Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Harry Martinson”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguyen01 (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: nhỏ|phải|200px|Harry Martinson {{Người đoạt giải Nobel|tên=Harry Martinson}} '''Harry Martinson''' (6 tháng 5 năm 1904 – 11 tháng 2 năm ...
 
Doanvanvung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34: Dòng 34:
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://www.kirjasto.sci.fi/harrymar.htm Harry Martinson]
*[http://www.kirjasto.sci.fi/harrymar.htm Harry Martinson]
*[http://www.swedishbookreview.com/article-2004-1-vinde.asp A translators look at Flowering Nettles] Swedish book review
* [http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&GRid=9571170 Harry Martinson's Photo & Gravesite]


{{Người được giải Nobel Văn học 1951-1975}}
{{DEFAULTSORT:Martinson, Harry}}
{{DEFAULTSORT:Martinson, Harry}}
{{Thời gian sống|sinh=1904|mất=1978|tên=Martinson, Harry}}
{{Thời gian sống|sinh=1904|mất=1978|tên=Martinson, Harry}}
Dòng 40: Dòng 43:
[[Thể loại:Nhà thơ Thụy Điển]]
[[Thể loại:Nhà thơ Thụy Điển]]
[[Thể loại:Người đoạt giải Nobel Văn chương]]
[[Thể loại:Người đoạt giải Nobel Văn chương]]


[[ar:هاري مارتنسون]]
[[br:Harry Martinson]]
[[ca:Harry Martinson]]
[[cs:Harry Martinson]]
[[de:Harry Martinson]]
[[et:Harry Martinson]]
[[es:Harry Martinson]]
[[en:Harry Martinson]]
[[eo:Harry Martinson]]
[[fr:Harry Martinson]]
[[gl:Harry Martinson]]
[[hi:हैरी मार्टिन्सन]]
[[hr:Harry Martinson]]
[[io:Harry Martinson]]
[[sw:Harry Martinson]]
[[ja:ハリー・マーティンソン]]
[[no:Harry Martinson]]
[[oc:Harry Martinson]]
[[pl:Harry Martinson]]
[[pt:Harry Martinson]]
[[ru:Мартинсон, Харри]]
[[fi:Harry Martinson]]
[[sv:Harry Martinson]]
[[ta:ஹரி மார்ட்டின்சன்]]
[[tr:Harry Martinson]]
[[diq:Harry Martinson]]
[[zh:哈里·马丁松]]

Phiên bản lúc 08:18, ngày 19 tháng 9 năm 2007

Harry Martinson

Bản mẫu:Người đoạt giải Nobel Harry Martinson (6 tháng 5 năm 1904 – 11 tháng 2 năm 1978) – nhà thơ, nhà văn Thụy Điển đoạt giải Nobel Văn học năm 1974.

Tiểu sử

Harry Martinson sinh ở Jämshög, miền tây-nam Thụy Điển. Là con thứ 5 trong gia đình có 7 người con và là con trai duy nhất. Bố là thuyền trưởng tàu viễn dương, mất khi H. Martinson mới lên 6 sáu tuổi. Một thời gian sau mẹ sang Mỹ bỏ lại H. Martinson cùng sáu chị em gái ở Thụy Điển, cả 7 chị em được đưa vào trại tế bần. Khi Thế chiến I sắp kết thúc H. Martinson đến Goterburg làm thủy thủ thiếu niên trên tàu; từ năm 1920 - 1927 ông làm thợ đốt lò rồi thủy thủ trên tàu viễn dương đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và thường trốn lên bờ làm công nhân hoặc đi dạo lang thang nơi xứ lạ. Bệnh lao phổi đã buộc ông trở về Thụy Điển chữa bệnh. Chia tay với biển ông bắt đầu đi làm thơ.

Năm 1929 H. Martinson cưới nữ nhà văn Moa Swartz - lớn hơn ông 14 tuổi. Cũng trong năm này ông xuất bản tập thơ Con tàu ma, chịu ảnh hưởng của R. KiplingA. Lundkvist. Khi tập thơ Người du mục ra đời năm 1931 thì H. Martinson thực sự được coi là một nhà thơ danh tiếng với "những vần thơ tươi mát và giàu hình ảnh". Cuộc sống của một kẻ du lãng vô tư được H. Martinson phản ánh trong các tập bút kí Chuyến du hành không có mục đích (1931), Mũi đất li biệt (1933). Những tập kí này của ông được các nhà phê bình đánh giá cao. Sau hai tập kí, H. Martinson bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Cây tầm ma nở hoa (1935) với hồi tưởng về tuổi thơ dữ dội trong những trại tế bần. Một năm sau ông viết tiếp cuốn tiểu thuyết Vào đời kể về những tháng năm tuổi trẻ của mình. Năm 1931 H. Martinson cùng vợ sang Liên Xô tham dự Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất. Năm 1939 Liên Xô xâm lược Phần Lan, Martinson tham gia đội quân tình nguyện Thụy Điển nhưng chỉ được một thời gian ông bị bệnh phải rời quân ngũ. Thời gian chữa bệnh ông viết bút ký Sự thật đối mặt cái chết kêu gọi chống lại chủ nghĩa chuyên chế ở châu Âu. Cũng trong năm này ông ly dị vợ.

Sau Thế chiến II ông viết tiểu thuyết Con đường đến Klokrike (1948) và truyện thơ sử thi Aniara: Về con người, thời gian và không gian (1956). Tiểu thuyết Con đường đến Klockrike rất nổi tiếng ở các nước nói tiếng Anh. Nhờ điều này mà ông được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển - một danh dự vô cùng to lớn đối với một nhà văn tự học như ông. Aniara là một trường ca triết học bao gồm 103 khúc ca kể chuyện một con tàu vũ trụ chở 8 nghìn người đi lánh nạn nguyên tử trên trái đất. Loài người, với cách mạng khoa học kĩ thuật, đang đánh mất những giá trị tinh thần... H. Martinson không sợ tiến bộ kĩ thuật nhưng ông hình dung tiến bộ kĩ thuật như là một cuộc du lịch vô tận vào bóng tối. Truyện thơ Aniara... nhận được những sự đánh giá khác nhau. Nhà phê bình người Mỹ Michael Meyer gọi Aniara là "sự nhầm lẫn, kêu ca, than phiền", còn nhà thơ Mỹ Robert Blye lại gọi nó là "một kiệt tác".

H. Martinson được tặng giải Nobel cùng với E. Johnson vì "trong tác phẩm của ông có tất cả - từ giọt sương đến vũ trụ". Viện hàn lâm Thụy Điển gọi ông và E. Johnson - người cùng nhận giải Nobel 1974 với ông - "là đại diện của các nhà văn xuất thân từ công nhân đi vào văn học và làm giàu cho văn học bằng những số phận phức tạp của mình". Trường ca Aniana của H. Martinson được đánh giá là "một trong những sử thi vĩ đại nhất của thời hiện đại", là lịch sử tượng trưng của loài người đã đánh mất những giá trị tinh thần, và H. Martinson được gọi là nhà thơ đầu tiên của thời đại vũ trụ. Sau lễ trao giải thưởng, ở Thụy Điển có dư luận cho rằng việc H. Martinson được trao giải là có thiên vị vì ông là thành viên của Viện Hàn lâm, vì trong năm này có Graham Greene, Saul BellowVladimir Nabokov cũng đều là những nhà văn được đề cử.

Ngoài giải thưởng Nobel, H. Martinson còn được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Goteborg, giải thưởng quốc tế mang tên H. Steffens, giải thưởng của báo Svenska Dagbladet, giải thưởng của Radio Thụy Điển... Ông mất ở Stockholm năm 1978.

Tác phẩm

  • Con tàu ma (Spokskepp, 1929), thơ.
  • Năm nhà thơ trẻ (Fern Unga, 1930), thơ in chung với các nhà thơ khác.
  • Người du mục (Nomad, 1931), thơ.
  • Thơ trữ tình hiện đại (Modern lyrik, 1931), thơ.
  • Thiên nhiên (Natur, 1934), thơ.
  • Chuyến du hành không có mục đích (Resor utan mal, 1932), kí.
  • Mũi đất li biệt (Kap farval, 1933), kí.
  • Cây tầm ma nở hoa (Nasslorna blomma, 1935), tiểu thuyết.
  • Vào đời (Vagen ut, 1936), tiểu thuyết.
  • Sự thật đối mặt với cái chết (Verklighet till dods, 1940), kí.
  • Passad (1945), thơ.
  • Con đường đến Klockrike (Vagen till Klockrike, 1948), tiểu thuyết.
  • Aniara: về con người, thời gian và không gian (Aniara: En revy om maniskan i tid och rum, 1956), truyện thơ.
  • Cikada (1953), tập thơ.
  • Cây cỏ ở Thule (Grasen i Thule, 1958), thơ.
  • Xe chở đồ (Vagen, 1960), thơ.
  • Thơ về ánh sáng và bóng tối (Dikter om ljus och morker, 1971), thơ.
  • Gò đất (Tuvor, 1973), thơ.
  • Ba con dao từ Wei (Tre knivar fran Wei, 1964), kịch.

Liên kết ngoài