả sung, quả óc chó và đường.[14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Marshall, Robert T.; H. Douglas Goff; Richard W. Hartel (2003). Ice Cream. Springer. tr. 348. ISBN 978-0-306-47700-3.
  2. ^ Duquesnoy, C. (2002). Toveren met toetjes. Inmerc. tr. 38. ISBN 978-90-6611-268-1.
  3. ^ van Blommestein, Irene; Annelène van Eijndhoven; José van Mil; Paul Somberg; Fon Zwart (2002). Kook ook: het nieuwe kookboek met productinformatie, alle basistechnieken en meer dan 1400 recepten. Inmerc. tr. 251–252. ISBN 978-90-6611-287-2.
  4. ^ ten Houte de Lange, Clara (2007). Dutch cooking today. Kim MacLean, L. George biên dịch. Inmerc. tr. 111. ISBN 978-90-6611-845-4.
  5. ^ Duijker, H.; Clara ten Houte de Lange (2005). Wijn & Wild. Inmerc. tr. 87. ISBN 978-90-6611-514-9.
  6. ^ Declercq, M. (2012). Koken op z'n Belgisch. Inmerc. tr. 86. ISBN 978-90-6611-248-3.
  7. ^ Emery, Carla (2003). The Encyclopedia of Country Living: An Old Fashioned Recipe Book. Sasquatch. tr. 540–541. ISBN 978-1-57061-377-7.
  8. ^ “A Festival Commemorative of the Birth of the Immortal 'Bard of Avon', The Crayon, W.J. Stillman & J. Durand, Editors and proprietors, tr. 173–176, tháng 6 năm 1860, truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016
  9. ^ Harland, Marion (1874). Common Sense in the Household: A Manual of Practical Housewifery. Scribner, Armstrong & Co. tr. 451. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2017 – qua Internet Archive.
  10. ^ Whitehead, Jessup (1883). “The Chicago Herald Cooking School: a professional cook's book for household use, consisting of a series of menus for every day meals and for private entertainments, with minute instructions for making every article named, originally published in the Chicago Daily Herald”. Open Library. Published by author. tr. 40. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
  11. ^ “Thomas Adams - Inventor of the First Modern Chewing Gum”. Chewing Gum Facts.
  12. ^ “What's on the menu? Dishes Tutti Frutti Ice Cream”. New York Public Library. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  13. ^ Gentile, Maria (1919). The Italian Cookbook (PDF). New York: The Italian Book Co. tr. 15. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  14. ^ “Sandwiches, 1920s style”. The Food History Timeline.