Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàn Kính Thiên Tràng An”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13: Dòng 13:


==Lễ Tế Thiên 2018==
==Lễ Tế Thiên 2018==
Lễ Đàn Kính Thiên [[Tràng An]] được tái hiện bằng hình thức sân khấu hóa đàn tế Thiên nhằm gợi nhớ cội nguồn xưa, gồm 4 phần: lễ rước, lễ đăng quang-sắc phong, lễ tế Thiên và chương trình nghệ thuật chào mừng.
Lễ Đàn Kính Thiên [[Tràng An]] được tái hiện bằng hình thức sân khấu hóa đàn tế Thiên nhằm gợi nhớ cội nguồn xưa, gồm 4 phần: lễ rước, lễ đăng quang-sắc phong, lễ tế Thiên và chương trình nghệ thuật chào mừng.<ref>[https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tai-hien-hoanh-trang-le-dan-kinh-thien-trang-an-1266309.tpo Tái hiện hoành tráng Lễ Đàn Kính Thiên Tràng An]</ref>

Tham gia buổi lễ tế là 600 người đóng Vua, quan, lính, dân với trang phục cổ trang; 15 đội tế lễ, 30 vũ đoàn Carmen, hàng trăm người là dân tộc Mường của huyện Nho Quan và các dân tộc tiêu biểu ở phía Bắc như dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng… đến từ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang và có sự tham gia của 10 nghìn học sinh, sinh viên và hàng nghìn phật tử, tín đồ phật giáo. Buổi lễ đã diễn ra nghi thức nghênh đón [[Đinh Bộ Lĩnh]] về Đàn tế Thiên tại Cổng Trời Bái Đính. Tiếp đó là Lễ đăng quang Hoàng Đế và sắc phong các chức vị cho các quan triều Đinh.

Tiếp theo, Vua và các quan bắt đầu làm Lễ tế Thiên cảm tạ trời đất và cầu quốc thái dân an, với 8 nghi lễ như: ''Lễ quán tày, Nghinh thần; Thăng đàn; Lễ thượng hương; Lễ dâng rượu; Lễ thượng sớ; Lễ Triệt soạn; Lễ tống thần và đốt văn sớ''.

Kết thúc Lễ tế Thiên là chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng với các tiết mục: Tiếng sáo thiên thai, hòa tấu đàn nhị, múa sanh tiền, múa sạp cồng chiêng của đồng bào Mường, vũ điệu của các dân tộc Dao, Thái, Tày, Nùng…


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==

Phiên bản lúc 11:50, ngày 6 tháng 5 năm 2018

Đàn Kính Thiên Tràng An là công trình kiến trúc văn hóa được phục dựng trong quần thể di sản thế giới Tràng An để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa. Đàn Tế Trời là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các vị thần trên thiên đình là Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm Thiên, Đế Thích và là nơi xưa kia các Hoàng đế đóng đô ở Hoa Lư tổ chức các nghi lễ tế cáo trời đất, cầu quốc thái dân an. Khu di tích Đàn Kính Thiên hiện nay nằm ở phía tây cố đô Hoa Lư, gần chùa Bái Đính, khu du lịch thung Ui và cách thành phố Ninh Bình 20 km.

Lịch sử

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, vào ngày 10/3 Âm lịch năm 968, Đinh Bộ Lĩnh cho lập Đàn Tế Thiên ở phía Tây kinh đô Hoa Lư, để tế cáo trời đất, công bố với thiên hạ, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.[1]

Các vị thần được thờ ở Đàn Kính Thiên gồm:

  • Ngọc Hoàng thượng đế là vị vua tối cao của bầu trời, là người cai quản vũ trụ.
  • Nam Tào là người ghi sổ sinh
  • Bắc Đẩu là người ghi sổ tử
  • Phạm Thiên là vị thần được sinh ra trước hết trên thế giới này, thường được xem là đấng sáng tạo và sinh ra loài người.
  • Đế Thích là thần Indra, vị thần làm ra mưa và sấm sét.

Lễ Tế Thiên 2018

Lễ Đàn Kính Thiên Tràng An được tái hiện bằng hình thức sân khấu hóa đàn tế Thiên nhằm gợi nhớ cội nguồn xưa, gồm 4 phần: lễ rước, lễ đăng quang-sắc phong, lễ tế Thiên và chương trình nghệ thuật chào mừng.[2]

Tham gia buổi lễ tế là 600 người đóng Vua, quan, lính, dân với trang phục cổ trang; 15 đội tế lễ, 30 vũ đoàn Carmen, hàng trăm người là dân tộc Mường của huyện Nho Quan và các dân tộc tiêu biểu ở phía Bắc như dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng… đến từ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang và có sự tham gia của 10 nghìn học sinh, sinh viên và hàng nghìn phật tử, tín đồ phật giáo. Buổi lễ đã diễn ra nghi thức nghênh đón Đinh Bộ Lĩnh về Đàn tế Thiên tại Cổng Trời Bái Đính. Tiếp đó là Lễ đăng quang Hoàng Đế và sắc phong các chức vị cho các quan triều Đinh.

Tiếp theo, Vua và các quan bắt đầu làm Lễ tế Thiên cảm tạ trời đất và cầu quốc thái dân an, với 8 nghi lễ như: Lễ quán tày, Nghinh thần; Thăng đàn; Lễ thượng hương; Lễ dâng rượu; Lễ thượng sớ; Lễ Triệt soạn; Lễ tống thần và đốt văn sớ.

Kết thúc Lễ tế Thiên là chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng với các tiết mục: Tiếng sáo thiên thai, hòa tấu đàn nhị, múa sanh tiền, múa sạp cồng chiêng của đồng bào Mường, vũ điệu của các dân tộc Dao, Thái, Tày, Nùng…

Liên kết ngoài

  1. ^ "Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế".
  2. ^ Tái hiện hoành tráng Lễ Đàn Kính Thiên Tràng An