Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cha”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thay tập tin 06-09-09(27).jpg bằng tập tin Father_and_son_27.jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: redirect linked from other project)
Dòng 2: Dòng 2:
{{bài cùng tên|Bố (thực vật)}}
{{bài cùng tên|Bố (thực vật)}}
Trong [[tiếng Việt]], '''cha''' còn gọi là ''ba, tía, bố, thầy, thân phụ, phụ thân''... là một danh từ chung chỉ người, cùng cặp phạm trù với '''[[mẹ]]''' trong [[gia đình]].
Trong [[tiếng Việt]], '''cha''' còn gọi là ''ba, tía, bố, thầy, thân phụ, phụ thân''... là một danh từ chung chỉ người, cùng cặp phạm trù với '''[[mẹ]]''' trong [[gia đình]].
[[Tập tin:06-09-09(27).jpg|nhỏ|Cha và con]]
[[Tập tin:Father and son 27.jpg|nhỏ|Cha và con]]
[[Tập tin:USMC-120617-M-3042W-958.jpg|thumb|Cha và con gái]]
[[Tập tin:USMC-120617-M-3042W-958.jpg|thumb|Cha và con gái]]



Phiên bản lúc 17:37, ngày 7 tháng 6 năm 2020

Trong tiếng Việt, cha còn gọi là ba, tía, bố, thầy, thân phụ, phụ thân... là một danh từ chung chỉ người, cùng cặp phạm trù với mẹ trong gia đình.

Cha và con
Cha và con gái

Định nghĩa và phân loại

Theo y học, cha là con người trực tiếp cung cấp tinh trùng trong quá trình thụ tinh nhằm tạo ra một cơ thể mới qua quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ.

Về xã hội học, một người được gọi là cha của một đứa trẻ khi đứa trẻ đó do vợ của ông ta sinh ra. Người cha có bổn phận bảo vệ và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,... con mình theo các quy định pháp luật cũng như bản năng làm cha.

Ngoài ra có nhiều trường hợp xã hội khác mà một người cũng được gọi là cha như:

  • Cha nuôi: chỉ người nuôi nấng, bảo vệ và chăm sóc một đứa trẻ mà không phải là con ruột mình và trong hình thức tự nguyện
  • Cha dượng/cha kế: của đứa con dùng chỉ người chồng thứ hai trở đi của người mẹ của đứa con đó
  • Cha đỡ đầu (Thiên Chúa giáo): người đỡ đầu về vấn đề tâm linh và tôn giáo trong cả đời một tín hữu Thiên Chúa giáo.
  • Cha cố (Thiên Chúa giáo): Thường là linh mục
  • Cha chồng, cha vợ: người con dâu/con rể gọi cha của chồng/vợ mình

Từ chaThanh Hóa và một số tỉnh miền Bắc như Hà Nam được dùng để khóc người cha đã mất, không dùng trong đời sống như ở một số địa phương từ Nghệ An trở vào Nam.[1]

Văn học

Trong văn học dân gian Việt Nam, hình ảnh người cha xuất hiện ít hơn người mẹ. Tiêu biểu ta có:

Ca dao

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác, gót con lấm bùn ("thác" đồng nghĩa với "qua đời" vì thơ văn nên tránh dùng chữ "chết".)
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha Mẹ sống đời với con

...

Tục ngữ, thành ngữ

  • Con không cha như nhà không nóc,
  • Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
  • Con hơn cha là nhà có phước.
  • Muốn nói ngoa làm cha hãy nói.
  • Hy sinh đời bố củng cố đời con.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Phạm Văn Hảo (2011). “Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc”. Ngôn ngữ và đời sống. 1+2 (183+184): 8–14.