Bước tới nội dung

Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đệ nhất Phu nhân
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Đương nhiệm
Jill Biden

từ 20 tháng 1 năm 2021
Viết tắtFLOTUS
Dinh thựNhà Trắng
Người đầu tiên nhậm chứcMartha Washington
Thành lập30 tháng 4 năm 1789
WebsiteWhiteHouse.gov
Martha Washington, Đệ Nhất Phu nhân đầu tiên của Hoa Kỳ.

Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ là chức danh không chính thức dành cho bà chủ Nhà Trắng, và thường vị trí này thuộc về phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Đệ Nhất Phu nhân hiện nay là Jill Biden, cựu Đệ Nhị Phu nhân (2009–2017), khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào cùng ngày.

Cũng có những phụ nữ, không phải phu nhân tổng thống, phục vụ trong cương vị Đệ Nhất Phu nhân, do Tổng thống còn độc thân hoặc góa vợ, hoặc khi phu nhân tổng thống không thể hoặc không muốn thực thi nhiệm vụ của Đệ Nhất Phu nhân. Khi ấy, vị trí này được dành cho một phụ nữ là người thân hoặc bạn của tổng thống.


Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù thuật ngữ Đệ Nhất Phu nhân đã được dùng từ trước, việc sử dụng danh hiệu này cho người phối ngẫu của người đứng đầu ngành hành pháp là một phát kiến của người Mỹ.

Trong thời kỳ lập quốc, không có sự đồng thuận cho danh hiệu dành cho vợ của tổng thống. Nhiều Đệ Nhất Phu nhân trong giai đoạn này thường cho biết họ thích được gọi theo những cách khác nhau ví dụ như "Phu nhân", "Hoàng hậu", "Bà Tổng thống". Martha Washington thường được nhắc đến như là "Quý bà Washington".

Theo truyền thuyết, Dolley Madison là người đầu tiên được gọi là Đệ Nhất Phu nhân, vào năm 1849, trong bài điếu văn của Tổng thống Zachary Taylor đọc trong tang lễ của bà. Song không có văn kiện nào về bài điếu văn này còn được lưu giữ đến ngày hôm nay.

Khoảng giữa năm 18491877, danh hiệu này được dùng trong các nhóm xã hội tại Washington, D. C., chứng từ lâu đời nhất được lưu giữ là dòng nhật ký ghi ngày 3 tháng 11 năm 1863 của William Howard Russell, khi ông nhắc đến những mẫu chuyện về "vị Đệ Nhất Phu nhân của đất nước".

Danh hiệu Đệ Nhất Phu nhân lần đầu được thừa nhận trên cả nước là vào năm 1877, khi một nhà báo, Mary Clemmer Ames, nhắc đến Lucy Webb Hayes như là "Đệ Nhất Phu nhân của đất nước" lúc đang tường thuật lễ nhậm chức của Rutherford B. Hayes. Hayes rất được yêu thích, do đó những bài tường thuật thường xuyên về các hoạt động của bà giúp quảng bá danh hiệu này rộng khắp Washington.

Năm 1911, một vở hài kịch nổi tiếng của nhà soạn kịch Charles Nirdlinger có tên "Đệ Nhất Phu nhân của Đất nước" giúp gắn kết danh hiệu này với công luận, và vào năm 1934, xuất hiện trong từ điển.

Trong chính quyền, Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ đôi khi được gọi tắt là "FLOTUS" (chữ đầu của cụm từ tiếng Anh "First Lady of the United States"), tương tự với cách gọi tắt dành cho Tổng thống Hoa Kỳ là POTUS.

Đệ Nhất Phu nhân Michelle Obama tiếp đón Đệ Nhất Phu nhân tương lai Melania Trump tại Nhà Trắng năm 2016

Đệ Nhất Phu nhân không phải là một chức danh dân cử, cũng không có nhiệm vụ chính thức và không có lương bổng. Tuy vậy, Đệ Nhất Phu nhân thường tham dự nhiều nghi lễ chính thức cũng như tham gia quốc sự cùng với tổng thống hoặc thay mặt tổng thống. Thường khi, các Đệ Nhất Phu nhân dành nhiều thì giờ cho các hoạt động nhân đạo và từ thiện. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nhiều Đệ Nhất Phu nhân thủ giữ vai trò tích cực trong các cuộc vận động cho tổng thống. Hillary Clinton còn tiến xa hơn khi đảm trách một nhiệm vụ chính thức trong chính phủ Clinton, xúc tiến những cải cách cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Danh hiệu này cũng được dùng cho vợ của một nhân vật lãnh đạo trong chính quyền hoặc cho một phụ nữ được xem là biểu tượng cho một phong trào hoạt động tích cực, thí dụ như Maria Shriver được gọi là "Đệ Nhất Phu nhân California", hoặc Mary J Blige"First Lady of Soul".

Phu nhân Phó Tổng thống Hoa Kỳ được gọi là Đệ Nhị Phu nhân Hoa Kỳ, mặc dù danh hiệu này không được sử dụng phổ biến bằng Đệ Nhất Phu nhân. Ở tiểu bang Michigan, chồng của bà Thống đốc Jennifer Granholm thường được gọi là Đệ Nhất Phu quân (First Gentleman).

Các Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Những phụ nữ trong danh sách này được công nhận bởi Thư viện Đệ Nhất Phu nhân Quốc gia là "Đệ Nhất Phu nhân":

Đệ Nhất Phu nhân Quan hệ với Tổng thống Từ Đến
Martha Dandridge Custis Washington vợ của George Washington 30 tháng 4 năm 1789 4 tháng 3 năm 1797
Abigail Smith Adams vợ của John Adams 4 tháng 3 năm 1797 4 tháng 3 năm 1801
Martha Jefferson Randolph* con gái của tổng thống góa vợ Thomas Jefferson 4 tháng 3 năm 1801 4 tháng 3 năm 1809
Dolley Madison* bạn của tổng thống góa vợ Thomas Jefferson 4 tháng 3 năm 1801 4 tháng 3 năm 1809
Dolley Madison vợ của James Madison 4 tháng 3 năm 1809 4 tháng 3 năm 1817
Elizabeth Kortright Monroe vợ của James Monroe 4 tháng 3 năm 1817 4 tháng 3 năm 1825
Louisa Catherine Johnson Adams vợ của John Quincy Adams 4 tháng 3 năm 1825 4 tháng 3 năm 1829
Emily Donelson* cháu gái của tổng thống góa vợ Andrew Jackson 4 tháng 3 năm 1829 19 tháng 12 năm 1836
Sarah Yorke Jackson* con dâu của tổng thống góa vợ Andrew Jackson 26 tháng 11 năm 1834 4 tháng 3 năm 1837
Angelica Van Buren* con dâu của tổng thống góa vợ Martin Van Buren 4 tháng 3 năm 1837 4 tháng 3 năm 1841
Anna Tuthill Symmes Harrison vợ vắng mặt của William Henry Harrison 4 tháng 3 năm 1841 4 tháng 4 năm 1841
Jane Irwin Harrison* con dâu của William Henry Harrison 4 tháng 3 năm 1841 4 tháng 4 năm 1841
Letitia Christian Tyler vợ thứ nhất của John Tyler 4 tháng 4 năm 1841 10 tháng 9 năm 1842
Priscilla Cooper Tyler* con dâu của tổng thống góa vợ John Tyler 10 tháng 9 năm 1842 26 tháng 6 năm 1844
Julia Gardiner Tyler vợ thứ hai của John Tyler 26 tháng 6 năm 1844 4 tháng 3 năm 1845
Sarah Childress Polk vợ của James K. Polk 4 tháng 3 năm 1845 4 tháng 3 năm 1849
Margaret Mackall Smith Taylor vợ của Zachary Taylor 4 tháng 3 năm 1849 9 tháng 7 năm 1850
Abigail Powers Fillmore vợ của Millard Fillmore 9 tháng 7 năm 1850 4 tháng 3 năm 1853
Jane Means Appleton Pierce vợ của Franklin Pierce 4 tháng 3 năm 1853 4 tháng 3 năm 1857
Harriet Lane* cháu gái của tổng thống độc thân James Buchanan 4 tháng 3 năm 1857 4 tháng 3 năm 1861
Mary Todd Lincoln vợ của Abraham Lincoln 4 tháng 3 năm 1861 15 tháng 4 năm 1865
Eliza McCardle Johnson vợ của Andrew Johnson 15 tháng 4 năm 1865 4 tháng 3 năm 1869
Julia Dent Grant vợ của Ulysses S. Grant 4 tháng 3 năm 1869 4 tháng 3 năm 1877
Lucy Ware Webb Hayes vợ của Rutherford B. Hayes 4 tháng 3 năm 1877 4 tháng 3 năm 1881
Lucretia Rudolph Garfield vợ của James A. Garfield 4 tháng 3 năm 1881 19 tháng 9 năm 1881
Mary McElroy* em gái của tổng thống góa vợ Chester A. Arthur 19 tháng 9 năm 1881 4 tháng 3 năm 1885
Rose Cleveland* em gái của tổng thống độc thân Grover Cleveland 4 tháng 3 năm 1885 2 tháng 6 năm 1886
Frances Folsom Cleveland vợ của Grover Cleveland 2 tháng 6 năm 1886 4 tháng 3 năm 1889
Caroline Lavinia Scott Harrison vợ của Benjamin Harrison 4 tháng 3 năm 1889 25 tháng 10 năm 1892
Mary Harrison McKee* con gái của tổng thống góa vợ Benjamin Harrison 25 tháng 10 năm 1892 4 tháng 3 năm 1893
Frances Folsom Cleveland vợ của Grover Cleveland 4 tháng 3 năm 1893 4 tháng 3 năm 1897
Ida Saxton McKinley vợ của William McKinley 4 tháng 3 năm 1897 14 tháng 9 năm 1901
Edith Kermit Carow Roosevelt vợ của Theodore Roosevelt 14 tháng 9 năm 1901 4 tháng 3 năm 1909
Helen Herron Taft vợ của William Howard Taft 4 tháng 3 năm 1909 4 tháng 3 năm 1913
Ellen Louise Axson Wilson vợ thứ nhất của Woodrow Wilson 4 tháng 3 năm 1913 6 tháng 8 năm 1914
Edith Bolling Galt Wilson vợ thứ hai của Woodrow Wilson 18 tháng 12 năm 1915 4 tháng 3 năm 1921
Florence Kling Harding vợ của Warren G. Harding 4 tháng 3 năm 1921 3 tháng 8 năm 1923
Grace Anna Goodhue Coolidge vợ của Calvin Coolidge 3 tháng 8 năm 1923 4 tháng 3 năm 1929
Lou Henry Hoover vợ của Herbert Hoover 4 tháng 3 năm 1929 4 tháng 3 năm 1933
Anna Eleanor Roosevelt vợ của Franklin D. Roosevelt 4 tháng 3 năm 1933 12 tháng 4 năm 1945
Elizabeth Virginia Wallace Truman vợ của Harry S. Truman 12 tháng 4 năm 1945 20 tháng 1 năm 1953
Mamie Geneva Doud Eisenhower vợ của Dwight D. Eisenhower 20 tháng 1 năm 1953 20 tháng 1 năm 1961
Jacqueline Lee Bouvier Kennedy vợ của John F. Kennedy 20 tháng 1 năm 1961 22 tháng 11 năm 1963
Claudia Taylor Johnson vợ của Lyndon B. Johnson 22 tháng 11 năm 1963 20 tháng 1 năm 1969
Patricia Ryan Nixon vợ của Richard Milhous Nixon 20 tháng 1 năm 1969 9 tháng 8 năm 1974
Betty Bloomer Ford vợ của Gerald R. Ford 9 tháng 8 năm 1974 20 tháng 1 năm 1977
Rosalynn Smith Carter vợ của Jimmy Carter 20 tháng 1 năm 1977 20 tháng 1 năm 1981
Nancy Davis Reagan vợ của Ronald Reagan 20 tháng 1 năm 1981 20 tháng 1 năm 1989
Barbara Pierce Bush vợ của George H. W. Bush 20 tháng 1 năm 1989 20 tháng 1 năm 1993
Hillary Rodham Clinton vợ của Bill Clinton 20 tháng 1 năm 1993 20 tháng 1 năm 2001
Laura Welch Bush vợ của George W. Bush 20 tháng 1 năm 2001 20 tháng 1 năm 2009
Michelle LaVaughn Robinson Obama vợ của Barack Obama 20 tháng 1 năm 2009 20 tháng 1 năm 2017
Melania Knavs Trump vợ của Donald Trump 20 tháng 1 năm 2017 20 tháng 1 năm 2021
Jill Tracy Jacobs Biden vợ của Joe Biden 20 tháng 1 năm 2021 Đương nhiệm
Các Đệ Nhất Phu nhân, từ trái qua là bà Nancy Reagan, Lady Bird Johnson, Hillary Clinton, Rosalynn Carter, Betty Ford, và Barbara Bush vào ngày 11 tháng 5 năm 1994. Cựu Đệ Nhất Phu Nhân, bà Jacqueline Kennedy Onassis, vắng mặt vì bệnh, và qua đời một sau khi tấm hình này được chụp

Đệ Nhất Phu nhân "nhiệm quyền"

[sửa | sửa mã nguồn]

Những phụ nữ trong danh sách này không phải là người phối ngẫu của tổng thống, nhưng hành động trong cương vị Đệ Nhất Phu nhân khi vị trí này bị khuyết hoặc khi Đệ Nhất Phu nhân không thể hoặc không muốn thực thi nhiệm vụ:

Đệ Nhất Phu nhân Quan hệ với Tổng thống
Maria Jefferson Eppes con gái của tổng thống góa vợ Thomas Jefferson
Eliza Monroe Hay con gái của James Monroe
Letitia Tyler Semple con gái của tổng thống góa vợ John Tyler
Mary Elizabeth Taylor Bliss con gái của Zachary Taylor
Mary Abigail Fillmore con gái của Millard Fillmore
Abby Kent Means cô của Jane Means Appleton Pierce
Harriet Lane cháu gái của James Buchanan
Martha Johnson Patterson con gái của Andrew Johnson
Jennie Hobart vợ của phó tổng thống của William McKinley, Garret Hobart
Helen Taft Manning con gái của William Howard Taft
Margaret Woodrow Wilson con gái của tổng thống góa vợ Woodrow Wilson
Helen Woodrow Bones em họ của tổng thống góa vợ Woodrow Wilson

Các cựu Đệ Nhất Phu nhân còn sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1 tháng 9 năm 2024 có 4 cựu Đệ Nhất Phu nhân còn sống. Trong đó, cựu Đệ Nhất Phu nhân cao tuổi nhất là Laura Bush và trẻ tuổi nhất là Melania Trump và cựu Đệ Nhất Phu nhân qua đời gần đây nhất là Rosalynn Carter vào ngày 19 tháng 11 năm 2023, ở tuổi 96, được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

Tên Hình ảnh Nhiệm kỳ Tuổi Tổng thống
Hillary Clinton
(nhũ danh Rodham)
1993–2001 26 tháng 10, 1947 (76 tuổi) Bill Clinton
Laura Bush
(nhũ danh Welch)
2001–2009 4 tháng 11, 1946 (77 tuổi) George W. Bush
Michelle Obama
(nhũ danh Robinson)
2009–2017 17 tháng 1, 1964 (60 tuổi) Barack Obama
Melania Trump
(nhũ danh Knauss)
2017–2021 26 tháng 4, 1970 (54 tuổi) Donald Trump

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Office of the First Lady”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  • “First Lady's Gallery”. The White House. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  • “The National First Ladies' Library”. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.