Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Thủy vực”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25: Dòng 25:
::Vậy dùng 2 từ vùng nước và thuỷ vực là được. Còn từ thuỷ phận và vực nước nên loại bỏ. Trong đó từ vực lại gợi người Việt nghĩ tới vực thẳm - chỗ sâu nhất, chớ không phải là từ vực mượn chữ Hán. Thuỷ phận là phần nước thuộc quyền sở hữu của một nước/vùng lãnh thổ, lại không được nói tới trong bài khái niệm này. [[Thành viên:Haixia02|Haixia02]] ([[Thảo luận Thành viên:Haixia02|thảo luận]]) 05:47, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)
::Vậy dùng 2 từ vùng nước và thuỷ vực là được. Còn từ thuỷ phận và vực nước nên loại bỏ. Trong đó từ vực lại gợi người Việt nghĩ tới vực thẳm - chỗ sâu nhất, chớ không phải là từ vực mượn chữ Hán. Thuỷ phận là phần nước thuộc quyền sở hữu của một nước/vùng lãnh thổ, lại không được nói tới trong bài khái niệm này. [[Thành viên:Haixia02|Haixia02]] ([[Thảo luận Thành viên:Haixia02|thảo luận]]) 05:47, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)
:''Thủy vực'' có lẽ hợp lý, ta có ''Lưu vực sông'' từ "lưu vực" ở đây chỉ phạm vi (vùng đất) lấy nước của sông, "thủy vực" có lẽ chỉ mô tả phạm vi (vùng đất) có nước. Từ có lẽ bao quát hơn. [[User talk:Đông Minh|<span style="background:#000000;color:white;border-radius:120px;">&nbsp;''M''&nbsp;</span>]] 13:17, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)
:''Thủy vực'' có lẽ hợp lý, ta có ''Lưu vực sông'' từ "lưu vực" ở đây chỉ phạm vi (vùng đất) lấy nước của sông, "thủy vực" có lẽ chỉ mô tả phạm vi (vùng đất) có nước. Từ có lẽ bao quát hơn. [[User talk:Đông Minh|<span style="background:#000000;color:white;border-radius:120px;">&nbsp;''M''&nbsp;</span>]] 13:17, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Tôi từng tham gia tu bổ một bài viết về địa chất học để ứng cử BVCL (bài [[Tự nhiên]], một chuyên gia về địa chất đã dịch bài này trước khi tôi tu bổ) nên tôi thấy từ "vực nước" không xa lạ gì. "Thủy vực" hay "vực nước" thì tôi không ý kiến gì, còn "vùng nước" thì tôi nhận thấy chỉ ở mức tạm chấp nhận được, do nguồn đáp ứng cho từ này còn yếu (một từ điển về luật kinh doanh, không phải tài liệu địa chất học). Còn "thân thể nước" thì quá là máy móc và "kì cục", phong cách hành văn đặc trưng của một thành viên (hoặc một nhóm thành viên).

{{ping|Alphama}} Tôi đã chỉnh lý lại văn phong, nếu bạn thấy đã ổn thì có thể gỡ biển.

Về thành viên Haixia02 thì tôi có chút góp ý. Vì thành viên này có phong cách hành văn rất giống [https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t:%C4%90%C3%B3ng_g%C3%B3p/Donghai02 một thành viên đã bị cấm] trước đây do cố chấp hành văn không theo tiêu chuẩn Wikipedia và lạm dụng từ ngữ phiên âm chữ Hán không có trong tiếng Việt hoặc tự sáng tạo ra những cụm từ "kì cục" như trên, chỉ khác là Donghai02 công kích cá nhân đến mức tệ hại khi đuối lý đến cùng. Văn phong của những thành viên này rất nặng nề văn phong nước ngoài (dù dịch bài từ tiếng Anh hay tiếng Trung). Như ở bài này, tôi đã sửa lại một số chỗ như: can hạn -> hạn hán, biến hóa khí hậu -> biến đổi khí hậu, liên miên -> liên tục, giồng rừng -> trồng rừng, phát triển sinh sản của loài người -> phát triển dân số, nương tựa -> phụ thuộc, mạng sống -> sự sống, lìa xa nước -> tách khỏi nước, v.v...

Vì vậy, không biết nói lời gì hơn, vì bạn cũng đã là một thành viên lâu năm, nên tôi chỉ hy vọng bạn nên cố gắng cập nhật những quy định về văn phong khi viết bài tại đây, dùng thuật ngữ nào thì nên tìm nguồn khả tín mà xác minh cho thuật ngữ đó, đừng làm khó bản thân khẳng định cái này đúng cái kia chưa đúng trong khi chẳng có nguồn nào biện minh, và khi viết bài về chuyên ngành nào thì cố gắng đọc '''tài liệu tiếng Việt''' về chuyên ngành đó để văn phong đỡ nặng nề và "kì cục". Thân gửi. [[Thành viên:P.T.Đ|P.T.Đ]] ([[Thảo luận Thành viên:P.T.Đ|thảo luận]]) 14:57, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Phiên bản lúc 14:57, ngày 11 tháng 6 năm 2020

Thân thể nước

Chào bạn @Haixia02:. Bạn đổi cụm từ "vùng nước" (body of water) của bản gốc do bạn Alphama tạo, trở thành "thân thể nước", nhưng mình nghĩ cụm từ "vùng nước" hợp lý hơn và có ý nghĩa hơn. Theo các từ điển thì đều có ý nghĩa là "một khu vực rộng có (chứa) nước".[1] [2] Thân. Ltncanada (thảo luận) 23:30, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada[trả lời]

Làm có tên thân thể nước nhỉ, dịch sát quá k hay. Theo một tài liệu, nó có tên là vực nước. [3]  A l p h a m a  Talk 00:17, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã tìm thấy nguồn từ điển là vùng nước[4]. Nếu muốn chứng minh dịch là thân thể nước thì phải có nguồn mới được.  A l p h a m a  Talk 00:27, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trong tiếng anh, vùng nước dịch là waterbody ? Nguồn bạn đưa ra chưa chuẩn luôn thì lấy cái gì mà nói. Từ điển thuật ngữ pháp luật kinh tế có từ vùng nước, liệu đó là thuật ngữ địa chính trị. Các bạn qua mắt được tôi à ? Đã sai lầm còn cố cãi, tự diễn biến. Đoạn đầu bạn lấy dịch từ tiếng Anh ra, rồi bạn ghép nguồn body of water ở đâu đó gọi là vùng nước. Có phải bạn tự soạn nguồn ra rồi viết lên đây không ? Haixia02 (thảo luận) 01:16, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi có đưa nguồn Văn Châu Hoàng, Hữu Vinh Đỗ. English-Vietnamese Business Law Dictionary of Terms. Nhà xuất bản Thanh niên, 2004 - Business law. Trang 127. Nếu bạn tranh cãi thì có thể đưa tên thân thể nước nguồn ở đâu ra, Wikipedia chỉ hoạt động theo nguồn. Cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk 01:18, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Văn phong

Trái Đất là một tinh cầu đầy tràn sức sống, nhà khoa học đem..., Wikipedia đâu có viết kiểu văn chương thế này?  A l p h a m a  Talk 00:30, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu dịch theo kiểu hàn lâm thân thể nước thì bạn đâu có nghe theo. Bạn đã sai, tôi viết thế đó không sai. Haixia02 (thảo luận) 01:20, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không phải tự phát minh ra cụm từ, nếu đã có nguồn khác nhau dịch thì nên nhắc. Wikipedia chỉ viết theo nguồn có sẵn, bất đắc dĩ lắm mới tự dịch ra, bạn không chứng minh được nguồn bạn dịch lấy từ đâu ra hà cớ cứ khăng khăng mình đúng.  A l p h a m a  Talk 01:30, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Dịch kiểu thân thể nước không phải là "dịch theo kiểu hàn lâm", mà thật ra là "kiểu máy móc" bạn @Haixia02: nhé! Dịch rất khó, vì phải hiểu ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích. Mình thấy bạn @Alphama: đã dẫn nguồn là có đầu tư rất lớn và sự thận trọng khi dịch rồi. Thân. Ltncanada (thảo luận) 04:05, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada.[trả lời]

Tên thủy vực

Tôi thấy tên thủy vực khá phổ biến trong các tài liệu tiếng Việt, có lẽ nên nhắc đổi tên này? Xem một số bất cập [5].  A l p h a m a  Talk 01:28, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi chấp nhận tên bài này là vùng nước, vì tôi thấy bài Wikipedia tiếng Nhật dịch là thuỷ vực, nhưng mà không công nhận nguồn lấy gọi tên của bài này. Như vậy, 2 tên gọi vùng nước và thuỷ vực tạm chấp nhận được. Bạn nhất trí với tôi không ? Haixia02 (thảo luận) 01:37, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đang chờ thêm 1 số ý kiến khác xem sao, có thể là tên này.  A l p h a m a  Talk 01:43, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Những ý kiến khác được công nhận khi cho bình luận tại phần Thảo luận này. Haixia02 (thảo luận) 01:45, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thủy vực hay Vùng nước đều hợp lý (chiếu theo vài từ điển Tiếng Anh: a large area of water), còn "Thân thể nước" thì thực ra cũng "đúng" (enwiki: "A body of water or waterbody is any significant accumulation of water", tôi cho rằng rút gọn thành "Thể nước" còn hay hơn), chỉ là tên gọi không phổ biến, vả lại, khác với Tiếng Anh, Tiếng Việt hầu như là ngôn ngữ đơn lập, cho nên việc "tạo từ mới" bằng cách tổ hợp các "từ" có sẵn thì không tương đương hoàn toàn với việc tạo ra một từ "đa âm tiết" mới như trong Tiếng Anh (mà gần với khái niệm "cụm từ" hơn), cho nên chúng ta không nên gắt quá vụ này (Cứ liệt kê hết các tên gọi được dùng trong cộng đồng người dùng Tiếng Việt là ổn). Và còn nữa, từ phổ biến không có nghĩa là từ đúng/hợp lý, nếu có thể, nội dung trên Wikipedia cũng nên làm rõ sự bất hợp lý của từ phổ biến (không ép buộc độc giả), giống như bài Dành riêng nền tảng mà tôi có dịch. Meigyoku Thmn (💬🧩) 01:54, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình đồng ý với cụm từ vùng nước hoặc thủy vực. Hai từ này có thể hiểu được nghĩa accumulation of water, chứ thân thể nước thì tối nghĩa, theo mình. Cám ơn. Ltncanada (thảo luận) 03:56, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada[trả lời]
Thực ra thì chính cái từ "thân thể" mới làm tối nghĩa ấy chứ, còn nếu dịch là "thể nước" thì lại đỡ hơn đấy, nhưng dù gì đi nữa, vì cả bài này quả thực bàn về khái niệm mà ở VN đã dùng Thủy vực hoặc Vùng nước rồi thì cứ thế mà triển. Không nhất thiết dịch mới. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:11, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không cần biết ở Việt Nam dùng từ gì để dịch chữ "body of water" nhưng mà đã có nét tương đồng về tên gọi giữa wikipedia tiếng Việt và tiếng Nhật nên tôi chấp nhận từ vùng nước và thuỷ vực. Còn riêng tôi, từ thân thể thể nước là từ ngoại lai được dịch từ tiếng Anh body of water, ở đây không có tối nghĩa về tên gọi, mà nếu tự mình cảm thấy tối nghĩa thì hãy tự xem lại mình tại sao người ta lại dùng chữ như vậy, tại sao dùng body cho water. Haixia02 (thảo luận) 05:43, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ngữ dụng của từ "thân thể" trong tiếng Việt là hay dùng để nói về "phần thân" của "cơ thể" của sinh vật sống, tối nghĩa là ở chỗ này. Như tôi ghi bên trên, nếu ban đầu bác chọn "thể nước" thay vì "thân thể nước" thì mọi chuyện đỡ hơn rồi đó, giống như từ antibody được dịch sang tiếng Việt là kháng thể. Còn từ body trong tiếng Anh thì nghĩa của nó rộng lắm, rộng hơn từ "thân thể" nhiều. Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:09, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thôi được rồi, tôi thấy tên thủy vực phổ biến hơn nên lấy tên này làm bài chính, thật ra tên vùng nước nó dễ hiểu hơn với độc giả phổ thông.  A l p h a m a  Talk 05:27, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vậy dùng 2 từ vùng nước và thuỷ vực là được. Còn từ thuỷ phận và vực nước nên loại bỏ. Trong đó từ vực lại gợi người Việt nghĩ tới vực thẳm - chỗ sâu nhất, chớ không phải là từ vực mượn chữ Hán. Thuỷ phận là phần nước thuộc quyền sở hữu của một nước/vùng lãnh thổ, lại không được nói tới trong bài khái niệm này. Haixia02 (thảo luận) 05:47, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thủy vực có lẽ hợp lý, ta có Lưu vực sông từ "lưu vực" ở đây chỉ phạm vi (vùng đất) lấy nước của sông, "thủy vực" có lẽ chỉ mô tả phạm vi (vùng đất) có nước. Từ có lẽ bao quát hơn.  M  13:17, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi từng tham gia tu bổ một bài viết về địa chất học để ứng cử BVCL (bài Tự nhiên, một chuyên gia về địa chất đã dịch bài này trước khi tôi tu bổ) nên tôi thấy từ "vực nước" không xa lạ gì. "Thủy vực" hay "vực nước" thì tôi không ý kiến gì, còn "vùng nước" thì tôi nhận thấy chỉ ở mức tạm chấp nhận được, do nguồn đáp ứng cho từ này còn yếu (một từ điển về luật kinh doanh, không phải tài liệu địa chất học). Còn "thân thể nước" thì quá là máy móc và "kì cục", phong cách hành văn đặc trưng của một thành viên (hoặc một nhóm thành viên).

@Alphama: Tôi đã chỉnh lý lại văn phong, nếu bạn thấy đã ổn thì có thể gỡ biển.

Về thành viên Haixia02 thì tôi có chút góp ý. Vì thành viên này có phong cách hành văn rất giống một thành viên đã bị cấm trước đây do cố chấp hành văn không theo tiêu chuẩn Wikipedia và lạm dụng từ ngữ phiên âm chữ Hán không có trong tiếng Việt hoặc tự sáng tạo ra những cụm từ "kì cục" như trên, chỉ khác là Donghai02 công kích cá nhân đến mức tệ hại khi đuối lý đến cùng. Văn phong của những thành viên này rất nặng nề văn phong nước ngoài (dù dịch bài từ tiếng Anh hay tiếng Trung). Như ở bài này, tôi đã sửa lại một số chỗ như: can hạn -> hạn hán, biến hóa khí hậu -> biến đổi khí hậu, liên miên -> liên tục, giồng rừng -> trồng rừng, phát triển sinh sản của loài người -> phát triển dân số, nương tựa -> phụ thuộc, mạng sống -> sự sống, lìa xa nước -> tách khỏi nước, v.v...

Vì vậy, không biết nói lời gì hơn, vì bạn cũng đã là một thành viên lâu năm, nên tôi chỉ hy vọng bạn nên cố gắng cập nhật những quy định về văn phong khi viết bài tại đây, dùng thuật ngữ nào thì nên tìm nguồn khả tín mà xác minh cho thuật ngữ đó, đừng làm khó bản thân khẳng định cái này đúng cái kia chưa đúng trong khi chẳng có nguồn nào biện minh, và khi viết bài về chuyên ngành nào thì cố gắng đọc tài liệu tiếng Việt về chuyên ngành đó để văn phong đỡ nặng nề và "kì cục". Thân gửi. P.T.Đ (thảo luận) 14:57, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]