Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 462: Dòng 462:
Việc giải quyết mâu thuẫn chúng ta cũng có hướng dẫn của wikipedia vậy tại sao bãi miễn quản lý lại không có quy trình của nó? Tôi không rành lắm về quyền hạn của người quản lý nhưng tôi thấy họ cũng bình đẳng với các thành viên khác về mọi phương diện, họ chỉ có thêm một số công cụ kỹ thuật ngoài ra họ có ưu tiên gì khác như bỏ phiếu, chọn bài viết chọn lọc thì tôi chưa rõ? Nhưng tôi thấy làm quản lý đúng là tự nguyện mua lấy việc vì lợi ích chung của cộng đồng, việc bãi miễn rồi không cho ứng cử hoặc không cho thành viên khác đề cử trở lại thật là khắt khe và vô lý, điều này xúc phạm đến tính tự nguyện của wiki nói chung, ai đặt ra điều này? Nếu việc bãi nhiệm thành coi như chúng ta mất hẵn không chỉ một quản lý mãi mãi, mà còn mất một thành viên tốt, từng có uy tín và đã từng đóng góp nhiều cho cộng đồng cho wikipedia tiếng Việt, thử tự đặt mình vào vị trí đó liệu chúng ta có buồn, tự ái và bỏ đi hẵn hay không? Hay là lập tài khoản mới để tiếp tục tham gia wiki? Tôi đề nghị bỏ đi điều khoản "'''sau đó không được ứng cử làm quản lý mãi mãi'''", không ai không mắc sai lầm và không ai nên bị trừng phạt mãi mãi vì một sai lầm, sai sót đã qua hơn nữa làm quản lý là góp phần đóng góp một cách tự nguyện, ngăn cấm sự đóng góp đó với mục đích gì? '''Muốn tuyệt tình chăng'''?
Việc giải quyết mâu thuẫn chúng ta cũng có hướng dẫn của wikipedia vậy tại sao bãi miễn quản lý lại không có quy trình của nó? Tôi không rành lắm về quyền hạn của người quản lý nhưng tôi thấy họ cũng bình đẳng với các thành viên khác về mọi phương diện, họ chỉ có thêm một số công cụ kỹ thuật ngoài ra họ có ưu tiên gì khác như bỏ phiếu, chọn bài viết chọn lọc thì tôi chưa rõ? Nhưng tôi thấy làm quản lý đúng là tự nguyện mua lấy việc vì lợi ích chung của cộng đồng, việc bãi miễn rồi không cho ứng cử hoặc không cho thành viên khác đề cử trở lại thật là khắt khe và vô lý, điều này xúc phạm đến tính tự nguyện của wiki nói chung, ai đặt ra điều này? Nếu việc bãi nhiệm thành coi như chúng ta mất hẵn không chỉ một quản lý mãi mãi, mà còn mất một thành viên tốt, từng có uy tín và đã từng đóng góp nhiều cho cộng đồng cho wikipedia tiếng Việt, thử tự đặt mình vào vị trí đó liệu chúng ta có buồn, tự ái và bỏ đi hẵn hay không? Hay là lập tài khoản mới để tiếp tục tham gia wiki? Tôi đề nghị bỏ đi điều khoản "'''sau đó không được ứng cử làm quản lý mãi mãi'''", không ai không mắc sai lầm và không ai nên bị trừng phạt mãi mãi vì một sai lầm, sai sót đã qua hơn nữa làm quản lý là góp phần đóng góp một cách tự nguyện, ngăn cấm sự đóng góp đó với mục đích gì? '''Muốn tuyệt tình chăng'''?


Tôi biết việc một số thành viên chưa rõ quy tắc làm việc chung trên wiki có thể gây phiền hà cho cộng đồng bằng các yêu cầu bỏ phiếu bãi miễn quản lý vô lối vì vậy cần có các hạn chế, nhưng không nên có quá nhiều hạn chế. Tại sao lại không cho người từng bị khóa tài khoản yêu cầu mãi miễn quản lý? Điều này có thể có hai lý do, một là vì họ mới vào không kịp biết thông lệ chung, cách thức giải quyết mâu thuẫn, hai là quản lý nhiều việc không kịp hiểu thành viên mới và khóa nhầm (quản lý tưởng rằng thành viên đó tiêu cực, phá hoại, nhất là trong các vấn đề thuần chuyên môn mà quản lý không rành) hoặc thành viên mới nghĩ rằng mình bị khóa oan, bị ép uổng. Để tránh việc lạm quyền của quản lý nếu có, để tránh tới mức tối đa nhầm lẫn dù chỉ một chút xíu khi khóa tài khoản, để
Tôi biết việc một số thành viên chưa rõ quy tắc làm việc chung trên wiki có thể gây phiền hà cho cộng đồng bằng các yêu cầu bỏ phiếu bãi miễn quản lý vô lối vì vậy cần có các hạn chế, nhưng không nên có quá nhiều hạn chế. Tại sao lại không cho người từng bị khóa tài khoản yêu cầu mãi miễn quản lý? Điều này có thể có hai lý do, một là vì họ mới vào không kịp biết thông lệ chung, cách thức giải quyết mâu thuẫn, hai là quản lý nhiều việc không kịp hiểu thành viên mới và khóa nhầm (quản lý tưởng rằng thành viên đó tiêu cực, phá hoại, nhất là trong các vấn đề thuần chuyên môn mà quản lý không rành) hoặc thành viên mới nghĩ rằng mình bị khóa oan, bị ép uổng. Để tránh việc lạm quyền của quản lý nếu có, để tránh tới mức tối đa nhầm lẫn dù chỉ một chút xíu khi khóa tài khoản, để tránh "'''cắn người mới đến'''", để tránh gây ức chế cho người mới thì việc bị khóa trong vòng 3 tháng hoặc 6 tháng không nên là điều kiện ngăn cản yêu cầu bỏ phiếu bãi nhiệm.
tránh "'''cắn người mới đến'''", để tránh gây ức chế cho người mới thì việc bị khóa trong vòng 3 tháng hoặc 6 tháng không nên là điều kiện ngăn cản yêu cầu bỏ phiếu bãi nhiệm.


Quyền bỏ phiếu, có nhiều hạn chế quá cũng là ức chế cho các thành viên mới hoặc không công bằng với một số thành viên khác. Đâu phải ai cũng có thời gian rãnh, đâu phải ai cũng có khả năng viết bài, sửa bài, nhưng họ cũng có khả năng hiểu biết và nhận định đúng sai chứ, tại sao không cho họ bỏ phiếu. Việc hạn chế chỉ nên và chỉ nhằm ngăn cản các tài khoản con rối, tài khoản ngủ nếu có, việc ngăn cản tránh tạo ra một tầng lớp trên, "một nhóm người cụ thể" có quyền bỏ phiếu mà ban quản lý có thể dễ dàng nhận ra qua công cụ đếm, theo từng thời điểm, chẳng hạn tôi chưa chắc có đủ 300 sửa đổi trong 6 tháng gần nhất và tôi tự hỏi tại sao không cho tôi bỏ phiếu? Nếu không cho tôi bỏ phiếu tôi có thể quậy tưng các trang thảo luận ấy chứ.
Quyền bỏ phiếu, có nhiều hạn chế quá cũng là ức chế cho các thành viên mới hoặc không công bằng với một số thành viên khác. Đâu phải ai cũng có thời gian rãnh, đâu phải ai cũng có khả năng viết bài, sửa bài, nhưng họ cũng có khả năng hiểu biết và nhận định đúng sai chứ, tại sao không cho họ bỏ phiếu. Việc hạn chế chỉ nên và chỉ nhằm ngăn cản các tài khoản con rối, tài khoản ngủ nếu có, việc ngăn cản tránh tạo ra một tầng lớp trên, "một nhóm người cụ thể" có quyền bỏ phiếu mà ban quản lý có thể dễ dàng nhận ra qua công cụ đếm, theo từng thời điểm, chẳng hạn tôi chưa chắc có đủ 300 sửa đổi trong 6 tháng gần nhất và tôi tự hỏi tại sao không cho tôi bỏ phiếu? Nếu không cho tôi bỏ phiếu tôi có thể quậy tưng các trang thảo luận ấy chứ.
Dòng 479: Dòng 478:
Trong thời gian thảo luận bãi nhiệm, người đề xuất bãi nhiệm đương nhiên không bị khóa tài khoản, họ có quyền bảo vệ quan điểm (ra tòa còn có luật sư biện hộ kia mà), nhưng họ chỉ bảo vệ mà '''không được công kích cá nhân''', Phải chấp nhận [[wikipedia: Thái độ văn minh]], không lam man sang các bài khác, việc khác, nếu việc đó xét thấy không làm rõ hơn quan điểm của họ về việc quản lý lạm quyền. Nếu tiếp tục vi phạm thì một quản lý khác hoặc một thành viên khác cảnh cáo và sau đó mới đề nghị khóa luôn tài khoản, lúc đó họ mất quyền tự biện hộ.
Trong thời gian thảo luận bãi nhiệm, người đề xuất bãi nhiệm đương nhiên không bị khóa tài khoản, họ có quyền bảo vệ quan điểm (ra tòa còn có luật sư biện hộ kia mà), nhưng họ chỉ bảo vệ mà '''không được công kích cá nhân''', Phải chấp nhận [[wikipedia: Thái độ văn minh]], không lam man sang các bài khác, việc khác, nếu việc đó xét thấy không làm rõ hơn quan điểm của họ về việc quản lý lạm quyền. Nếu tiếp tục vi phạm thì một quản lý khác hoặc một thành viên khác cảnh cáo và sau đó mới đề nghị khóa luôn tài khoản, lúc đó họ mất quyền tự biện hộ.


Tóm lại nên thảo luận trước khi bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý. Việc thảo luận và nêu rõ lý do cần thiết bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý cũng như nêu cơ sở vi phạm quy định dành cho người quản lý '''là trách nhiệm của người đề xuất bãi nhiệm''' không phải là việc của cộng đồng.[[Thành viên:Nghilevuong|Nghilevuong]] 04:35, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Tóm lại nên thảo luận trước khi bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý. Việc thảo luận và nêu rõ lý do cần thiết bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý cũng như nêu cơ sở vi phạm quy định dành cho người quản lý '''là trách nhiệm của người đề xuất bãi nhiệm''' không phải là việc của cộng đồng.
[[Thành viên:Nghilevuong|Nghilevuong]] 04:35, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)
::Nghilevuong đưa ra các câu hỏi và đề nghị chính xác như tại sao có người có quyền bỏ phiếu và có người không, tại sao những người bị khóa không được đề nghị bãi nhiệm quản lý, tại sao quản lý đã bị bãi nhiệm không được thành quản lý trở lại...
::Trong một tình trạng tuyệt đối và lý tưởng thì tôi '''hoàn toàn''' đồng ý với Nghilevuong. Nhưng trong tay chúng ta hiện nay '''không''' phải là một tình trạng tuyệt đối và lý tưởng. Nếu Nghilevuong đồng ý với tôi là Wikipedia tiếng Việt đang có một vấn đề khó (''difficult problem'') thì sẽ thấy vấn đề khó đòi hỏi các giải quyết khó. Nếu Nghilevuong thấy nó là một vấn đề dễ (và có thể giải quyết dễ như Nghilevuong giải thích bên trên) thì chúng ta không cần thêm quy luật.
::Tôi là người đã làm việc tại đây lâu và tôi nghĩ là tôi đã nói rõ và nhiều lần là tôi không thích các quy luật cứng ngắc. Tôi cũng đã giải thích một lần là tôi, cũng như một số lớn các người tại đây, đến với Wikipedia vì hai tính chất đặc biệt của nó: nó là tự nguyện vì có nhiều người có niềm tin là sau cuộc sống hàng ngày mọi người nên làm thêm một việc nào đó để xây dựng chung cho một mục đích cao hơn; và nó cũng là "mở" vì có nhiều người có niềm tin là mọi người là "tốt" và có tự chủ, tự kiềm chế, tôn trọng cá nhân, sống hài hòa với cộng đồng... mà không cần một người nào hay một nhóm người nào ra lệnh.
::Cái trong thực tế, mà tôi thấy tại Wikipedia tiếng Việt, là đặc tính "mở" bị lạm dụng để dẫn lái Wikipedia đến mục đích khác mục đích xây dựng một bách khoa toàn thư (như quảng cáo hay tuyên truyền cho gia tộc, địa danh, công ty, đảng hay niềm tin chính trị của mình). Cái thực tế khác là số lớn của sự lạm dụng đó là vì không đọc hay không tìm hiểu về Wikipedia (trong giai đoạn đầu tôi đã chống đối dịch từ ''free'' thành từ "mở") nhưng cái số lớn đó, bình thường, không tiếp tục lạm dụng sau khi được giải thích. Cái thực tế nguy hiểm hơn là cái số nhỏ lạm dụng tính chất "mở" vì có mục đích (tôi không nói là mục đích đó sai hay đúng) và tiếp tục lạm dụng dù đã được giải thích -- số này ít nhưng chiếm 90% thời giờ của người quản lý và nhiều thành viên khác.
::Như vậy thì quy luật mới có quá khó không? Hay nó chỉ là để giải quyết một vấn đề mà với quy luật dễ chúng ta không giải quyết được?
::Nghilevuong cũng nhắc đến tự ái làm nhiều người bỏ đi. Có thể tôi là người thiếu nhạy cảm (''insensitive'') về cái "tự ái" mà Nghilevuong nói đến, hay là có thể tôi không hiểu loại "tự ái" (''pride'') đó. Đầu tiên, khi tôi tự nguyện làm việc X mà rồi vì tự ái để bỏ đi thì đó đâu còn là tự nguyên nữa, đó chỉ là tôi đã muốn làm việc X đó để thỏa mãn cái tự ái của tôi. Sau đó, tôi có thể hiểu sai "tự ái" tại đây, đối với tôi thì tự ái (''pride'') tại Wikipedia là các đóng góp của tôi mà được cộng đồng chấp nhận, là các giúp đỡ để xây dựng cộng đồng đó, là các bài viết có chất lượng cho người đọc ... Cái "tự ái" của tôi '''không''' bao gồm cái sự mù quáng, không nghe lời người khác, không đi theo quy luật và cố tính tấn công cá nhân như một số thành viên gần đây.
::[[Thành viên:Mekong Bluesman|Mekong Bluesman]] 11:13, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)

Phiên bản lúc 11:13, ngày 19 tháng 6 năm 2007

Điều lệ ứng cử

Như thành viên User:Nguyễn Cường đã đề nghị, chúng ta cần phải minh bạch về các điều lệ ứng cử. Tôi xin ra đề nghị về những điều kiện để một thành viên được thành sysop như sau:

  1. Phải được ít nhất 5 phiếu nội trong 2 tuần sau khi ra ứng cử, không tính phiếu của ứng cử viên.
  2. Trong 5 phiếu đó cần ít nhất 1 phiếu của một sysop.
  3. Số phiếu phản đối phải ít hơn số phiếu thuận.
  4. Nếu thành viên không đủ điều kiện nội trong 2 tuần thì được xem là thất bại, phải tái ứng cử nếu muốn ứng cử thêm một lần nữa.

Các bạn nghĩ sao? DHN 14:20, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Đồng ý. Về con số 5 phiếu có thể cần nghĩ thêm. Tôi thấy trong khoảng 4-5 là ok.Tttrung 14:27, 5 tháng 4 2005 (UTC)
Điều kiện như vậy cũng được. Tuy nhiên về số phiếu thì tôi thấy số thành viên tích cực hiện tại không nhiều nên con số cụ thể cần được mọi người xem xét, chẳng hạn như khi thành viên Nguyễn Cường lên tiếng thì mọi người mới bắt đầu bầu. Tuy nhiên có thể lấy theo phần trăm số thành viên có lẽ chuẩn hơn. Sau này khi số thành viên tăng nhiều có thể thêm những điều kiện khác chặt chẽ hơn. Nguyễn Thanh Quang 14:46, 5 tháng 4 2005 (UTC)
Đồng ý điều lệ 1, 3 và 4. (5 phiếu là được, nếu lấy theo phần trăm thì sẽ thay đổi luôn). Về điều 2, theo thiển ý thì trong 5 phiếu cần ít nhất 2 phiếu của sysop. Avia 03:01, 6 tháng 4 2005 (UTC)

Các bạn muốn lấy theo phần trăm của mọi người đã đăng ký ở đây (vào khoảng 350 người rồi), hay chỉ của mọi người đang đóng góp thường xuyên (khoảng 10-15 người)? Với lại muốn tôi bắt đầu ủng hộ lại hay không? Tôi không muốn những vấn đề conflict of interest. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 03:42, 6 tháng 4 2005 (UTC)

Đồng ý với ý kiến của Avia. Tôi thấy ko nên lấy theo phần trăm. Bổ sung điều 4. Tái ứng cử chỉ diễn ra sau 2 tuần. Bổ sung điều 3, số ng phản đối ko vượt qua 1/3 số ng bỏ phiếu. Nếu sysop mà để gần 50% user phản đối thì quả là không nên. Vietbio 17:09, 6 tháng 4 2005 (UTC)

Theo xu hướng chung của cộng đồng Wikipedia là không đòi hỏi phải có những yêu cầu quá cao đối với sysop. Việc đề cử sysop sẽ khuyến khích tinh thần ủng hộ của thành viên đó, và kết quả là sẽ nâng cao khả năng phát triển của Wikipedia.

Tôi thấy, đại khái cách chọn sysop cỡ 5 phiếu ủng hộ thì có thể chấp nhận được. Nhưng tương lai, khi số thành viên tham gia gia tăng và thì lúc đó chúng ta có thể thảo luận lại về nguyên tắc chọn lựa theo số phiếu ủng hộ này. Còn số lá phiếu phản đối rất quan trọng. Nếu có trên 3 phiếu phản đối, thì tuỳ vào nội dung phản đối, "ứng viên" sysop đó cần phải có ý kiến phản hồi về những phiếu phản đối đó và các thành viên khác cũng nên tham gia thảo luận.

Theo ý kiến của bạn Quang, nếu lấy theo phần trăm thì chúng ta có vấn đề là con số thành viên đăng kí (hiện tại là 350 theo Minh Nguyễn nói) và con số thành viên tham gia thực, tức số thành viên thường xuyên truy cập hay tích cực tham gia (là khoảng 10-15 người) sẽ khác nhau rất xa. Do đó, nếu lấy tỉ lệ thành viên tham gia hiện tại là 350 người và "5 phiếu" thì lúc thành viên tham gia tăng gấp đôi (700), ta sẽ tăng số phiếu cũng gấp đôi (10) tương ứng. Thêm một điểm nữa, tôi nghĩ, Nguyễn Minh cũng không cần phải khước từ việc "bày tỏ quan điểm" (ủng hộ hay không ủng hộ hoặc không có ý kiến) khi có ai đề cử hay ứng cử sysop đâu. Bạn cũng như mọi thành viên khác thôi, chúng ta cùng bình đẳng hợp tác phát triển Wikipedia Tiếng Việt mà. Tuy bạn có một vai trò đặc biệt là "tổng quản lí". Thân mến.NOB 09:13, 7 tháng 4 2005 (UTC)

Đối với tôi thì thời gian ứng cử 2 tuần là quá ngắn vì những người như tôi đôi lúc vì bận việc không có xem Wikipedia 2 hoặc 3 tuần liên tiếp. Tôi nghĩ để thời gian ứng cử khoảng 1 tháng là hay hơn. -- Nguyễn Dương Khang 12:13, 11 tháng 4 2005 (UTC)

Điều 6: "...nếu như lạm dụng... và có ít nhất 2 người bỏ phiếu chống...", 2 phiếu chống này có thể bị hiểu nhầm là 2 phiếu chống ở điều 3? (lúc ban đầu) -> nên sửa là "có ít nhất 2 người đề nghị bãi miễn" Avia 03:07, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Hỏi Thêm về việc Bầu bán

Tôi thì không ham quyền quản trị hay quản lý nhưng cũng xin có vài ý cho các bạn đây:

  1. Nhiệm kì cuả một người trong ban quản trị là bao lâu?
  2. Một người được quyền quản trị tối đa mấy nhiệm kì?

Theo tôi thì các tổ chức dân chủ thường chỉ cho phép 1 người có không quá 8 năm được làm ... vua thiên hạ thôi.(không cần biết bầu bán mấy lần) Lý do có câu hỏi là để tạo cơ hội cho mấy ngườiđi sau trẻ khoẻ có khả năng làm cho mọi thứ tiến bộ. còn nưã làm gì thì làm dùng để nhừng người thiếu khả năng lọt vào ban quản trị thì ... thần dân sẽ bỏ vượt biên sớm đó. Do đó chắc các bạn nên có điều lệ rằng người trong ban quản trị phải đóng góp như thế nào nưã ... như vậy nên có 1 bản điều lệ (hơi mất công đấy) nhưng điều lệ công khai sẽ giúp tránh khỏi nhũng la.m hay tranh chấp !

Tôi chỉ có ít giờ tham gia edit mấy cái term thôi Thôi chúc các bạn thành công

Nhanvo 03:56, 16 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi không nghĩ cần thiết phải phải đề ra nhiệm kì của một ng quản lý. Vì đơn giản chúng ta ko có "số ghế" cố định mà phải "bầu bán" làm gì, bạn àh. Điều lệ như hiện nay là hợp lý nhất rồi. Chúng tôi ủng hộ tất cả các thành viên tích cực, trung lập, và hiểu biết về Wiki cùng tham gia sửa và quản lý giao diện Wiki. Vietbio 20:47, 16 tháng 4 2005 (UTC)

Những quyền quản lý không phải như ghế tổng thống đâu. Đã có Ban Quản Trị của Tập đoàn Wikimedia rồi. Xem Wikimedia:Board of Trustees. Các thành viên của Wikipedia, Wiktionary, v.v. được tham gia vào bầu cử cho Ban Quản Trị vào tháng 6 năm ngoái. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 02:58, 17 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi viết vì tôi có biết vaì bài học kinh nghiệm về những chuyện như vậy muốn chia sẽ. Tin và làm hay không là việc và quyền cuả số đông các bạn; ý đưa ra là để tham khảo thôi, chứ tui có hề gì hấn và có kí lô nào mà phải in chữ trung lập dạng bold nặng mấy tấn vậy? (just kidding) Thế chữ bold là nghĩ rằng những ý trên không trung lập hay sao? Cái này bạn Vietbio hơi mất trung lập rồi đó. Xin cho bạn biết thêm tui là thành viên mới tinh chưa quen biết ai lớn nhỏ thế nào nên không có ý hổn ẩu lỡ phạm người lớn thì hơi qúa. Néu có ai thấy không vưà ý thì bỏ qua cho nhe! Thôi tôi lo viết bài đây chúc mọi người vui vẻ nhanvo 17:12, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Câu hỏi tiếp

  1. Ở đâu có đăng danh sách ứng cử ?
  2. Làm sao tôi biết sơ lược về 1 ngươì đang ra ứng cử như: các đóng góp cho "KiWi" (humourous is my way :); trình độ chuyên môn (optional) ... ?
  3. Có thể có trường hợp "đề cử" hay không ?
  4. "Bỏ phiếu" tại thảo luận này hay chổ nào khác ?

Chúc Vui

Võ Quang Nhân

Chào anh Nhân,
Xin anh hãy đọc các trang Wikipedia:Những người muốn quyền quản lýWikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ để biết thêm chi tiết và xem danh sách các ứng cử viên. (Có nhiều trường hợp "đề cử"). Nhiều khi ứng cử viên sẽ tự giới thiệu. Nếu bạn muốn xem những đóng góp của một thành viên nào đó, đến trang người dùng của họ, và bấm vào liên kết "Đóng góp của người này" ở cột phía bên trái. Dung Nguyen 18:38, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Câu hỏi thêm

Những thành viên như nào thì được cầm lá phiếu đi bầu Người Quản lý của Wikipedia?--Duongdttt 15:32, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thời gian tối thiểu

Bộ điều lệ này không kể thời gian ứng cử tối thiểu, nếu trường hợp người ứng cử đã được nhiều lá phiếu thuận trong ít thời gian. Tôi nghĩ phải chờ ít nhất một 5 ngày, để những người mà không thăm hằng ngày có thể trở lại và cho ý kiến. Tôi muốn hỏi về điều này vì có thể được nhiều ủng hộ nhưng không nhưng vẫn có một số người phản đối mà không có thể bỏ phiếu kịp. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:19, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu đặt ra thời gian tối thiểu thì 5 ngày vẫn quá ngắn. Một bài vi phạm bản quyền còn được treo đến 4 tuần (hơi nhiều!) để chờ phản hồi hoặc cải tiến. Có lẽ nên để thời gian bầu quản lý khoảng 2 tuần. Avia 01:34, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ok, thì mọi người khác còn nghĩ sao? Nếu các bạn đồng ý, chúng ta có thể đặt tiêu chuẩn về vấn đề này ở trang điều lệ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:13, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cập nhật

Tôi nghĩ ta nên tăng số phiếu tuận tối thiểu thành 10 và số chống tối đa là 5 (áp dụng cho ứng cử viên sau). Nguyễn Hữu Dng 16:58, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, nhất là vì những người ứng cử bây giờ được "quảng cáo" ở Trang Chính. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:05, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người được quyền bỏ phiếu: Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tuần và có trên 10 sửa đổi. Nguyễn Hữu Dng 19:24, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ người ứng củ phải có tài khoản ít nhất một tháng và 50 sửa đổi. Thành viên này phải đã quen với hệ thống ở đây, phải biết cách sử dụng phần mềm và sửa đổi trang, hay là những người thường sẽ không vừa lòng với quản lý hay bị lộn xóa bài, thí dụ vậy. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:37, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Về số phiếu: tôi đồng ý tối thiểu 10 phiếu thuận và tối đa 5 phiếu chống. Trong 10 phiếu thuận phải có ít nhất 3 (hay 4?) là phiếu của một người quản lý, trong số 5 phiếu chống chỉ được phép tối đa 2 phiếu là của một người quản lý.
Về người được quyền bỏ phiếu: tôi thấy quá ít, đề nghị ít nhất là 1 tháng và phải có ít nhất là 50 lần sửa đổi. Quyền bỏ phiếu nên hiểu chung là cho tất cả các cuộc bỏ phiếu chứ không riêng cho việc bỏ phiếu bầu người quản lý.
Về người ứng cử: tôi cũng thấy quá ít. Đề nghị ít nhất là đã có tài khoản từ 3 tháng và 500 sửa đổi. Phan Ba 05:42, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Oh, xin lỗi, tôi hiểu lầm tin nhắn cuối của Nguyễn Hữu Dụng; tôi tưởng anh đề nghị 1 tuần và 10 sửa đổi cho người ứng cử. Vậy thì bắt người ứng cử phải có 1 tháng và 50 sửa đổi thì chắc quá ít, tôi đồng ý với Phan Ba về điều này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:08, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ rằng người ứng cử nên có tài khoản từ 3 tháng trở lên cộng với ít nhất 500 lần sửa đổi như Phan Ba đề nghị là hợp lý. Thời gian bỏ phiếu là 1 tháng (trừ trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thành 2 tháng như liệt kê dưới đây). Về số phiếu thuận hay chống chỉ nên quy định tổng số tối thiểu phải đạt bao nhiêu mới xét (ví dụ lớn hơn hoặc bằng 20 phiếu cả thuận và chống) và khi xét nên lấy theo tỷ lệ phần trăm sẽ hợp lý hơn là quy định chốt chặt số lượng. Nếu tỷ lệ ủng hộ trên 50% thì có thể phong cấp. Nếu tỷ lệ là 50/50 thì ở đâu có nhiều phiếu của quản lý hơn sẽ chiếm ưu thế. Nếu vẫn ngang nhau (ví dụ 15 thuận với 5 quản lý ủng hộ và 15 chống cũng với 5 quản lý chống) thì cho kéo dài thêm 1 tháng nữa để lấy thêm phiếu. Sau một tháng gia tăng thêm này nếu vẫn bằng nhau thì coi như không thành công.Vương Ngân Hà 07:19, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với cách lấy phần trăm thay vì số phiếu cố định. Tuy nhiên, tôi nghĩ một ứng cử viên thành công phải có ít nhất 2/3 số phiếu thuận thay vì 1/2. Nguyễn Hữu Dng 07:38, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đồng ý với cách lấy phần trăm, nhưng phải có tổng cộng ít nhất là 15 phiếu bầu, tối thiểu là 20 phiếu như Vương Ngân Hà đề nghị không biết là có nhiều quá không? Phan Ba 07:46, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Wikipedia Tiếng Việt cần thêm người làm công tác "dọn dẹp" vì số thành viên mới, số bài mới và số sửa đổi ngày càng nhiều. Và trong số các quản lý hiện nay, không phải ai cũng có đủ thời gian để theo dõi liên tục nên việc "dọn dẹp" thực sự là rất nhiều. Còn về việc bỏ phiếu bầu quản lý mới, trước tiên cần phải quy định về % số phiếu ủng hộ/tổng số phiếu, tiếp là số người bỏ phiếu tối thiểuvai trò của Tổng quản lý (hay Hành chính viên). Tuy nhiên việc đề ra một con số cụ thể thật là khó. Các anh có thể thấy số thành viên "thực sự tham gia"/tổng số người đăng ký rất ít. Do đó, chúng ta nên không nên quá chặt chẽ khi đặt ra những quy định vì không có nhiều người đạt được. Tôi ủng hộ đề nghị của anh Phan Ba vì nó chính xác và cần thiết, đây chính là quy định về tư cách bỏ phiếu của thành viên (3 tháng và 500 sửa đổi trở lên). Các quy định khác theo tôi có thể là: số người bỏ phiếu tối thiểu là 30; số % phiếu ủng hộ là 50% hoặc 75% (nếu là 50% thì vai trò của Tổng quản lý là quyết định); thời gian bỏ phiếu là 1 tháng.--An Apple of Newton 09:47, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi, thành viên nào muốn ứng cử phải đạt tối thiểu số lần sửa đổi như sau :

  • Dự án : 500 lần
  • Thảo luận bài : 200 lần
  • Thảo luận thành viên : 100 lần
  • Wikipedia : 50 lần
  • Tiêu bản : 50 lần
  • Thể loại : 50 lần

Số phiếu bình bầu tối thiểu phải là 10 phiếu. Sau khi đã đủ số phiếu, tiến hành xét phiếu :

  • Nếu có hơn 2 người quản lý bỏ phiếu chống : Thành viên đó sẽ không được trở thành người quản lý.
  • Nếu chỉ ít hơn hoặc bằng 2 người quản lý bỏ phiếu chống:
Thì căn cứ vào tỷ lệ số phiếu chống, nếu tỷ lệ đó lớn hơn 3/5 của tổng số phiếu bình chọn thì thành viên đó cũng không thể là tân quản lý được.
  • Các trường hợp còn lại thì được chấp nhận.

Còn người được quyền bỏ phiếu thì phải đăng ký tài khoản và ít nhất có 100 lần sửa đổi. Casablanca1911 11:45, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tóm tắt các ý kiến phía trên

Tôi tuyệt đối không có ý cho rằng thảo luận đến đây là chấm dứt khi viết tóm tắt này mà chỉ muốn tổng kết dần dần các ý kiến phía trên để người thảo luận có một cái nhìn tổng quát hơn. Mong tất cả các bạn tiếp tục cho ý kiến và cập nhật phần tóm tắt này.

"Giải pháp trọn gói" của Casablanca1911 ở phía trên

  1. Casablanca1911

Quyền bỏ phiếu của một thành viên

Đây là quyền bỏ phiếu nói chung của một thành viên, không những cho bầu cử quản lý mà còn cho tất cả các cuộc bỏ phiếu khác trong Wikipedia. Tôi (Phan Ba) thấy thật ra đây là điều quan trọng nhất nên mời tất cả mọi người cho thêm ý kiến phần này, vì trong tương lai sẽ có rất nhiều cuộc biểu quyết/bỏ phiếu khác.

Ý kiến khác

Tôi nghĩ phần lớn trên Wiki mọi người tham gia vì yêu thích, chứ không có vụ lợi gì. Như vậy chỉ nên khắt khe quyền bầu cử trong những chủ đề nhạy cảm thôi. Còn lại thì chỉ cần có tài khoản là được.--Docteur Rieux 10:57, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vấn đề chính là chúng ta không có cách nào để cấm người mở hàng loạt tài khoản con rối (sockpuppet) để bỏ phiếu nhiều lần. Phần mềm cấm mở nhiều tài khoản trong vòng 24 tiếng hồ, nhưng hạn chế này chắc hơi cao vì AOL bắt khách phải dùng chung các địa chỉ IP. (Xem MediaWiki:Acct creation throttle hit.) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:35, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Điều kiện đủ để ứng cử hay được đề cử làm người quản lý

Góp ý : Theo tôi thì "điều kiện cần" này nên cụ thể hơn nữa, ví dụ như thành viên Lê Thy hiện nay đã đảm bảo đủ điều kiện này, nhưng đến lúc bỏ phiếu thì các thành viên bỏ phiếu chống lại đưa nhiều lý do khác (ngoài lề). Như vậy thật là không công bằng.
Trước khi ai đó tự ứng cử (hay nhận đề cử) thì tự họ cũng đã kiểm tra lại điều kiện của bản thân rồi chứ (nếu đạt tiêu chuẩn thì ít ra đã được 60% rồi). Nếu điều kiện ban đầu đưa ra không chặt, sẽ có trường hợp xảy ra là: nhiều thành viên ứng cử ---> mất công bình chọn nhiều lần; việc thảo luận để đưa lý do chống hay chống sẽ rất dài, không tránh khỏi việc nêu lên các điểm yếu, điểm xấu của người ra ứng cử---> về sau sẽ không ai dại gì "vạch áo cho người xem lưng".
Nên theo ý riêng của tôi là điều kiện cần nên chặt chẽ hơn (nghĩa là "đầu vào" nhỏ thôi và "đầu ra" thì rộng hơn) và chỉ căn cứ vào trình độ người ứng cử còn điều kiện đủ thì chỉ căn cứ vào tính thống nhất của các thành viên bỏ phiếu (tỷ lệ số phiếu). Casablanca1911 05:25, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Casa chú ý các điều kiện đủ để ứng cử chỉ là định lượng, còn khi bỏ phiếu thì còn các tiêu chí định tính, vd phần nhiều ý kiến phản đối thành viên Lê Thy là về bản quyền hình ảnh, giúp đỡ thành viên mới, v.v... Avia (thảo luận) 10:42, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy mà tôi cứ nghĩ là theo các "điều kiện cần" và "điều kiện đủ", không nghĩ là theo "định tính", thảo nào mà phần bỏ phiếu cho Lê Thy rắc rối thế. Thực ra nên đưa ra các điều kiện sao cho mang tính "khách quan" nhất (cứ theo điểm 1,2,3...mà xét, nếu được thì--->ok), hạn chế "định tính" (mang nhiều "chủ quan"), vì việc này khá "tế nhị". Tôi chỉ có ý kiến đó thôi, còn sự lựa chọn thì tùy các thành viên. Casablanca1911 15:05, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhưng ít ra cũng 1 khoản thời gian nhất định , nếu không đủ tiêu chuẩn 3 tháng + 500 sửa đổi nhưng có sửa đổi hoặc đóng góp tích cực thì có thể đề cử là sysop tạm thời trong 1 khoản thời gian nào đó . Thiện Vũ 18:44, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tổng số phiếu tối thiểu cần có cho cuộc bầu người quản lý

Tỷ lệ phiếu thuận cần phải có

Thời gian bỏ phiếu

Số phiếu tối thiểu cần có cho các cuộc bầu cử/bỏ phiếu khác

PS: Nói riêng về phần của tôi đã viết ở phần "Cập nhật" trên, vì các điều kiện do tôi đề nghị có liên hệ với nhau như điều kiện để ứng cử, quyền bỏ phiếu của một thành viên, điều kiện trúng cử ...cho nên có những điều kiện rất chặt nhưng cũng có điều kiện lại dễ dàng (vì chúng tương hỗ nhau). Do vậy, cách mà Phan Ba đã tách ra như trên thực ra đúng chưa đúng lắm. Casablanca1911 12:42, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chưa đúng thì Casa cứ sửa cho nó đúng. Còn nếu không thì xóa các phần trên của tôi về ý kiến của casa đi. Phan Ba 12:53, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đã gộp ý kiến của Casablanca1911 thành "giải pháp trọn gói" phía trên. Phan Ba 13:16, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chúng ta cần phải có điều lệ bỏ phiếu đặc biệt trong bầu cử quản lý, tại vì nó có "kết quả mặc định" (như status quo) khác: nếu không có đủ người bỏ phiếu cho người ứng cử thì họ không được quyền quản lý, không sao đến nỗi; họ có thể ra ứng cử lại mai mốt. Trong khi đó, nếu không có đủ người bỏ phiếu xóa bài, bài đó sẽ để yên. Phần nhiều bài bị mang ra Biểu quyết xóa bài xấu lắm, và người mới đến bị ngại khi thấy nó.

Tôi xin lỗi vì không thấy đến biểu quyết này đến khi Phan Ba mới nhắc tôi đến nó. Vào tương lai, xin đừng bắt cộng đồng phải biểu quyết mỗi từng điều lệ một. Tôi thích kiểu Casablanca đã "gói lại" các đề nghị; làm như vậy khó bỏ phiếu cho điều lệ mâu thuẫn hơn. Trước khi vội vàng xin cộng đồng biểu quyết, nên xin cộng đồng đưa ra một số bộ đề nghị cạnh tranh. Người khác có thể thảo luận với tác giả của bộ đề nghị đó để cải tiến nó, trước khi cộng đồng biểu quyết.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:57, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là nếu bỏ phiếu từng phần đơn lẻ như thế này, đến lúc tổng hợp các điều kiện lại chắc vẫn phải chỉnh sửa tiếp và bỏ phiếu tiếp, vì tự mỗi người đã có chọn những điều kiện cụ thể rồi (đk tổng hợp), có một số điều kiện của họ được chấp nhận và một số đk khác thì không. Việc này là sự ghép các đk "trúng giải" với nhau, chứ các đk không liên hệ đến nhau mấy. Casablanca1911 10:11, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Kết quả hiệp 1 vào ngày 30 tháng 5 năm 2006

  • Quyền bỏ phiếu của một thành viên: đang dẫn đầu là đội 1 tuần và có trên 10 sửa đổi với 6 phiếu. Hai đội còn lại với 4 phiếu vẫn có cơ hội lật ngược ván cờ. Yêu cầu thành viên nào chưa cho ý kiến thì cho ý kiến vào phần bên trên, nhớ ghi ngày tháng.
    Hai đội còn lại có thể hợp lực với đội thứ tư để chống lại đội thứ nhất, bằng cách nhảy vào đội thứ tư, có các điều kiện tương đối dung hòa. Thà dung hòa còn hơn là thua trắng tay :) - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:48, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Điều kiện cho người ứng cử hay được đề cử làm người quản lý: tỉ số áp đảo 12:1 cho đội phải có tài khoản từ 3 tháng và 500 sửa đổi. Hiệp 2 chắc không lật ngược được tình thế.
  • Số phiếu tối thiểu cần có cho cuộc bầu người quản lý: tỉ số áp đảo 10 phiếu cho đội tổng số phiếu tối thiểu phải là 15, hai đội còn lại hết hy vọng gỡ hòa tỉ số trong hiệp 2.
  • Tỷ lệ phiếu thuận cho một cuộc bầu người quản lý: tỉ số áp đảo 12 phiếu cho đội bóng có ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ trên tổng số phiếu.
  • Thời gian bỏ phiếu: là 1 tháng. Hình như đây là lần đầu tiên từ ngày tôi biết đến cái Wikipedia này mà mọi người đều đồng ý kiến. Cái ngày này chắc còn xa lắm. Phan Ba 10:36, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Tỉ số chưa rõ ràng trong bảng cuối (Số phiếu tối thiểu cần có cho các cuộc bầu cử/bỏ phiếu khác), xin tóm tắt lại đây, thành viên nào không đồng ý xin cho ý kiến tiếp:
    • Biểu quyết xóa bài vì chất lượng kém: tối thiểu 5 phiếu, số phiếu thuận phải quá bán.
    • Bài không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn muốn đưa vào: theo điều lệ cũ, cần 2/3 phiếu thuận muốn đưa bài vào Wiki trên tổng số phiếu tối thiểu là 5.
      Nghĩa là "4/5 thuận" hay "3/5 thuận mạnh + 1/5 thuận yếu" hay "tăng tổng lên 6 cho dễ chia"? (Tmct 09:22, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
      Ý tôi là tổng số là ít nhất phải là 5, và phải có số thuận ít nhất là 2/3 của tổng số phiếu = 2/3*5 = (làm tròn) 3 phiếu thì bài mới được giữ lại. Phan Ba 10:36, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
    • Về nội dung phải có thảo luận tìm sự đồng thuận. Câu hỏi ở đây là thảo luận kéo dài mà không có đồng thuận thì sao? Phan Ba 07:28, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
      Không đồng thuận được thì phải sang phương án 2 là bỏ phiếu thôi, thảo luận (hay cãi nhau) nhiều mệt lắm. Nếu bỏ phiếu cũng không được nữa thì quay về thỏa thuận cũ (đạt được từ trước khi nảy sinh bất đồng), sau 1 tháng nếu ai đó có sức thì tổ chức bỏ phiếu lại.(Tmct 09:22, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
      Vậy đề nghị thảo luận tìm đồng thuận 1 tháng sau đó bỏ phiếu có được không? (tối thiểu 5 phiếu, quá bán) Bỏ phiếu bất phân thắng bại thì quay dìa cãi nhau tiếp! Phan Ba 10:36, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
      Hình như ít khi một đề nghị xóa bài kéo dài hơn một tháng ngày nay. Tháng trước chỉ có bốn đề nghị bị như vậy, chắc vì mọi người quên về nó. (Tôi không biết làm sao giải quyết một trong đó: bài không bao giờ tồn tại, chắc người đề nghị xóa đánh vần sai?) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:48, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
      Tôi quên nói rõ ràng: xóa bài vì chất lượng kém thì quá 1 tuần treo bảng nó tự động hiện ra (cám ơn Trần Thế Trung!) thì biểu quyết, đủ 5 phiếu và quá bán là "xào" luôn sau 1 tuần biểu quyết, không cần kéo dài, có chịu không? Các biểu quyết khác (không đủ tiêu chuẩn nhưng muốn đưa vào, về nội dung bài, về vấn đề gì đó) thì bản thân tôi thấy 4 tuần bỏ phiếu (sau khi đã cãi nhau 1 tháng) hơi dài, đề nghị 2 tuần thôi. Phan Ba 10:54, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
      Tôi ủng hộ thời hạn bỏ phiếu 2 tuần. Ngoài ra cãi nhau cũng chỉ nên trong vòng 2 tuần thôi, để đến 1 tháng thì đến cả các "đấu thủ" chính cũng quên béng mất ấy chứ. (Tmct 11:04, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)) --tôi khôngg nghĩ là tôi phạm bất kì điều lệ gì! tôi đã dùng 4 dấu "ngã" cho anh xem. Vả lại có nhiều máy tôi dùng sẽ tự động xóa hết các cookie nên mồi lần login rất phiền hà chỉ cần 1-2 phút là nó mất tiêu . Không lẽ anh phải login mỗi 2 phút ? Không như máy của anh dùng nhé. LĐTrả lời

Tổng kết

Khi nào thì được phép tổng kết vụ này? Bỏ phiếu cũng đã hơn 1 tháng rồi. Phan Ba 11:44, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh cứ tổng kết đi, mọi người chắc cũng đang muốn biết kết quả rồi. (có bao nhiêu người đồng ý với ý kiến của bạn... :) Casablanca1911 11:47, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Phan Ba tổng kết đi để chúng ta biểu quyết đưa kết quả này đưa vào phần điều lệ để có thể áp dụng vào các trường hợp bầu cử sắp tới. Vietbio 20:31, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Dưới đây là kết quả tổng kết của cuộc bỏ phiếu:

  • Quyền bỏ phiếu của một thành viên: Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tuần và có trên 10 sửa đổi (8 phiếu).
  • Điều kiện đủ để ứng cử hay được đề cử làm người quản lý: Có tài khoản từ 3 tháng và 500 sửa đổi (15 phiếu).
  • Tổng số phiếu tối thiểu cần có cho cuộc bầu người quản lý: Tổng số phiếu tối thiểu là 15 phiếu, tính cả phiếu trắng (12 phiếu, trừ phiếu của Tmct vì Tmct không muốn tính phiếu trắng vào tổng số này).
  • Tỷ lệ phiếu thuận cần phải có cho cuộc bầu người quản lý: "Trúng cử" khi có ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ trên tổng số phiếu (12 phiếu, trừ phiếu của Sự thật là chân lí vì phiếu trắng không phải là phiếu ủng hộ).
  • Thời gian bỏ phiếu cho cuộc bầu người quản lý: 1 tháng (14 phiếu)
  • Số phiếu tối thiểu cần có cho các cuộc bỏ phiếu khác: Ít nhất là 5 phiếu, chỉ cần quá bán (3 phiếu). Đối với các cuộc bỏ phiếu về nội dung bài thì trước đó bắt buộc phải có thảo luận nhằm tìm sự đồng thuận trong vòng 2 tuần, thời gian biểu quyết sau khi thảo luận không đi đến đồng thuận cũng là 2 tuần. Biểu quyết xóa bài kém chất lượng chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần.

-- Luu ý: Các cuộc bỏ phiếu khác ở đây sẽ không kể hai cuộc bỏ phiếu quan trọng là bỏ phiếu bãi miễn Sysop và bãi miễn tổng quản lý . LĐ 20:19, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Anh Vietbio hay Mxn đọc lại xem nếu tôi không đếm nhầm thì ghi vào điều lệ hộ. Phan Ba 08:19, ngày 3 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bãi miễn quyền sysop

Tôi đề xuất sửa lại luật bãi miễn vì theo điều lệ hiện hành chỉ cần 2 tài khoản là có thể bãi miễn 1 sysop là nguy hiểm cho cộng đồng Wikipedia Việt. Theo tôi điều lệ mới nên cho phép bất kỳ thành viên có tài khoản nào cũng được phép đề xuất bãi miễn, nhưng quyết định bãi miễn chỉ thi hành khi có tổng số sửa đổi của các thành viên đồng ý phải lớn hơn số của người bỏ phiếu phản đốitrắng. Vietbio 22:30, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

  1. Bãi miễn có hiệu lực: nếu tổng số sửa đổi của các thành viên đồng ý phải lớn hơn số của người bỏ phiếu phản đốitrắng: đồng ý.
  2. Quyền đề nghị bãi miễn: đề nghị xem lại, ít nhất thành viên cũng phải có 1 tuần đăng nhập và 10 sửa đổi, có thể cần nhiều hơn, nếu không bất cứ thành viên phá hoại nào cũng có thể đưa ra đề nghị bãi miễn quản lý và buộc cộng đồng phải mất thì giờ biểu quyết.

Avia 01:38, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi lại thấy có vấn đề ở đây: giả sử X đề nghị bãi miễn quyền sysop cho S0. Trong Wiki có khoảng 20 thành viên thường trực : Y0, Y1, ... Y20.
Tuy nhiên trong thời gian hiệu lực bỏ phiếu M ngày chỉ có 5 người rảnh để đặt vote. Và 3 người đồng ý bãi miễn, 1 chống là 1 phiếu trắng. Như vậy theo tôi (và theo các luật lệ bầu cử thông thường) thì kì bỏ phiếu này là hoàn toàn không hợp lệ: Lí do chỉ có 1/4 tổng số cử tri bỏ phiếu mà trong đó số phiếu thực sự hiệu lực để bãi miễn chỉ là 3 phiếu tức (3/20 ~ 15%) tỉ lệ này quá nhỏ.
Do đó tôi đề nghị tổng số phiếu trong kì bầu đó phải ít nhất bằng hay hơn 50% số người có tham gia viết bài sửa bài hay bàn luận trong thời gian M ngày "bầu cử" mới nên áp dụng luật bãi miễn. LĐ
Tóm lại vì tầm quan trọng của bãi miễn có thể liên quan đến danh dự hay tư cách cá nhân, đề nghị là như vầy:
  1. Đăng thông báo có bầu cử bãi miễn trước 1 tuần (nhằm tạo thời gian đệm cho nhiều thành viên biết tới việc này)
  2. thời gian bỏ phiếu bãi miễn: M ngày (có thể chọn M=7)
  3. Trong 7 ngày đó tính tổng số thành viên N có đăng kí tài khoản tham gia viết, sửa, hay thảo luận trên Wiki và riêng thành viên đó phải hơn 1 tuần tham gia Wiki + 10 record điều chỉnh bài. Mỗi tên thành viên chỉ đếm 1 lần (dùng trang Thay đổi gần đây để đếm cho dể)
  4. Bãi miễn sẽ có hiệu lực nếu:
    • Có trên 50% tổng số phiếu bầu X so với tổng số N (tức là X > 1/2 N)
    • Trong X phiếu bầu có trên 50% số phiếu đồng ý bãi miễn

Các bạn có thể dề nghị chỉnh cho hợp lý hơn LĐ 08:38, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)

thảo luận quên ký tên này là của 69.155.137.87 (thảo luận • đóng góp).

Cho tôi hỏi:
  1. Làm sao để kêu gọi được >50% số thành viên tham gia sửa đổi trong thời gian 7 ngày đó tham gia bỏ phiếu bãi miễn?
  2. Nếu một thành viên tích cực (chẳng hạn như các sysop) của cộng đồng nhưng trong thời gian đó ko tham gia một sửa đổi nào thì có được tham gia bỏ phiếu ko?
  3. Giả sử cuộc bỏ phiếu để bãi miễn sysop đó không có hiệu lực thì sao? Có tổ chức lại ko? Nếu tổ chức lại thì trong thời gian bao lâu? Tôi nghĩ cần quy định thời gian tối thiểu để tổ chức lại cuộc bãi miễn này nếu vẫn còn thành viên muốn bãi miễn quyền của sysop đó, tức là nếu sysop A bị yêu cầu bãi miễn nhưng ko thành công hoặc cuộc bỏ phiếu ko hiệu lực thì cần quy định là ít nhất bao lâu đó (có thể là 3 tháng) sysop này mới bị bỏ phiếu bãi miễn trở lại dù ngay sau cuộc bỏ phiếu vẫn có yêu cầu bãi miễn sysop A này. Thỏ nâu 17:29, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi thấy cách tính theo đề xuất của anh LĐ hơi phức tạp và không tiện dụng. Chúng ta có thể áp dụng 1 số điều khoản của luật bầu cử thành luật bãi miễn như tổng thời gian biểu quyết = 1 tháng, số phiếu tối thiểu = 15 và số phiếu thuận tối thiếu = 50%.
Đồng thời cũng phải quy định những lý do chấp nhận việc biểu quyết bãi miễn. Đó là khi sysop lạm dụng quyền revert bài viết ko tranh luận, khoá bài viết, cấm thành viên vì lý do cá nhân => có dẫn chứng cụ thể, tái phạm 2-3 lần. Chứ ko phải là XYZ chỉ việc bảo tôi ko thích anh ABC làm sysop nữa là có thể bắt cộng đồng bỏ phiếu.
Vietbio 18:02, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiện đây cho hỏi: Vietbio có thể thực thi bãi nhiệm sysop hay không? Hay phải nhờ bên Tổng vụ Wiki ? LĐ

Ký đúng cách?

Anh Nguyễn Thanh Quang nếu có rảnh thì cứ việc kí giúp trong tất cả các nơi có chữ LĐ. -- cảm ơn trước. LĐ

Tôi không rảnh để ký giúp anh trong tất cả các thảo luận nhưng việc ký tên đúng cách là một trong các quy định của Wikipedia, nhất là khi anh là một sysop cần làm gương cho các thành viên mới, ngoài ra gần đây có một số vấn đề nảy sinh quanh việc dùng tài khoản và địa chỉ nặc danh. Anh ký thế này thì chỉ những ai biết anh từ trước mới nắm rõ, còn những người đến sau anh biết LĐ là thành viên nào? Nguyễn Thanh Quang 14:29, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ anh xem lại xem chữ kí dùng 4 dấu ngã của tôi khác nhau chổ nào ? LĐ 14:46, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC) -- Ủa bộ tôi kí không đúng cách hả> Anh có kí giúp thì mới đúng sao ? LĐ
Anh ký không đúng cách hoặc đôi khi quên ký tên. Khi kí tên đúng cách bằng cách dùng bốn dấu ~ thì trong chữ ký sẽ có liên kết đến trang thành viên của anh để các thành viên khác biết anh là ai và anh đã có những đóng góp gì. Còn ký tên kiểu đấy tôi cũng có thể ký được hai chữ LĐ từ một địa chỉ IP bất kỳ. Nguyễn Thanh Quang 14:55, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi dùng đúng 4 dấu ngã để kí nè LĐ 22:17, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Tôi dùng đúng 3 dấu ngã để kí nè
Tôi dùng đúng 2 dấu ngã để kí nè ~~
Đủ chưa. Theo điều lệ ràng buộc nào bắt buộc dùng 4 dấu ngã để kí vậy ?. Có lẽ bạn Quang nên xem kĩ điều lệ và các cài đặt cho phép của Wiki còn có "gương mẫu" hay không là do tự bạn biết. LĐ
Bác sysop này biết cách gây buồn cười nhỉ. Có lần nghe bác sysop này dỗi đòi tự hành quyết, các bác có theo dõi thì diễn tiến vụ tự xử đến đâu rùi? --Á Lý Sa (thảo luận) 06:03, ngày 16 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Những người khác mà cũng ký như anh (LĐ), thì anh nghĩ sao? (Liệu anh có biết tôi là ai không ?) anh cũng có máu bảo thủ ghê- vi dụ: tôi mới chính là: chứ không phải anh. LĐ
Cho dù bạn kí tên là "rồng Vàng" thì LĐ cũng đâu có biết con rồng này đang ngự ở đâu? Ha ha nếu LĐ như không có khái niệm rằng LĐ to hay bé thì lấy gì để bảo thủ? Mỗi việc LĐ làm chỉ vì nguyên tắc open cho Wiki và cũng chẳng buộc ai theo hay không, chẳng buộc ai ghét hay thương vì nó thiệt là open mà. Bạn sẽ có dịp thấy LĐ rõ hơn nếu như ta còn duyên gặp nhau trên thế giới Internet ảo này. Cảm ơn bạn đã kí . Thân phận nhỏ nhoi từ nay đã có người gánh nghiệp giúp; nếu bạn đủ can đảm thì cứ việc mà kí chữ LĐ, và nếu muốn, có thể làm luôn những việc gì mình muốn nhé. LĐ

Theo tôi, bạn LĐ đúng là không nên ký tên như vậy. Vì như vậy là bất lợi cho LĐ. Khi bạn có đăng nhập, thì xem lịch sử trang là có thể biết LĐ là ai, nhưng cũng có khi bạn tham gia thảo luận mà ko đăng nhập, thì chẳng ai biết LĐ là ai, trừ một số người quen thì đoán rằng đó là , nhưng cũng ko chắc. Nếu lỡ có người cũng ko đăng nhập vào đây thảo luận hoặc làm chuyện gì đó ko đẹp rùi cũng ký tên là LĐ thì có phải ảnh hưởng đến bạn ko? Thỏ nâu 17:39, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Thỏ Nâu. Khi nào rảnh sẻ giải thích cho Thỏ Nâu kĩ hơn. (kí bằng ~~~~ LĐ 22:21, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC))
Khi nào không rảnh thì đừng nói nhưng lời rảnh hơi. --Á Lý Sa (thảo luận) 06:03, ngày 16 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Arisa đừng có lo giúp hãy tự lo cho bạn đi, ráng chờ thêm 1 phân nưã; đâu còn có đó. Tiện anh muốn, LĐ ghi lại luôn cho Arisa hài lòng: anh bạn dùng sai từ hoàn toàn rồi không phải tự hành quyết mà là rút tên khỏi danh sách sysop để khỏi có người đố kị.
Tôi làm theo việc chớ không làm theo lời khích bác vô ích. Còn việc ai muốn kí bắt chước kiểu LĐ kí thì LĐ không khuyên cũng không cản. Nhưng những "nghi ngờ ban đầu" của User:ttTrung thì cho tới nay LĐ chưa bao giờ lạm quyền sysop cũng như chả có bất kì 1 vi phạm huyễn hoặc nào về chuyện sử dụng hình có copyright. Những thông tin LĐ cung cấp được cho Wiki là cho nhiều người trong nước đọc ai tương thích thì đọc lãnh hội còn không thì cứ việc bỏ ngoài tai hay thấy sai cứ sửa. Chúc vui vẻ nhé. LĐ

Theo thiển ý thì anh LĐ nên ký là để mọi thành viên đều biết. Nhưng tôi cũng không đồng ý với Quang là ký bốn dấu ngã mới đúng cách. Thực ra bốn dấu ngã chỉ là cho tiện thôi, còn tôi có thể đặt tùy chọn ký bốn dấu ngã ra "Nguyễn Thanh Quang" vẫn được mà. Hoặc đơn giản hơn, tôi copy/paste đoạn đó vào cuối câu :-D . Avia (thảo luận) 03:33, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bắt bẻ quá, ý của tôi chỉ muốn nhắc nhở nên ký tên và đã ký thì nên ký cho biết mình là ai, còn 4 dấu ~ chỉ là một quy ước ban đầu. Còn ai thích customize chữ ký của mình thế nào thì là việc cá nhân người ấy, nhưng ký tên là để thể hiện trách nhiệm với lời mình nói ra. Nguyễn Thanh Quang 04:03, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chỉ có mỗi việc ký thôi mà nhanvo hay Lờ Đờ mà phải để nhiều người nhắc vậy, bạn ko có lòng tự ái sao?--duongdttt 14:05, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đề nghị sửa điều 5

Điều 5 trong các điều có liên quan có nội dung như sau:

"Một khi đã đắc cử, nếu như lạm dụng quyền hoặc không tôn trọng điều lệ của Wikipediacó ít nhất 2 người đề nghị bãi miễn thì một hành chính viên sẽ đề nghị các steward xóa chức quản lý của người đó. Trong trường hợp này thì thành viên đã bị cách chức không có quyền ra ứng cử lại."

Tôi đề nghị sửa đoạn "có ít nhất 2 người đề nghị bãi miễn". Lý do:

  • Tuy đây chỉ là một trong 2 điều kiện bãi miễn quản lý (được đánh đậm), nhưng để khẳng định hay phủ nhận điều kiện đầu tiên nhằm tạo hay hủy hiệu lực cho điều kiện thứ hai sẽ cần phải tranh luận rất tốn công.
  • Nếu chỉ cần 2 người mà không có thêm điều kiện gì khác thì tôi có thể tạo 2 tài khoản ma và dùng chúng để hủy bỏ vĩnh viễn quyền quản lý của bất cứ ai tôi không ưa. Điều này là không công bằng.

Đề nghị mọi người biểu quyết để chọn một cách sửa điều khoản trên cho hợp lý hơn. Tôi đề nghị các phương án dưới đây, mỗi người có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án hoặc bổ sung phương án mới. Biểu quyết này sẽ kéo dài 1 tháng tính từ hôm nay (18 tháng 6 năm 2007) đến 18 tháng 7 năm 2007. Sau 1 tháng, phương án nào có nhiều người chọn nhất sẽ được dùng để thay cho nội dung hiện tại. Trong thời gian 1 tháng này, mọi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ phải đợi cho đến hết đợt bỏ phiếu để áp dụng điều lệ mới. Tmct 23:08, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Số phiếu cần thiết cho cuộc bất tín nhiệm quản lý như thế nào? An Apple of Newton thảo luận 02:17, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tùy nội dung cụ thể của phương án sửa đổi. Ví dụ: đối với phương án 0: 2; đối với phương án 1, 2: giống như khi bầu quản lý. Tmct 08:23, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phương án 0

Giữ nguyên nội dung cũ.

  1. ...

Phương án 1

Một khi đã đắc cử, nếu có thành viên cho rằng quản lý này lạm dụng quyền hoặc không tôn trọng điều lệ của Wikipedia thì có thể tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm với điều kiện giống như bỏ phiếu bầu quản lý. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được coi là thành công nếu số phiếu thuận lớn hơn 1/3 tổng số phiếu, khi đó, một hành chính viên sẽ đề nghị các steward xóa chức quản lý của người quản lý này. Quản lý đã bị cách chức không có quyền ra ứng cử lại.

  1. Đồng ý với phương án này, vì người quản lý phải là người có đóng góp và có uy tín, nếu uy tín của anh/chị ta sụt giảm thì chỉ cần 1/3 số thành viên phản đối thì bản thân anh/chị ta không còn xứng đáng nữa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:39, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Với yêu cầu khắt khe về quyền bỏ phiếu như dưới đây thì chỉ cần trên 1/3 số người bỏ phiếu bất tín nhiệm là đủ để nói rằng một quản lý đã không còn đủ uy tín. Tmct 20:55, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phương án 2

Một khi đã đắc cử, nếu có thành viên cho rằng quản lý này lạm dụng quyền hoặc không tôn trọng điều lệ của Wikipedia thì có thể tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm với điều kiện giống như bỏ phiếu bầu quản lý. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được coi là thành công nếu số phiếu thuận lớn hơn 1/2 tổng số phiếu, khi đó, một hành chính viên sẽ đề nghị các steward xóa chức quản lý của người quản lý này. Quản lý đã bị cách chức không có quyền ra ứng cử lại.

  1. Mekong Bluesman 00:23, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý với phương án này, nhưng với điều kiện số phiếu thuận (đồng ý bãi miễn) của các quản lý khác phải bằng hoặc lớn hơn số phiếu chống của các quản lý còn lại. Vương Ngân Hà 00:35, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Đồng ý với điều kiện quá bán. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:09, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  4. Đồng ý điều kiện nên là quá bán Magnifier (Thảo luận) 12:02, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  5. Đồng ý. Phan Ba 12:14, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  6. Đồng ý. Tôi nghĩ không cần thiết phải phân biệt phiếu của người quản lý và không phải quản lý. Vietbio 15:27, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Yep, quản lý chỉ là người làm các công việc dọn dẹp theo quy định, không có lý do gì phiếu của họ lại nặng cân hơn phiếu của thành viên thường. Tmct 21:02, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quyền yêu cầu bãi miễn/bỏ phiếu

Do đây là việc có liên quan tới uy tín của các quản lý (hiện tại còn rất ít), đã từng phải vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm để được phong cấp và để đảm bảo thành viên có yêu cầu đề nghị bãi miễn quản lý/người tham gia bỏ phiếu bãi miễn phải là những người có tinh thần vì sự phát triển chung của Wikipedia tiếng Việt, đồng thời là người am hiểu và tuân thủ các quy định chính thức và bán chính thức của Wikipedia, tránh việc đề nghị bãi miễn tràn lan hay vì hiềm khích cá nhân, tôi đề nghị như sau: Vương Ngân Hà 09:02, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quyền yêu cầu bãi miễn

Thành viên có quyền yêu cầu bãi miễn quản lý khi và chỉ khi:

  • Có tài khoản rõ ràng. Các IP do không thể xác định được ai là người sử dụng sẽ không được tham gia.
  • Có đóng góp ít nhất 600 sửa đổi đáng kể (như sửa chữa, thêm bớt nội dung bài đã có, viết bài mới, thảo luận tại trang thảo luận bài viết hay trang thảo luận thành viên có liên quan tới viết bài) trong vòng 6 tháng gần đây nhất (6 tháng có lẽ là thời gian đủ để hiểu kỹ về các quy định chung trong Wikipedia) tại các bài viết thuộc không gian chính. Các sửa đổi nhỏ như sửa một vài lỗi chính tả không được tính là sửa đổi đáng kể.
  • Trong vòng 6 tháng qua không bị treo/khóa tài khoản lần nào, do người đã bị treo/khóa tài khoản thì ý kiến đề nghị bãi miễn thường có độ tin cậy không cao (nếu bị treo tài khoản một cách vô lý thì một quản lý khác chắc chắn sẽ mở khóa và lần khóa trước đó không bị tính là một lần treo tài khoản).
Treo một cách vô lý là như thế nào, vì hiện nay luật của vi.wikipedia chưa đầy đủ. Đối với người này là vô lý, nhưng đối với người khác là hợp lý . Ví dụ như trường hợp của tôi trước đây, bị quản lý Trần Thế Trung khóa tài khoản bằng cách áp dụng một điều luật ở bên enwiki (lúc đó viwiki chưa có điều luật này, rồi khóa mà không hề cảnh báo trước, rồi khóa cả IP làm tôi không thể tiếp tục thảo luận được dưới địa chỉ IP)...May mà lúc đó Vương Ngân Hà cùng địa chỉ IP nên mới bỏ khóa tài khoản IP của tôi, chứ không thì chắc chẳng được mở khóa mà cũng chẳng thảo luận tiếp được để bào chữa cho mình . Ngoài ra, những người tham gia thảo luận là người trong cuộc nên hiểu rõ nhất sự việc như thế nào, nếu đã khóa tài khoản của họ rồi, lại còn không cho địa chỉ IP để bỏ phiếu thì tôi thấy không công bằng lắm. Trong trang Avia có câu : Tôi có thể không đồng ý với anh, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh được nói ra ý kiến của mình. Casablanca1911 16:20, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi không muốn nói rằng Casa đã bị treo tài khoản một cách vô lí.
Nhưng đúng là hoàn toàn có thể xảy ra chuyện một quản lý cấm một thành viên khác không đúng luật (quản lý cũng là con người nên sai sót là hoàn toàn có thể). Trong trường hợp đó thì xử trí ra sao? Nếu việc bị cấm liên quan đến quyền bầu cử thì sẽ sinh ra nhiều chuyện kiện tụng cãi nhau rất mất thì giờ. Theo tôi nên sửa "bị cấm" thành "vi phạm quy định X, Y, Z", như vậy sẽ khách quan hơn.
Việc không cho IP bỏ phiếu là đúng. Nhiều IP được dùng chung, không có lịch sử đóng góp riêng cho một ai, không thể đại diện cho một người dùng được. Nếu cho IP bỏ phiếu thì đồng nghĩa với việc không có bất cứ giới hạn gì về việc bỏ phiếu.Tmct 21:14, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đó, vấn đề cơ bản ở đây là xác định như thế nào là treo tài khoản vô lý, như thế nào là hợp lý . Người thì cho là hợp lý, người thì cho việc đó là vô lý. IP không được bỏ phiếu, thì ít ra cũng cho cái người bị khóa tài khoản vô lý (người trong cuộc) được bỏ 1 phiếu chứ, bằng cách dùng 1 tài khoản khác (việc này dễ xác định thôi). Casablanca1911 00:42, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Trong vòng 6 tháng qua không có các vi phạm khác chưa đến mức bị treo/khóa tài khoản (vi phạm chưa đến mức thành hệ thống) như: sao chép bài viết có bản quyền từ trang Web ngoài; truyền hình ảnh không giấy phép sử dụng, giấy phép không đúng, có giấy phép hợp lệ nhưng không thể/thiếu nguồn kiểm chứng, tùy tiện công kích cá nhân, thiếu thái độ văn minh.
  • Nêu rõ lý do về vi phạm của quản lý bị đề nghị bãi miễn với dẫn chứng cụ thể (liên kết tới nơi có vi phạm) cùng dẫn chiếu tới quy định chung của Wikipedia.

Vương Ngân Hà 09:02, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Hoàn toàn đồng ý (đặc biệt là các IP và các tài khoản đã từng bị khóa). Mekong Bluesman 12:34, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý. Phan Ba 12:55, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Đồng ý. Vietbio 15:28, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quyền bỏ phiếu

Thành viên có quyền bỏ phiếu khi và chỉ khi:

  • Có tài khoản rõ ràng. Các IP do không thể xác định được ai là người sử dụng sẽ không được tham gia.
  • Đóng góp ít nhất 300 sửa đổi đáng kể (như sửa đổi, thêm bớt nội dung hay viết mới các bài viết, thảo luận tại trang thảo luận bài viết hay trang thảo luận thành viên có liên quan tới viết bài) tại không gian chính trong vòng 3 tháng gần đây. Các sửa đổi nhỏ như sửa một vài lỗi chính tả thì không được tính là sửa đổi đáng kể.
  • Trong vòng 3 tháng qua không bị treo tài khoản lần nào.
  • Trong vòng 3 tháng qua không có các vi phạm khác chưa đến mức bị treo/khóa tài khoản (vi phạm chưa đến mức thành hệ thống) như: sao chép bài viết có bản quyền từ trang Web ngoài; truyền hình ảnh không giấy phép sử dụng, giấy phép không đúng hay có giấy phép hợp lệ nhưng không thể/thiếu nguồn kiểm chứng, công kích cá nhân, thiếu thái độ văn minh.

Vương Ngân Hà 09:02, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Hoàn toàn đồng ý (đặc biệt là các IP và các tài khoản đã từng bị khóa). Mekong Bluesman 12:34, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý. Phan Ba 12:55, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Đồng ý. Vietbio 15:28, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Có ai có thể thống kê giúp tôi hiện nay số thành viên thỏa mãn hai quyền (dự thảo) trên là bao nhiêu được không? Tôi muốn biết rõ hơn rồi mới bỏ phiếu cho đề nghị này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:37, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi thấy việc đã từng bị treo tài khoản không liên quan lắm đến quyền bỏ phiếu và quyền bãi nhiễm sysop, vì thực ra phần lớn những người có ý định đề nghị bãi nhiễm quản lý cũng không phải là họ không suy nghĩ kỹ, hay không biết kiềm chế khi gặp rắc rối về thảo luận với người quản lý,... mà chỉ khi đến mức cao nhất là bị khóa tài khoản 1 cách vô lý (theo đánh giá của họ) thì họ mới đề nghị bãi nhiễm sysop . Tại sao cuộc bỏ phiếu bầu quản lý thì những người bỏ phiếu đã bị treo tài khoản vẫn được tính phiếu ? Hai điều lệ này nên thống nhất. Casablanca1911 16:30, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

60/300/30

Trong cả hai trường hợp về quyền yêu cầu bãi miễnquyền bỏ phiếu bãi miễn, các đề nghị của Thành viên:Vương Ngân Hà khá khắc khe. Thống kê ở đây chưa đầy đủ, nhưng qua đó có thể chỉ mặt gần hết những người đủ điều kiện theo các con số của Vương Ngân Hà đưa ra. Tôi nghĩ thành viên được quyền yêu cầu bãi miễn và quyền bỏ phiếu bãi miễn khi có tài khoản tối thiểu 60 ngày, tối thiểu 300 sửa đổi, không bị khóa tài khoản trước đó 30 ngày. Tôi nghĩ điều kiện này đơn giản, dễ viết thành luật để đưa vào điều lệ, bao trùm được các phẩm chất thành viên mà Vương Ngân Hà đã đưa ra và có nhiều thành viên có uy tín khác được quyền tham gia. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:15, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quy trình bãi miễn quản lý

Việc giải quyết mâu thuẫn chúng ta cũng có hướng dẫn của wikipedia vậy tại sao bãi miễn quản lý lại không có quy trình của nó? Tôi không rành lắm về quyền hạn của người quản lý nhưng tôi thấy họ cũng bình đẳng với các thành viên khác về mọi phương diện, họ chỉ có thêm một số công cụ kỹ thuật ngoài ra họ có ưu tiên gì khác như bỏ phiếu, chọn bài viết chọn lọc thì tôi chưa rõ? Nhưng tôi thấy làm quản lý đúng là tự nguyện mua lấy việc vì lợi ích chung của cộng đồng, việc bãi miễn rồi không cho ứng cử hoặc không cho thành viên khác đề cử trở lại thật là khắt khe và vô lý, điều này xúc phạm đến tính tự nguyện của wiki nói chung, ai đặt ra điều này? Nếu việc bãi nhiệm thành coi như chúng ta mất hẵn không chỉ một quản lý mãi mãi, mà còn mất một thành viên tốt, từng có uy tín và đã từng đóng góp nhiều cho cộng đồng cho wikipedia tiếng Việt, thử tự đặt mình vào vị trí đó liệu chúng ta có buồn, tự ái và bỏ đi hẵn hay không? Hay là lập tài khoản mới để tiếp tục tham gia wiki? Tôi đề nghị bỏ đi điều khoản "sau đó không được ứng cử làm quản lý mãi mãi", không ai không mắc sai lầm và không ai nên bị trừng phạt mãi mãi vì một sai lầm, sai sót đã qua hơn nữa làm quản lý là góp phần đóng góp một cách tự nguyện, ngăn cấm sự đóng góp đó với mục đích gì? Muốn tuyệt tình chăng?

Tôi biết việc một số thành viên chưa rõ quy tắc làm việc chung trên wiki có thể gây phiền hà cho cộng đồng bằng các yêu cầu bỏ phiếu bãi miễn quản lý vô lối vì vậy cần có các hạn chế, nhưng không nên có quá nhiều hạn chế. Tại sao lại không cho người từng bị khóa tài khoản yêu cầu mãi miễn quản lý? Điều này có thể có hai lý do, một là vì họ mới vào không kịp biết thông lệ chung, cách thức giải quyết mâu thuẫn, hai là quản lý nhiều việc không kịp hiểu thành viên mới và khóa nhầm (quản lý tưởng rằng thành viên đó tiêu cực, phá hoại, nhất là trong các vấn đề thuần chuyên môn mà quản lý không rành) hoặc thành viên mới nghĩ rằng mình bị khóa oan, bị ép uổng. Để tránh việc lạm quyền của quản lý nếu có, để tránh tới mức tối đa nhầm lẫn dù chỉ một chút xíu khi khóa tài khoản, để tránh "cắn người mới đến", để tránh gây ức chế cho người mới thì việc bị khóa trong vòng 3 tháng hoặc 6 tháng không nên là điều kiện ngăn cản yêu cầu bỏ phiếu bãi nhiệm.

Quyền bỏ phiếu, có nhiều hạn chế quá cũng là ức chế cho các thành viên mới hoặc không công bằng với một số thành viên khác. Đâu phải ai cũng có thời gian rãnh, đâu phải ai cũng có khả năng viết bài, sửa bài, nhưng họ cũng có khả năng hiểu biết và nhận định đúng sai chứ, tại sao không cho họ bỏ phiếu. Việc hạn chế chỉ nên và chỉ nhằm ngăn cản các tài khoản con rối, tài khoản ngủ nếu có, việc ngăn cản tránh tạo ra một tầng lớp trên, "một nhóm người cụ thể" có quyền bỏ phiếu mà ban quản lý có thể dễ dàng nhận ra qua công cụ đếm, theo từng thời điểm, chẳng hạn tôi chưa chắc có đủ 300 sửa đổi trong 6 tháng gần nhất và tôi tự hỏi tại sao không cho tôi bỏ phiếu? Nếu không cho tôi bỏ phiếu tôi có thể quậy tưng các trang thảo luận ấy chứ.

Người quản lý là người từng có uy tín, từng đóng góp cho cộng đồng, cho trang wiki tiếng Việt và đã từng am hiểu các quy định của wiki tại sao lại phải đem ra bỏ phiếu bãi nhiệm mà không để họ tự xử nếu họ lạm quyền? Nhưng làm sao biết họ có lạm quyền nếu không có thành viên yêu cầu bãi miễn? Làm sao biết được họ lạm quyền hay không lạm quyền, nhất là các thành viên mới chưa am hiểu cách làm việc và quy định của wiki? Cần có một quy trình giải quyết mâu thuẫn quản lý và thành viên mới hơn là hạn chế quyền bỏ phiếu bãi nhiệm.

Quy trình này theo tôi như sau: khi một thành viên yêu cầu bãi nhiệm quản lý thì một quản lý khác nên hướng dẫn thành viên đó các việc như sau:

  1. Anh, Chị đã thảo luận các việc mà Anh Chị cho là lạm quyền với ngay chính quản lý đó chưa?
  2. Anh, Chị đã đọc các quy định tối thiểu của wiki và Anh Chị có chấp nhận các quy định đó của wiki hay không? Kèm các đường dẫn đến các trang quy định.
  3. Anh, Chị đã tìm hiểu về công việc của người quản lý và sự cần thiết của người quản lý hay chưa? Việc bãi nhiệm này là cần thiết cho sự phát triển của wikipedia tiếng Việt hay chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn cá nhân Anh Chị và cá nhân người quản lý (giả sử quản lý và cá nhân tranh cãi quyết liệt một vấn đề chính trị, quản lý cũng có quyền bảo vệ hoặc bày tỏ chính kiến chứ?).
  4. Anh, Chị hãy trình bày cụ thể mà không nhận định các việc lạm quyền của quản lý, cách hành xử của quản lý khi đã có tham phiền về việc lạm quyền một cách ngắn gọn, cụ thể (tôi quản lý YYY sẽ trình bày gọn giúp Anh Chị)điều này giúp cho cộng đồng nhanh chóng nắm được mâu thuẫn, sự cố chấp của quản lý mà Anh Chị đã bãi nhiệm để tiến hành bỏ phiếu.

Sau quy trình thương thảo này (khoảng một tháng) nếu thành viên đó cố tình phá hoại cộng đồng cũng sẽ nhận ra, nếu thành viên đó chưa am hiểu quy định wiki họ sẽ tự rút lui khi có khuyến cáo của quản lý khác, nếu thành viên đó không chấp nhận quy định chung như "Thái độ văn minh", "Thái độ trung lập" thì cộng đồng sẽ bỏ phiếu " Việc bỏ phiếu miễn nhiệm này không nhằm mục đích phát triển wiki mà vì mục đích cá nhân", nếu như thành viên mới dù chỉ đăng nhập trong vòng nửa tháng, chỉ có 10 sửa đổi nhưng chứng minh một quản lý từng mắc sai lầm có hệ thống, có thiên kiến chính trị và tìm cách lấn át người mới với uy tín của mình, kéo bè kết cánh, lạm quyền, cố chấp không sửa đổi và mục đích bãi nhiệm là để cho cộng đồng dễ dung hòa, dễ làm việc với các dẫn chứng có cơ sở thì việc bỏ phiếu nên được tiếng hành, cộng đồng lúc đó sẽ quyết định các nhận định đó đúng hay sai, hoặc đánh giá sự đóng góp của quản lý là cần hay không cần nữa, hoặc đơn thuần đánh giá quản lý đó có còn uy tín với cộng đồng hay không.

Trong thời gian thảo luận bãi nhiệm, người đề xuất bãi nhiệm đương nhiên không bị khóa tài khoản, họ có quyền bảo vệ quan điểm (ra tòa còn có luật sư biện hộ kia mà), nhưng họ chỉ bảo vệ mà không được công kích cá nhân, Phải chấp nhận wikipedia: Thái độ văn minh, không lam man sang các bài khác, việc khác, nếu việc đó xét thấy không làm rõ hơn quan điểm của họ về việc quản lý lạm quyền. Nếu tiếp tục vi phạm thì một quản lý khác hoặc một thành viên khác cảnh cáo và sau đó mới đề nghị khóa luôn tài khoản, lúc đó họ mất quyền tự biện hộ.

Tóm lại nên thảo luận trước khi bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý. Việc thảo luận và nêu rõ lý do cần thiết bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý cũng như nêu cơ sở vi phạm quy định dành cho người quản lý là trách nhiệm của người đề xuất bãi nhiệm không phải là việc của cộng đồng.

Nghilevuong 04:35, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nghilevuong đưa ra các câu hỏi và đề nghị chính xác như tại sao có người có quyền bỏ phiếu và có người không, tại sao những người bị khóa không được đề nghị bãi nhiệm quản lý, tại sao quản lý đã bị bãi nhiệm không được thành quản lý trở lại...
Trong một tình trạng tuyệt đối và lý tưởng thì tôi hoàn toàn đồng ý với Nghilevuong. Nhưng trong tay chúng ta hiện nay không phải là một tình trạng tuyệt đối và lý tưởng. Nếu Nghilevuong đồng ý với tôi là Wikipedia tiếng Việt đang có một vấn đề khó (difficult problem) thì sẽ thấy vấn đề khó đòi hỏi các giải quyết khó. Nếu Nghilevuong thấy nó là một vấn đề dễ (và có thể giải quyết dễ như Nghilevuong giải thích bên trên) thì chúng ta không cần thêm quy luật.
Tôi là người đã làm việc tại đây lâu và tôi nghĩ là tôi đã nói rõ và nhiều lần là tôi không thích các quy luật cứng ngắc. Tôi cũng đã giải thích một lần là tôi, cũng như một số lớn các người tại đây, đến với Wikipedia vì hai tính chất đặc biệt của nó: nó là tự nguyện vì có nhiều người có niềm tin là sau cuộc sống hàng ngày mọi người nên làm thêm một việc nào đó để xây dựng chung cho một mục đích cao hơn; và nó cũng là "mở" vì có nhiều người có niềm tin là mọi người là "tốt" và có tự chủ, tự kiềm chế, tôn trọng cá nhân, sống hài hòa với cộng đồng... mà không cần một người nào hay một nhóm người nào ra lệnh.
Cái trong thực tế, mà tôi thấy tại Wikipedia tiếng Việt, là đặc tính "mở" bị lạm dụng để dẫn lái Wikipedia đến mục đích khác mục đích xây dựng một bách khoa toàn thư (như quảng cáo hay tuyên truyền cho gia tộc, địa danh, công ty, đảng hay niềm tin chính trị của mình). Cái thực tế khác là số lớn của sự lạm dụng đó là vì không đọc hay không tìm hiểu về Wikipedia (trong giai đoạn đầu tôi đã chống đối dịch từ free thành từ "mở") nhưng cái số lớn đó, bình thường, không tiếp tục lạm dụng sau khi được giải thích. Cái thực tế nguy hiểm hơn là cái số nhỏ lạm dụng tính chất "mở" vì có mục đích (tôi không nói là mục đích đó sai hay đúng) và tiếp tục lạm dụng dù đã được giải thích -- số này ít nhưng chiếm 90% thời giờ của người quản lý và nhiều thành viên khác.
Như vậy thì quy luật mới có quá khó không? Hay nó chỉ là để giải quyết một vấn đề mà với quy luật dễ chúng ta không giải quyết được?
Nghilevuong cũng nhắc đến tự ái làm nhiều người bỏ đi. Có thể tôi là người thiếu nhạy cảm (insensitive) về cái "tự ái" mà Nghilevuong nói đến, hay là có thể tôi không hiểu loại "tự ái" (pride) đó. Đầu tiên, khi tôi tự nguyện làm việc X mà rồi vì tự ái để bỏ đi thì đó đâu còn là tự nguyên nữa, đó chỉ là tôi đã muốn làm việc X đó để thỏa mãn cái tự ái của tôi. Sau đó, tôi có thể hiểu sai "tự ái" tại đây, đối với tôi thì tự ái (pride) tại Wikipedia là các đóng góp của tôi mà được cộng đồng chấp nhận, là các giúp đỡ để xây dựng cộng đồng đó, là các bài viết có chất lượng cho người đọc ... Cái "tự ái" của tôi không bao gồm cái sự mù quáng, không nghe lời người khác, không đi theo quy luật và cố tính tấn công cá nhân như một số thành viên gần đây.
Mekong Bluesman 11:13, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời