Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôm hùm nước ngọt”
Tôm hùm càng đất |
(Không có sự khác biệt)
|
Phiên bản lúc 05:39, ngày 13 tháng 6 năm 2014
Procambarus clarkii | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Arthropoda |
Phân ngành (subphylum) | Crustacea |
Lớp (class) | Malacostraca |
Bộ (ordo) | Decapoda |
Họ (familia) | Cambaridae |
Chi (genus) | Procambarus |
Phân chi (subgenus) | Scapulicambarus |
Loài (species) | P. clarkii |
Danh pháp hai phần | |
Procambarus clarkii (Girard, 1852) [2] |
Procambarus clarkii là một loài tôm hùm càng nước ngọt thuộc nhóm tôm hùm đất có nguồn gốc từ Đông Nam Hoa Kỳ và còn được tìm thấy trên các châu lục khác, nơi mà nó gây ra một dịch hại xâm lấn nghiêm trọng. Chúng phân bố tự nhiên ở Bắc Mỹ, là một trong 500 loại Tôm hùm đất (crawfish) và có đời sống như cua đồng, con cáy.
Tên gọi
Procambarus clarkii còn gọi là tôm đầm lầy đỏ, tôm càng đầm lầy đỏ, tôm Louisiana, tôm hùm Louisiana hoặc bọ bùn (mudbug).[3], tên tiếng Anh của chúng còn là tôm hùm nước ngọt (Red swamp crawfish) hay finger lobster[4]. Trong tiếng Việt, tên gọi phổ biến của chúng là tôm hùm đất, chúng được gọi là đặt tên như vậy bởi nó có vẻ ngoài giống như con tôm hùm thu nhỏ với 2 chiếc càng lớn, một đặc điểm chỉ có ở loại tôm to[5]. Người Việt ở Mỹ thì gọi chúng là tôm rồng, tôm hùm đất, tôm hùm nước ngọt, ngoài ra ở một số nơi khác tại Việt Nam, vì có cơ thể và bản năng sống khá đặc biệt nên nông dân gọi tên con tôm này khác nhau, có nơi thì gọi là tôm lai cua, nơi lại gọi là cua lai tôm, thậm chí, có người gọi là tôm Trung Quốc, người lại gọi là cua Mỹ, còn có nơi gọi là tôm quái thai, thủy quái tôm lai cua[6][7]
Phạm vi
Phạm vi bản xứ của P. clarkii là khu vực dọc theo bờ biển vùng Vịnh từ miền bắc Mexico đến Florida, cũng như nội địa, tới miền nam Illinois và Ohio[1]. Nó cũng đã được du nhập ra bên ngoài một cách cố ý bên ngoài phạm vi tự nhiên của nó vào các nước trong Châu Phi, Châu Âu và các nơi khác ở châu Mỹ và châu Á, chẵng hạn như ở Việt Nam, tôm hùm đất được nhập về từ Mỹ và Trung Quốc và được nhập nuôi ở vùng Phú Thọ từ năm 2009 với diện tích nuôi thả ở tỉnh này đã lên đến 700ha[8] hay Sóc Trăng. Người dân bản xứ lúc đầu còn bỡ ngỡ và gọi chúng là thủy quái tôm lai cua hoặc tôm nhiễm phóng xạ, tôm quái thai[9]. Loài tôm này được nhập vào Nhật Bản và Trung Quốc từ những năm 1930. Hiện Trung Quốc là nơi sản xuất loài tôm này lớn nhất thế giới vượt qua cả quê hương của chúng[10].
Ở Bắc Âu, số lượng của chúng được tự duy trì nhưng không mở rộng, trong khi ở miền nam châu Âu, P. clarkii đang sinh sản và tích cực xâm lấn các vùng lãnh thổ mới, lấn sang các loài tôm bản địa như Astacus astacus và Austropotamobius spp. Các cá thể được báo cáo là có thể vượt qua nhiều dặm đất tương đối khô, đặc biệt là trong mùa mưa, mặc dù thị trường cá cảnh và câu cá có thể thúc đẩy nhanh sự lây lan của nó. Người câu cá hay sử dụng P. clarkii làm mồi.
Sinh thái học
P. clarkii thường được tìm thấy trong môi nước ngọt ấm, chẳng hạn như những vùng nước chảy từ chảy sông, đầm lầy, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu và các ruộng lúa. Nó có thể phát triển một cách nhanh chóng ngay cả trong khi nguồn nước chỉ có theo mùa, có thể chịu đựng tình trạng khô hạn lên đến bốn tháng. P. clarkii phát triển nhanh chóng, và có khả năng đạt trọng lượng vượt quá 50g, và kích cỡ trung bình của chúng từ 5,5-12 cm (2,2-4,7 in).[11]. Nó cũng có thể chịu đựng được môi trường nước lợ, điều này được coi là bất thường đối với một con tôm. Ngoài ra, P. clarkii có khả năng sinh lý cao với có khả năng chịu nồng độ oxy hòa tan tương đối thấp.[12] . Vòng đời trung bình của Procambarus clarkii là 05 năm. Một số cá thể được biết là đã đạt đến độ tuổi (trong tự nhiên) của hơn sáu năm.
Những hoạt động đào hang của P. clarkii có thể dẫn đến thiệt hại cho nguồn nước và các loại cây trồng, đặc biệt là gạo, có thể phá vỡ hệ sinh thái bản địa. Nó có thể ra cạnh tranh với các loài tôm càng bản địa, và là một véc tơ truyền bệnh cho tôm càng bệnh dịch hạch nấm Aphanomyces astaci, virus tôm càng Vibriosis, và một số giun ký sinh trên vật có xương sống.
Mô tả
Tôm có tuổi thọ 5-6 năm và chiều dài cơ thể đạt tối đa đến 20cm, nặng không quá 50g, chỉ nhỏ cỡ 2 ngón tay, bề ngoài loài tôm này nhìn giống như tôm hùm nhưng chỉ to bằng hai ngón tay, đặc biệt có hai càng to như càng cua. Chúng có hai càng to dùng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn, đấu tranh sinh tồn. Những mô tả thực tế cho biết loài tôm này có hình thù kỳ lạ chúng có cái mũi như đầu châu chấu, phần đầu to như mai con cua với 8 cẳng tủa hai bên, và hai cái càng to giống càng cua chứ không phải càng tôm, phần đuôi khá nhỏ cong của nó giống với loài tôm.[13][14]
Thịt và gạch của tôm hùm đất béo và có vị ngọt, vị lạ, khác biệt nhiều với thịt loại tôm, thủy hải, hải sản khác. Khi nấu lên, thịt và gạch của tôm béo và ngọt[15][16][17], tuy không có thớ thịt lớn như các loại tôm khác nhưng thịt tôm hùm đất được cho là có vị bùi, độ đạm cao đặc biệt là phần đầu tôm, nhiều phần vỏ mềm nhai được nên ăn được[18]. Tuy nhiên, giống tôm này ít thịt, tỉ lệ thịt chiếm chỉ khoảng 15% trọng lượng của tôm, còn lại là vỏ tính chung thì lượng thịt của nó chỉ chiếm chừng 30% trọng lượng cơ thể, vỏ chúng tuy cứng cáp khi đang sống nhưng khi bị luộc, hấp, nấu, vỏ tôm cứng bao bọc cơ thể chúng bở ra, bẻ nhẹ là vỡ, mà không dai như tôm hoặc cứng như cua biển[19].
Tập tính
Tôm thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm. Chúng có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 38 độ C. Chúng có thể từ môi trường nước, tôm có thể kéo lên bờ sống, thậm chí cả đàn có thể di chuyển lên bãi cỏ ở. Với sức đề kháng mạnh, chúng có thể sống trong môi trường ô nhiễm, thậm chí sống trong cống rãnh. Ở Nhật, loài tôm này sống nhung nhúc trong các cống rãnh ô nhiễm giữa thành phố như loài chuột cống.
Đây là loài tôm ăn tạp, loại tôm này sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống. Chính vì khả năng thích ứng với nhiều loại môi trường, nên loài tôm này đã di cư từ ao hồ, ruộng vườn ra sông suối[20].
Loài tôm hùm này có hai càng to, rất hung hăng, chỉ cần đưa tay gần là chúng lao tới chớp càng tấn công như cua biển, chúng rất hung dữ, khi bị bắt thì bò dọc, rồi bò ngang như cua, và giương hai cái càng to và cứng lên trời, khi bị kẹp trúng dù chém đứt càng, nhưng cái càng vẫn không mở ra. Chính vì tôm rất hung hăng nên khi thoát ra ngoài môi trường tự nhiên, chúng có thể tấn công các loài tôm bản địa[21] Tôm hùm nước ngọt không chỉ sống tốt trong nước ngọt mà còn sống tốt trong các đầm lầy. Nếu nuôi đại trà loài thủy sản này sẽ là mối họa cho các công trình thủy lợi, công trình công cộng và có khả năng chúng sẽ tiêu diệt loài tôm bản địa từ việc tranh giành thức ăn để đấu tranh sinh tồn. Mặt khác, đây là loài ngoại lai thì khả năng mang mầm bệnh[22].
Vào mùa sinh sản, chúng còn đào hang đẻ con giống như cua đồng, hay như con cáy. Chúng có khả năng đào hang sâu hơn cả cua, khỏe hơn cả chuột, chính vì vậy có lo ngại loài tôm càng này có thể gây ra thảm họa tàn phá không khác gì ốc bươu vàng vì với thói quen đào hang sâu đến 2m sẽ có nguy cơ phá hỏng hệ thống đê điều. Tuy vậy, cũng chỉ có một vài loài trong số 500 loài crayfish khác nhau có sở thích ăn hoa màu và đào hang sâu, còn hầu hết chúng hiền lành như con tôm, và có bản năng đào hang như con cua con cáy[23][24].
Giá trị kinh tế
Nuôi tôm này dễ, cho năng suất cao. Giống tôm này có thể sống được trong nhiều loại môi trường, có thể nuôi xen với lúa[25] Thu hoạch thịt P. clarkii chiếm một phần lớn của tôm sản xuất tại Hoa Kỳ và các nơi khác. Nuôi tôm càng bắt đầu ở Louisiana trong thế kỷ 18, diễn ra tại cánh đồng lúa, gạo và tôm càng làm tốt việc sử dụng đất đai, tài nguyên, thiết bị, cơ sở hạ tầng đã được sử dụng cho sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, sản xuất các loại tôm đã giảm trong những năm gần đây do sự gia tăng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hiện là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về con tôm này. Một số loài động vật giáp xác đã được phổ biến đến Trung Quốc để tạo ra thị trường nuôi trồng thủy sản và bởi vì chúng thích nghi tốt hơn để phát triển so với các loài cá bản địa.[26].[27]. Theo thị trường thế giới, tôm rồng có giá 20USD/kg, ở Việt Nam thì bán được với giá vài USD/kg[28].
P. clarkii cũng đã được du nhập đến những nơi khác để canh tác, chẳng hạn như Tây Ban Nha, nơi mà thành công của nó là do khả năng xâm chiếm môi trường sống bị xáo trộn có thể sẽ không phù hợp cho tôm càng bản địa. P. clarkii cũng được tiếp thị từ các công ty cung cấp sinh học phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Chúng cũng được trưng bày với các màu sắc khác nhau, bao gồm trắng, xanh, và màu da cam và thường được bán trong các cửa hàng vật nuôi. Sự trỗi dậy của P. clarkii cũng đã dẫn đến thiệt hại kinh tế ở một số vùng. Trong khu vực Baixo Mondego của Bồ Đào Nha, nó gây ra giảm 6,3% lợi nhuận trong lĩnh vực lúa gạo.[29].[30].
Procambarus clarkii được ăn nhiều ở Hoa Kỳ, Campuchia, Châu Âu, Trung Quốc, Châu Phi, Úc, Canada, New Zealand và vùng Caribê. Khoảng 98% số tôm thu hoạch ở Mỹ đến từ Louisiana, vào năm 1990 nơi đây sản xuất 90% tôm loại này trên thế giới và tiêu thụ 70% sản lượng tại địa phương.[31]. Tại Louisiana con tôm thường được đun sôi trong một nồi lớn với gia vị nồng (muối, ớt cayenne, chanh, tỏi, lá bay, vv) và các mặt hàng khác như khoai tây và bắp ngô.[32]. Nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để luộc sôi con tôm, món ăn này thường phục vụ tại một cuộc họp thường là món tôm luộc với đủ các món luộc, hấp bia, nướng, tôm xào dừa, canh tôm, chỉ đơn giản là nước luộc tôm nấu với khoai tây cùng bắp ngô bao tử, đây là món ăn nổi tiếng trong cộng đồng người Việt sống ở Mỹ[33]. Tôm hùm đất được nhập về từ Mỹ và Trung Quốc về Việt Nam. Tôm hùm đất còn được bán ở quán vỉa hè bình dân mà món ăn thường chỉ phục vụ tại nhà hàng với mức giá cao được du học sinh hay người Việt sành điệu sống tại Mỹ ưa thích[34].
Chú thích
- ^ a b K. A. Crandall (2010). “Procambarus clarkii”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 3.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2011.
- ^ C. Girard (1852). “A revision of the North American astaci, with observations on their habits and geographic distribution”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 6: 87–91.
- ^ “Seafood List Search Returns”. FDA Acceptable Seafood Name Database. 2008. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
- ^ http://www.baothaibinh.com.vn/16/695/Phat_hien_nhap_lau_tom_hum_nguy_hiem.htm
- ^ http://news.zing.vn/Tom-hum-dat-sang-chanh-o-quan-via-he-binh-dan-post359004.html
- ^ http://vtc.vn/394-223377/phong-su-kham-pha/nguon-goc-thuy-quai-tom-lai-cua.htm
- ^ http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhung-quai-vat-gay-xon-xao-du-luan-viet-nam-2225628/
- ^ http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/nau-nuong/hai-san-tai-nha-hang-tom-hum-dat-sg-crawfish-2331007.html
- ^ http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhung-quai-vat-gay-xon-xao-du-luan-viet-nam-2225628/
- ^ http://vtc.vn/394-223377/phong-su-kham-pha/nguon-goc-thuy-quai-tom-lai-cua.htm
- ^ “Procambarus clarkii (crustacean)”. Global Invasive Species Database. 31 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2010.
- ^ Bonvillain, Christopher P. (2012). “Physiological biomarkers of hypoxic stress in red swamp crayfish Procambarus clarkii from field and laboratory experiments”. Comparative Biochemistry and Physiology A. 163: 15–21. doi:10.1016/j.cbpa.2012.04.015. Đã bỏ qua tham số không rõ
|coauthors=
(gợi ý|author=
) (trợ giúp) - ^ http://vtc.vn/394-223222/phong-su-kham-pha/su-that-ve-thuy-quai-tom-lai-cua-xon-xao-cu-dan-mang.htm
- ^ http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhung-quai-vat-gay-xon-xao-du-luan-viet-nam-2225628/
- ^ http://www.phununet.com/tin-tuc/nha-hang-tom-hum-dat-sg-crawfish/1c-2602sc-69973n.html
- ^ http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/34/17257/
- ^ http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/nau-nuong/hai-san-tai-nha-hang-tom-hum-dat-sg-crawfish-2331007.html
- ^ http://news.zing.vn/Tom-hum-dat-sang-chanh-o-quan-via-he-binh-dan-post359004.html
- ^ http://vtc.vn/394-223222/phong-su-kham-pha/su-that-ve-thuy-quai-tom-lai-cua-xon-xao-cu-dan-mang.htm
- ^ http://vtc.vn/394-223377/phong-su-kham-pha/nguon-goc-thuy-quai-tom-lai-cua.htm
- ^ http://www.baothaibinh.com.vn/16/695/Phat_hien_nhap_lau_tom_hum_nguy_hiem.htm
- ^ http://www.baothaibinh.com.vn/16/695/Phat_hien_nhap_lau_tom_hum_nguy_hiem.htm
- ^ http://www.baothaibinh.com.vn/16/695/Phat_hien_nhap_lau_tom_hum_nguy_hiem.htm
- ^ http://vtc.vn/394-223377/phong-su-kham-pha/nguon-goc-thuy-quai-tom-lai-cua.htm
- ^ http://vtc.vn/394-223377/phong-su-kham-pha/nguon-goc-thuy-quai-tom-lai-cua.htm
- ^ W. Ray McClain & Robert P. Romaire. “Crawfish culture: A Louisiana aquaculture success story” (PDF). World Aquaculture. 35 (4): 31–35, 60–61.
- ^ Miao Weimin (2010). “Recent developments in rice-fish culture in China: a holistic approach for livelihood improvement in rural areas”. Success Stories in Asian Aquaculture. tr. 15–40. doi:10.1007/978-90-481-3087-0_2. ISBN 978-90-481-3087-0.
- ^ http://vtc.vn/394-223377/phong-su-kham-pha/nguon-goc-thuy-quai-tom-lai-cua.htm
- ^ Pedto M. Anastácio, Vasco S. Parente & Alexandra M. Correia (2005). “Crayfish effects on seeds and seedlings: identification and quantification of damage”. Freshwater Biology. 50 (4): 697–704. doi:10.1111/j.1365-2427.2005.01343.x.
- ^ https://estudogeral.sib.uc.pt/jspui/bitstream/10316/5448/1/file50b1ec0e12ad4323b6772dcd484668a8.pdf
- ^ Larry W. de la Bretonne, Jr. and Robert P. Romaire (1990). “Crawfish production: harvesting, marketing and economics” (PDF). SRAC Publication. Southern Regional Aquaculture Center. 42.
- ^ How to Season a Crawfish Boil
- ^ http://www.doisongphapluat.com/giai-tri/du-lich/top-5-quan-an-ngon-noi-tieng-cua-sao-viet-a31805.html#.U5lo3HKSyNA
- ^ http://news.zing.vn/Tom-hum-dat-sang-chanh-o-quan-via-he-binh-dan-post359004.html
- M. James Norrocky (1991). “Observations on the ecology, reproduction and growth of the burrowing crayfish Fallicambarus (Creaserinus) fodiens (Decapoda: Cambaridae) in North-central Ohio”. American Midland Naturalist. 125 (1): 75–86. doi:10.2307/2426371. JSTOR 2426371.
Liên kết ngoài
- Tư liệu liên quan tới Procambarus clarkii tại Wikimedia Commons
- Procambarus clarkii at Animal Diversity Web