Bùi Đình Đạm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bùi Đình Đạm
Chức vụ

Tổng giám đốc Tổng nha Nhân lực
(trực thuộc Bộ Quốc phòng)
Nhiệm kỳ9/1973 – 4/1975
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Phụ tá Hành chính
Phụ tá Thanh tra
-Đại tá Huỳnh Ngọc Lang

-Đại tá Nguyễn Đức Đệ

Giám đốc Nha Động viên
(tiền thân của Tổng nha Nhân lực)
Nhiệm kỳ11/1965 – 9/1973
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (6/1968)
-Thiếu tướng (7/1970)
Tiền nhiệm-Trung tá Trần Văn Vân
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng Tổng quản trị
Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ2/1965 – 11/1965
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Trần Văn Trung
Kế nhiệm-Đại tá Đồng Văn Khuyên
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng 4 Tiếp vận
Bộ Tổng Tham mưu
(tiền thân của Tổng cục Tiếp vận)
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1965
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh
Nhiệm kỳ12/1962 – 11/1963
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Hữu Có
Vị tríĐệ ngũ Quân khu[1]

Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng
Sư đoàn 7 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1960 – 12/1962
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (4/1962)
-Đại tá (12/1962)

Tham mưu trưởng
Trường Đại học Quân sự
Nhiệm kỳ8/1957 – 6/1960
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríQuân khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng-Trung tướng Trần Văn Minh

Tham mưu trưởng
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
Nhiệm kỳ5/1954 – 7/1956
Cấp bậc-Đại úy (4/1953)
-Thiếu tá (5/1955)
Vị tríQuân khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng-Đại tá Phạm Văn Cảm
Thông tin chung
Danh hiệuĐan Phượng
(bút hiệu viết văn)
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh26 tháng 6 năm 1926
Hà Đông, Việt Nam
Mất(2009-05-30)30 tháng 5, 2009 (83 tuổi)
California,Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Người kết hợp dân sựCông chức
Học vấn-Tú tài toàn phần
-Cử nhân (1983)
Trường lớp-Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội
-Trường Võ bị Quốc gia tại Huế
-Học viện Tham mưu cao cấp Fort Leavenworth, Hoa Kỳ (niên khóa 1956-1957)
-Viện Đại học San Jose, California, Hoa Kỳ
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1948-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Đại học Quân sự
Sư đoàn 7 Bộ binh
Quân đoàn IV và QK 4
Tổng cục Tiếp vận
Tổng nha Động Viên
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam
Khen thưởng B.Quốc H.Chương III[2]

Bùi Đình Đạm (1926-2009), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại Trung phần dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp với mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Quốc gia trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường ông được chọn về Bộ binh. Tuy nhiên, hầu hết thời gian tại ngũ, ông lại chuyên về lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Ông rất hiếu học, nên mặc dù với nhiều trọng trách trong Quân đội, ông vẫn tiếp tục trau dồi thêm văn hóa và kiến thức.[3]

Tiểu sử & Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 26 tháng 6 năm 1926, trong một gia đình Nho giáo, có truyền thống hiếu học tại Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Nội. Ông có người anh ruột là Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm). Anh trai ông theo Việt Minh và là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [4]. Năm 1946, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó, ông được tuyển dụng làm công chức tại Hà Đông một thời gian trước khi gia nhập quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1948, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/300.784. Theo học khóa 1 Bảo Đại tại trường Võ bị Huế,[5] khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường được phân bổ làm Trung đội trưởng Trung đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 Bộ binh Việt Nam do Thiếu tá Vũ Văn Thu[6] làm Tiểu đoàn trưởng.

Quân đội Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1951, sau 1 năm Quân đội Quốc gia hình thành trong Quân đội Liên hiệp Pháp, ông được thăng cấp Trung úy làm Đại đội trưởng Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 (3e Bataillon Vietnamien - 3e Bắc VN) thay thế Đại úy Dương Quý Phan.[7]

Đầu tháng 4 năm 1953, ông được thăng cấp Đại úy nhiệm chức. Tháng 5 năm 1954, chuyển sang lĩnh vực Quân huấn ông được cử làm Tham mưu trưởng trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức do Đại tá Phạm Văn Cảm[8] làm chỉ huy trưởng.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức. Sau khi Chính thể Đệ nhất Cộng hòa ra đời (ngày 26 tháng 10 năm 1955), ông chuyển sang phục vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa (đổi tên từ Quân đội Quốc gia Việt Nam). Tháng 7 năm 1956, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Học viện Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Đến tháng 8 năm 1957, mãn khóa về nước ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng trường Đại học Quân sự do Trung tướng Trần văn Minh làm Chỉ huy trưởng.

Tháng 6 năm 1960, chuyển trở lại đơn vị Bộ binh, ông được chỉ định làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh. Đến tháng 4 năm 1962, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 7. Tháng 12 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 7 thay thế Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao đi làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến Thuật.

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Có, sau đó ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 4 đặc trách Tiếp vận.

Tháng 2 năm 1965, ông được đổi sang làm Trưởng phòng Tổng Quản trị thay thế Đại tá Trần Văn Trung được cử đi làm Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức. Tháng 11 cùng năm, nhận lệnh bàn giao Phòng Tổng quản trị lại cho Trung tá Đồng Văn Khuyên, chuyển qua Bộ Quốc phòng ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha động viên thay thế Trung tá Trần Văn Vân[9].

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Chuẩn tướng nhiệm chức. Đến đầu tháng 7 năm 1970, ông được thăng Thiếu tướng nhiệm chức.

Tháng 9 năm 1973, Nha động viên được cải tổ thành Tổng nha Nhân lực. Ông mang chức danh mới là Tổng Giám đốc. Ông cũng là người đảm trách chức vụ này với thời gian lâu nhất (từ năm 1965 đến năm 1975).

1975[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản sang ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang Hoa Kỳ định cư tại San Jose, California.

Năm 1983, ông tốt nghiệp Cao học Xã hội (MSW) tại Viện Đại học San Jose, California, Hoa Kỳ.

Ngày 30 tháng 5 năm 2009, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 83 tuổi.

Huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng
-Lục quân Huân chương đệ I hạng
-9 Anh dũng Bội tinh (gồm các đẳng cấp).
-Chương mỹ Bội tinh đệ I hạng
-20 huy chương quân sự và dân sự.
-Huy chương The Legion Merit (Degree Officer, Hoa Kỳ)
-Huy chương Order of National Security Merit Cheon-Su Medal (Đại Hàn)
-Huy chương Medal of Precious Tripod (Trung hoa Quốc gia).

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

-"Những áng văn hay" với bút hiệu Đan Phượng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đệ ngũ Quân khu được thành lập từ năm 1956, năm 1961 sát nhập vào Vùng 3 chiến thuật, năm 1963 tách ra thành Vùng 4 chiến thuật, năm 1970 cải danh thành Quân khu 4, trong địa bàn này có Quân đoàn IV cà các đơn vị trực thuộc.
  2. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng.
  3. ^ Những bằng cấp về sau của tướng Bùi Đình Đạm: Cử nhân Văn khoa, Sài Gòn (1970), Cao học Xã hội, Sài Gòn (1973), Cao học Xã hội (MSW), Hoa Kỳ (1985).
  4. ^ https://phamduy.com/en/van-nghien-cuu/hoi-ky-2/5625-chuong-23
  5. ^ Trường Võ bị Huế đào tạo được 2 khóa sĩ quan hiện dịch: Khóa 1 Bảo Đại (sau đổi thành Phan Bội Châu) và khóa 2 Quang Trung. Tháng 7 năm 1950 trường di chuyển về Đà Lạt trên cơ sở cũ của Trường Võ bị Viễn Đông, lấy tên là Võ bị Liên quân tiếp tục đào tạo từ khóa 3 Trần Hưng Đạo. Năm 1959, cải danh thành Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Xuất thân ở trường Võ bị Quốc gia từ Huế đến Đà Lạt, sau này trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa có được 62 tướng lãnh gồm: 20 Trung tướng (8 Huế, 12 Đà Lạt), 17 Thiếu tướng (8 Huế, 9 Đà Lạt) và 25 Chuẩn tướng (3 Huế, 22 Đà Lạt)
    -Xem bài: Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
  6. ^ Thiếu tá Vũ Văn Thu sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn III.
  7. ^ Đại úy Dương Quý Phan về sau là Đại tá Quân trấn trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1955, giải ngũ năm 1963.
  8. ^ Đại tá Phạm Văn Cảm sinh năm 1904 tại Hà Nam, xuất thân từ trường Thiếu sinh quân của quân đội thuộc địa Pháp và tốt nghiệp trường Võ bị Lục quân Pháp, giải ngũ vào cuối năm 1956. Ông là thân phụ của Đại tá Phạm Tất Thông sinh năm 1927 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 3 trường Võ bị Đà Lạt, nguyên Tham mưu trưởng Tổng cục Quân huấn QLVNCH
  9. ^ Trung tá Trần Văn Vân sinh năm 1926 tại Hà Giang, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Vũng Tàu. Sau cùng là Đại tá Đặc trách Bình định và Phát triển tại Quân đoàn II và Quân khu 3
  10. ^ Đại tá Huỳnh Ngọc Lang sinh năm 1922 tại Sài Gòn, tốt nghiệp trường Sĩ quan Phan Thiết (Quân đội Liên hiệp Pháp)
  11. ^ Đại tá Nguyễn Đức Đệ sinh năm 1922 tại Ba Xuyên, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  12. ^ Dại tá Trần Ngọc Thống sinh năm 1924 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Nam Định

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.