Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngọc Tân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2804:391C:0:24:6004:215A:5C60:3B57 (thảo luận) quay về phiên bản cuối của 42.112.192.244
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn Soạn thảo trực quan Edit Check (references) activated Kiểm tra chỉnh sửa (tài liệu tham khảo) bị từ chối (kiến thức chung) Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 61: Dòng 61:
Cuộc đời của ca sĩ Ngọc Tân dừng lại ở tuổi 56, với 37 năm ca hát. Ông mất vì ung thư tại [[bệnh viện Chợ Rẫy]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] <ref name= "tuoitre">{{Chú thích web |url=http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=47252&ChannelID=58 |ngày truy cập=2011-12-14 |tựa đề=Ngọc Tân: giọng ca vàng của Hà Nội đã ra đi! |archive-date = 2016-03-04 |archive-url=https://web.archive.org/web/20160304200554/http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=47252&ChannelID=58 }}</ref>.
Cuộc đời của ca sĩ Ngọc Tân dừng lại ở tuổi 56, với 37 năm ca hát. Ông mất vì ung thư tại [[bệnh viện Chợ Rẫy]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] <ref name= "tuoitre">{{Chú thích web |url=http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=47252&ChannelID=58 |ngày truy cập=2011-12-14 |tựa đề=Ngọc Tân: giọng ca vàng của Hà Nội đã ra đi! |archive-date = 2016-03-04 |archive-url=https://web.archive.org/web/20160304200554/http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=47252&ChannelID=58 }}</ref>.


==Ngọc Tân với quê hương Hải Phòng==
==Gia đình==
Ngọc Tân được coi là một giọng ca vàng của Hà Nội và thập niên 80 anh là ngôi sao của dòng nhạc trữ tình lãng mạn. Người Hà Nội xưa nay vẫn coi anh là một phần của Hà Nội và bản thân Ngọc Tân cũng luôn nói rằng anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trên mọi mặt báo từ khi anh nổi tiếng đến khi qua đời. Tuy nhiên, sự thực cuộc đời của con người ấy lại không phải như vậy. Anh sinh năm 1948 tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng mấy năm sau đó Ngọc Tân được gia đình bế lên Hà Nội và trưởng thành tại đây. Bố mẹ anh thuộc tầng lớp trung lưu, bố là người gốc Thanh Hóa hành nghề sửa chữa đồng hồ, còn mẹ làm quản ca nhà thờ. Có lẽ chính vì không có ký ức về nơi trôn rau cắt rốn, và do chiến tranh, việc làm giấy khai sinh bị chậm nên sau này bố mẹ anh lấy nơi lớn lên làm nơi sinh. Vì thế, khi lớn lên bản thân Ngọc Tân cũng luôn chia sẻ anh là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đồng thời hoàn toàn không có ký ức gì về nơi trôn rau cắt rốn của mình. Lớn lên anh chỉ được nghe kể lại về ông nội anh ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng nên anh biết mình có quê gốc ở Hải Phòng nhưng không hề có ý thức đi tìm nguồn cội thực sự của mình. Khi anh nổi tiếng và được lên báo chí vào những năm 70 và 80, một số người Hải Phòng nhìn ảnh trên báo và tivi thì họ ngờ ngợ và biết anh là người đồng hương nhưng họ chỉ im lặng. Phần lớn người Hải Phòng lúc đó đều biết về một ca sĩ Ngọc Tân người Hà Nội hát hay và tình cảm. Đến những năm anh vượt biên cùng gia đình tại chính quê hương đất Cảng rồi đến khi bị giam tại nhà tù Trần Phú ở chính quê hương mình, lúc đó người Hải Phòng cũng không hề biết anh đang trải qua bi kịch trên chính quê hương của mình. Đến khi ra tù, anh lấy tên Ngọc Hà, Bảo Hà đi hát và tên tuổi nổi trở lại, Ngọc Tân đã về Hải Phòng làm nhiều đêm nhạc với tư cách là một ca sĩ người Hà Nội về biểu diễn những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Khán giả Hải Phòng lúc đó đón nhận tiếng hát của anh và đồng cảm với câu chuyện của anh nhưng họ không thể ngờ rằng lúc đó họ đang nghe câu chuyện của một người đồng hương với họ. Rất nhiều người Hải Phòng lúc đó đã nhận ra và nhớ về vợ chồng người sửa đồng hồ có đứa con trai ba tuổi di cư từ quận Đồ Sơn. Nhưng lúc đó, họ chỉ là một nhóm khán giả nhỏ còn anh là một Ngọc Tân lừng lẫy, một chàng nghệ sĩ Hà Nội hào hoa lịch lãm, hào quang lúc đó quá lớn khiến câu chuyện về anh mãi mãi được giữ im lặng. Và đến khi mất, Ngọc Tân vẫn không hề hay biết về nguồn gốc nơi mình sinh ra. Rất nhiều báo chí vẫn ghi anh sinh năm 1948 tại Hà Nội. Duy nhất chỉ có một nguồn ghi đúng và được dùng trên trang wiki của Ngọc Tân là báo Saigon Online, anh sinh năm 1948 tại Hải Phòng và lớn lên ở Hà Nội.


==Biển và Hà Nội==
==Biển và Hà Nội==

Phiên bản lúc 07:34, ngày 30 tháng 4 năm 2024

Ngọc Tân
SinhNguyễn Ngọc Tân
1948
Đồ Sơn, Hải Phòng
Mất6 tháng 9 năm 2004
Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM
Trường lớpHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Quê quánHải Phòng, Việt Nam
Phối ngẫu
Kim Thoa
Con cáiNguyễn Bảo Long
Nguyễn Phương Thảo
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Nhạc cụ
Hãng đĩa
  • Dihavina
  • Hacova
Hợp tác với
Bài hát tiêu biểuChiều trên bến cảng, Chảy đi sông ơi, Khoảnh khắc

Ngọc Tân tên đầy đủ Nguyễn Ngọc Tân (sinh năm 1948 tại Đồ Sơn, Hải Phòng6 tháng 9 năm 2004) là một nam ca sĩ, nhà tổ chức biểu diễn nghệ thuật người Việt Nam[1].

Tiểu sử

Ngọc Tân tên khai sinh Nguyễn Ngọc Tân sinh năm 1948 tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng và lớn lên ở Hà Nội[1]. Ông là ca sĩ nổi tiếng với ca khúc "Chiều trên bến cảng", "Khoảnh khắc" và những ca khúc về Hà Nội như "Hà Nội và tôi", "Người Hà Nội", "Hà Nội ngày trở về", "Hà nội ngày chia xa”, "Hà Nội mùa lá bay"... Điểm rất khác biệt của Ngọc Tân là ông thường hát những bài hát rất khó hát, vừa điêu luyện trong xướng âm và chuẩn xác, vừa tự đệm ghi ta, pianô cho mình hát. Giọng ca của ông từng được công chúng, cũng như giới chuyên môn đánh giá là một trong những ca sĩ thuộc "thế hệ vàng" của Hà Nội.[2]

Ngọc Tân xuất thân trong gia đình có bố là một thợ sửa đồng hồ ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, mẹ là một nữ quản ca (ca trưởng) trong nhà thờ thuộc giáo sứ Đồ Sơn; được mẹ tập hát từ nhỏ và nhờ năng khiếu bẩm sinh, ông có một giọng hát ấm và cao vút. Ca sĩ Trần Khánh - đồng hương của Ngọc Tân là người đã phát hiện được khả năng của Ngọc Tân, và đã đưa ông vào Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; rồi được cử đi học thanh nhạc ở Nhạc viện Hà Nội, suốt 11 năm Ngọc Tân chỉ được hát đồng ca và lặng lẽ làm nhiệm vụ dạy hát trên làn sóng đài phát thanh.[3]

Ngọc Tân bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1978, lần đầu tiên Ngọc Tân bước ra khỏi dàn hợp xướng, khi cùng Thanh Hoa song ca bài "Con kênh ta đào" của Phạm Tuyên và chỉ một năm sau ông đoạt Giải đặc biệt cuộc thi nhạc nhẹ Con người và biển cả tại Cộng hòa Dân chủ Đức (năm 1979) với ca khúc "Chiều trên bến cảng" của Nguyễn Đức Toàn. Ông từng là diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào thập niên 1980, Ngọc Tân vượt biên trốn ra nước ngoài bằng đường biển vì lý do kinh tế. Việc không thành, vợ mất trong chuyến vượt biên, ông bị kỷ luật và không được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam[4]. Vì lý lịch ở tù, nên ông lên sân khấu phải lấy tên là Ngọc Hà, Bảo Hà… [5]. Mặc dù đổi tên, ở nhiều nơi ông vẫn không được phép trình diễn.[6]

Cuộc đời của ca sĩ Ngọc Tân dừng lại ở tuổi 56, với 37 năm ca hát. Ông mất vì ung thư tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh [7].

Ngọc Tân với quê hương Hải Phòng

Ngọc Tân được coi là một giọng ca vàng của Hà Nội và thập niên 80 anh là ngôi sao của dòng nhạc trữ tình lãng mạn. Người Hà Nội xưa nay vẫn coi anh là một phần của Hà Nội và bản thân Ngọc Tân cũng luôn nói rằng anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trên mọi mặt báo từ khi anh nổi tiếng đến khi qua đời. Tuy nhiên, sự thực cuộc đời của con người ấy lại không phải như vậy. Anh sinh năm 1948 tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng mấy năm sau đó Ngọc Tân được gia đình bế lên Hà Nội và trưởng thành tại đây. Bố mẹ anh thuộc tầng lớp trung lưu, bố là người gốc Thanh Hóa hành nghề sửa chữa đồng hồ, còn mẹ làm quản ca nhà thờ. Có lẽ chính vì không có ký ức về nơi trôn rau cắt rốn, và do chiến tranh, việc làm giấy khai sinh bị chậm nên sau này bố mẹ anh lấy nơi lớn lên làm nơi sinh. Vì thế, khi lớn lên bản thân Ngọc Tân cũng luôn chia sẻ anh là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đồng thời hoàn toàn không có ký ức gì về nơi trôn rau cắt rốn của mình. Lớn lên anh chỉ được nghe kể lại về ông nội anh ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng nên anh biết mình có quê gốc ở Hải Phòng nhưng không hề có ý thức đi tìm nguồn cội thực sự của mình. Khi anh nổi tiếng và được lên báo chí vào những năm 70 và 80, một số người Hải Phòng nhìn ảnh trên báo và tivi thì họ ngờ ngợ và biết anh là người đồng hương nhưng họ chỉ im lặng. Phần lớn người Hải Phòng lúc đó đều biết về một ca sĩ Ngọc Tân người Hà Nội hát hay và tình cảm. Đến những năm anh vượt biên cùng gia đình tại chính quê hương đất Cảng rồi đến khi bị giam tại nhà tù Trần Phú ở chính quê hương mình, lúc đó người Hải Phòng cũng không hề biết anh đang trải qua bi kịch trên chính quê hương của mình. Đến khi ra tù, anh lấy tên Ngọc Hà, Bảo Hà đi hát và tên tuổi nổi trở lại, Ngọc Tân đã về Hải Phòng làm nhiều đêm nhạc với tư cách là một ca sĩ người Hà Nội về biểu diễn những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Khán giả Hải Phòng lúc đó đón nhận tiếng hát của anh và đồng cảm với câu chuyện của anh nhưng họ không thể ngờ rằng lúc đó họ đang nghe câu chuyện của một người đồng hương với họ. Rất nhiều người Hải Phòng lúc đó đã nhận ra và nhớ về vợ chồng người sửa đồng hồ có đứa con trai ba tuổi di cư từ quận Đồ Sơn. Nhưng lúc đó, họ chỉ là một nhóm khán giả nhỏ còn anh là một Ngọc Tân lừng lẫy, một chàng nghệ sĩ Hà Nội hào hoa lịch lãm, hào quang lúc đó quá lớn khiến câu chuyện về anh mãi mãi được giữ im lặng. Và đến khi mất, Ngọc Tân vẫn không hề hay biết về nguồn gốc nơi mình sinh ra. Rất nhiều báo chí vẫn ghi anh sinh năm 1948 tại Hà Nội. Duy nhất chỉ có một nguồn ghi đúng và được dùng trên trang wiki của Ngọc Tân là báo Saigon Online, anh sinh năm 1948 tại Hải Phòng và lớn lên ở Hà Nội.

Biển và Hà Nội

Ngọc Tân là ca sĩ chuyên hát về hai chủ đề - Biển và Hà Nội:

  1. Biển:
    • Chiều trên bến cảng (Nguyễn Đức Toàn);
    • Biển của một thời (1994) - Chương trình riêng (liveshow);
    • ...
  2. Hà Nội:
    • Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp);
    • Truyền thuyết Hồ Gươm (Hoàng Phúc Thắng);
    • Hà Nội và tôi (Lê Vinh);
    • Về lại phố xưa (Nguyễn Đức Toàn);
    • Nhớ vòng tay mẹ (Lương Hải);
    • Một thoáng Hà Nội và em (Hà Vinh)
    • Hà nội mùa lá bay (Hữu Xuân);

Ngoài ra, Ngọc Tân còn nổi tiếng với ca khúc Khoảnh khắc (Trương Quý Hải).

- Koibito yo - Người yêu dấu ơi - Ngọc Tân...

Tư tưởng

Đánh giá về Ngọc Tân

Giải thưởng

  • Ông đã đoạt Giải Đặc biệt cuộc thi nhạc nhẹ "Con người và biển cả" tại Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1979.[8]
  • Ông được báo chí xưng tụng là nam danh ca số một của Việt Nam thập niên 1980.

Danh sách đĩa nhạc

Album phòng thu

  • Hà Nội ơi ta nhớ không quên (1996)
  • Vầng trăng & con đường (1996)
  • Chảy đi sông ơi (1997)
  • Khoảnh khắc (1997)
  • Một chút gió đầu mùa (2001)
  • Con người và biển cả (2004)
  • Hà Nội ngày trở về (2004)
  • Hà Nội ngày chia xa... (2004)

Biểu diễn trực tiếp

Chú thích

  1. ^ a b Hà Giang (ngày 6 tháng 9 năm 2004). “Giọng ca đẹp của làng âm nhạc Việt Nam đã ra đi…”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Ngọc Tân : Giọng ca vàng với nhiều biến cố
  3. ^ Hồng Vân (8 tháng 9 năm 2004). “Nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân và những kỷ niệm về Ngọc Tân”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ https://vietnamnet.vn/ngoc-tan-giong-ca-vang-voi-nhieu-bien-co-cuoc-doi-637358.html
  5. ^ “Ngọc Tân: giọng ca vàng với nhiều biến cố cuộc đời!”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “Ngọc Tân ơi, nhớ bạn nhiều lắm...”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ a b “Ngọc Tân: giọng ca vàng của Hà Nội đã ra đi!”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ Ca sĩ Ngọc Tân, tài hoa bạc mệnh
  9. ^ “Ngọc Tân: 'Tôi vẫn khỏe và sẽ tiếp tục hát'. VnExpress. ngày 12 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ “Ngọc Tân và chương trình "Mùa xuân đầu tiên". VnExpress. ngày 16 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài