Đại lộ Đông – Tây (Thành phố Hồ Chí Minh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại lộ Đông – Tây
Đại lộ Võ Văn Kiệt nhìn từ cầu Nguyễn Văn Cừ
Thông tin tuyến đường
Tên khácĐại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ
Chiều dài21,9km
Tồn tại20 tháng 11 năm 2011
(12 năm, 4 tháng, 4 tuần và 2 ngày)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại nút giao Cát Lái, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  tại nút giao An Phú, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Đầu Tây tại nút giao Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Quận/HuyệnThủ Đức, Quận 1, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Bình Tân, Bình Chánh


Đại lộ Đông – Tây hay Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam theo hướng Đông – Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố. Tuyến đường này đáp ứng yêu cầu lưu thông cho các cảng của thành phố đi các nơi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo trục giao thông sang Thủ Thiêm, và cải thiện môi trường ven kênh mà nó đi qua, tăng vẻ mỹ quan cho thành phố.[1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đại lộ chạy dọc theo kênh từ Quốc lộ 1 huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin – Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; vượt sông Sài Gòn bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã ba Cát Lái, Thủ Đức. Chiều dài toàn tuyến là 21,9 km, đi qua địa bàn các quận 1, 5, 6, 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh và thành phố Thủ Đức, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông – Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc – Tây Nam thành phố. Đại lộ Đông – Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.[1]

Các công trình chính[sửa | sửa mã nguồn]

Hầm Thủ Thiêm[sửa | sửa mã nguồn]

Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo công nghệ hầm dìm. Đường hầm có chiều dài 1.490 m, rộng 33 m cho 6 làn xe. Công trình gồm 4 đốt hầm dài 370 m được đúc ở bể đúc tại Nhơn Trạch, Đồng Nai, sau đó được lai dắt theo đường sông về khu vực thi công để dìm xuống đáy sông Sài Gòn.[2]

Các hạng mục khác[sửa | sửa mã nguồn]

Thông số cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về cầu, hầm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cầu Nước Lên: 8 làn xe.
  • Cầu Rạch Cây: 10 làn xe.
  • Cầu Lò Gốm: 8 làn xe.
  • Hầm Thủ Thiêm: 6 làn xe.
  • Cầu Kênh 1: 12 làn xe.
  • Cầu Kênh 2: 12 làn xe.
  • Cầu Cá Trê Lớn: 12 làn xe.
  • Cầu Cá Trê Nhỏ: 12 làn xe.

Thông tin về cầu vượt[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Lập dự án[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu khả thi của dự án được tiến hành từ năm 1997.[4] Bản kế hoạch dự án được thành lập từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1999 do SAPROF (Special Assistance for Project Formation) tư vấn. Ngày 5 tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án Đại lộ đông tây có tổng mức đầu tư là 9.864 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay nước ngoài là 6.394 tỷ đồng từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng ngân sách nhà nước 3.470 tỷ đồng.[cần dẫn nguồn] Tháng 5 năm 2010, dự án phải tăng thêm vốn khoảng 3.600 tỷ đồng do thiết kế mở rộng thêm tại tuyến ở Thủ Đức, qua đó tổng mức đầu tư lên đến hơn 13.400 tỷ đồng.[5]

Giải phóng mặt bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đền bù giải tỏa mặt bằng trong 4 năm, gồm 6.754 hộ dân, 368 cơ quan, trên tổng diện tích 201,63 ha.[1]

Ngày 2 tháng 9 năm 2009, đã thông xe đoạn đường 13,4 km từ đường Bến Chương Dương (gần bờ sông Sài Gòn, Quận 1) đến Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh).[cần dẫn nguồn]

Chính thức có tên mới[sửa | sửa mã nguồn]

Đại lộ Mai Chí Thọ

Ngày 21 tháng 4 năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2030/QĐ-UBND đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho đoạn đường từ bờ Tây sông Sài Gòn (Quận 1) đến Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh).[6]

Ngày 8 tháng 8 năm 2012, theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, đoạn đường từ hầm sông Sài Gòn phía Quận 2 đến nút giao Cát Lái được đặt tên là đường Mai Chí Thọ.[7]

Lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Lộ Đông – Tây[8] được coi là con đường chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh và là điểm nhấn quan trọng nhất của cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm, góp phần cho việc giãn dân cư đô thị về phía bờ Đông sông Sài Gòn và phía Nam thành phố, đặc biệt đối với trung tâm thương mại Thủ Thiêm thuộc thành phố Thủ Đức và giúp nơi này trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi Thành phố Hồ Chí Minh xác định sẽ phát triển về hướng đông và hướng nam. Một giá trị lớn khác của đại lộ Đông – Tây, là cải tạo môi trường ven kênh, tạo vẻ mỹ quan thành phố. Khi đại lộ này hoàn thành, những nhà chòi ổ chuột của 10.000 hộ ở hai bên kênh Tàu HủBến Nghé sẽ được thay bằng những công viên cây xanh, công trình công cộng, những hộ dân phải di dời sẽ có được cuộc sống tốt hơn và môi trường sống văn minh hơn. Ngoài ra khi xây dựng Đại lộ Đông – Tây, cầu Chà Vàcầu Chữ Y sẽ phải đập bỏ để xây dựng mới lại nhằm nâng cao độ tĩnh không của cầu để khi xe lưu thông ở Đại lộ Đông Tây sẽ chạy ở dưới cầu, điều này cũng sẽ giúp cho tĩnh không thông thuyền của kênh Tàu Hũ – Bến Nghé được nâng cao qua đó giúp cho việc phát triển giao thông và kinh tế đường thủy trở nên thuận lợi hơn.[1]

Cáo buộc tham nhũng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ, giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây, đã bị tạm đình chỉ công tác[9][10][11] sau khi có các cáo buộc tham nhũng lên đến 2,5 triệu USD liên quan đến dự án này và lãnh đạo dự án Đại lộ Đông – Tây Thành phố Hồ Chí Minh đã được thay thế.[12] Quá trình điều tra chỉ xác nhận ông Sĩ có nhận hối lộ 80.000 USD[cần dẫn nguồn] và gian lận việc cho ban dự án thuê nhà riêng để hưởng chênh lệch. Ngày 25 tháng 9 năm 2009, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án ông Sĩ 3 năm tù vì các gian lận nói trên.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Đại lộ Đông Tây - thêm đôi cánh cho TP.HCM trên VietnamNet
  2. ^ Ngọc Ẩn, Ngọc Hậu (21 tháng 9 năm 2010). “Thông hầm Thủ Thiêm”. Tuổi Trẻ Online.
  3. ^ “Saigon E-W Highway | PDF | Tunnel | Concrete”. Scribd (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ Thu Thiem Tunnel, Vietnam
  5. ^ “Tăng vốn thêm 3.600 tỉ đồng”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Đặt tên đường Võ Văn Kiệt”. Công báo Thành phố Hồ Chí Minh. 25 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ “Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND về việc đặt tên đường mang tên Đồng chí Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Trần Văn Giàu do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành”.
  8. ^ “Đại Lộ Đông Tây - CenGroup Nhà Phân Phối Bất Động Sản Chuyên nghiệp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2011. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ Tạm đình chỉ công tác ông Huỳnh Ngọc Sĩ
  10. ^ Đình chỉ công tác ông Huỳnh Ngọc Sĩ
  11. ^ Đình chỉ quan chức bị nghi vấn liên quan vụ hối lộ 'triệu đô'
  12. ^ Thay lãnh đạo dự án Đại lộ Đông Tây

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]