Bước tới nội dung

Sư đoàn 7 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 7 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1955-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực VNCH
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận của Quân đoàn IV và Quân khu 4
Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệuYêu nước cứu dân
Tham chiếnTrận chiến Kiến Tường
và Kiến Phong (1972)
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Trần Thiện Khiêm
-Huỳnh Văn Cao
-Nguyễn Viết Thanh
-Nguyễn Khoa Nam
-Trần Văn Hai
Quân kỳ

Sư đoàn 7 Bộ binh, là một trong 3 đơn vị chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn IV và Quân khu 4 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975, hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Tiền Giang ở miền Tây thuộc phía Nam lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.[1] Nhiệm vụ của Sư đoàn 7 rất gian truân và nặng nề. Thường xuyên phải hành quân truy quét Quân Giải phóng miền Nam mà hiện thân là quân du kích địa phương, để gìn giữ an ninh cho khu vực "trách nhiệm bảo an" của mình, đồng thời luôn hỗ trợ cho các đơn vị Địa phương quân của các Tiểu khu.

  • Từ năm 1969 Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại căn cứ Đồng Tâm[2], địa điểm này cũng là Hậu cứ của Sư đoàn cho đến cuối tháng 4/1975.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư đoàn 7 Bộ binh, được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1955 tại Tam Kỳ, Quảng Nam với danh xưng ban đầu là Sư đoàn 31 Bộ binh[3] do Trung tá Nguyễn Hữu Có làm Tư lệnh đầu tiên.

Quá trình thay đổi phiên hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư đoàn 31 là hậu thân của Liên đoàn Lưu động số 31 trong Quân đội Liên Hiệp Pháp, đồn trú tại Hải Dương do Trung tá Nguyễn Quang Hoành[4] làm Chỉ huy trưởng đầu tiên, kế đến là Trung tá Tôn Thất Đính và sau cùng là Trung tá Nguyễn Hữu Có.

Sau Hiệp định đình chiến Genève 20 tháng 7 năm 1954, Liên đoàn 31 di chuyển vào Nam, đồn trú tại Tam Kỳ, Quảng Nam cho đến khi giải tán vào ngày 15 tháng 12 năm 1954 để dùng làm nòng cốt thành lập Sư đoàn 31 Bộ binh.

Mùa hè năm 1955, Sư đoàn di chuyển từ Quảng Nam vào miền Nam, đồn trú tại Biên Hòa. Tháng 8, được cải danh thành đơn vị Dã chiến. Sau vài tuần lễ lại thay đổi phiên hiệu là Sư đoàn Dã chiến số 11. Tháng 10 cùng năm cải danh thành Sư đoàn Dã chiến số 4.[5] Đến đầu tháng 12 năm 1958, Sư đoàn được cải danh lần cuối cùng thành Sư đoàn 7 Bộ binh.

Ngày 20 tháng 5 năm 1961, Sư đoàn di chuyển về miền tây Nam phần, trú đóng tại Thị xã Mỹ Tho. Về sau, Bộ tư lệnh Sư đoàn chuyển sang căn cứ Đồng Tâm và cố định ở đây đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Địa bàn hoạt động và trách nhiệm của Sư đoàn gồm các tỉnh: Định Tường, Gò Công, Long An, Kiến Tường, Kiến Phong và Kiến Hòa thuộc Khu 43 chiến thuật .

Qua quá trình được tôi luyện trong chiến trường, Sư đoàn đã trở thành một đơn vị thiện chiến và không thua kém các đơn vị bạn, đồng thời đã cùng các đơn vị bạn bảo an lãnh thổ và làm tròn trách nhiệm đối với khu vực của mình cho tới ngày cuối cùng trước khi buông vũ khí theo lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Đơn vị Chú thích Stt Đơn vị Chú thích
1[6]
Trung đoàn 10
10
Biệt đội Quân báo
2
Trung đoàn 11
11
Biệt đội Kỹ thuật
3
Trung đoàn 12
12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử
4[7]
Đại đội
Tổng hành dinh
13
Tiểu đoàn Quân y
5
Đại đội Trinh sát
14
Tiểu đoàn Truyền tin
6
Đại đội Quân cảnh
15
Tiểu đoàn Tiếp vận
7
Đại đội Công vụ
16
Tiểu đoàn
Công binh chiến đấu
8
Đại đội Quân vận
(Quân xa)
17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 70 (155 ly), 71, 72, 73 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính
18
Thiết đoàn 6
Thuộc "Lữ đoàn 4 Kỵ binh". Phối thuộc, dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Trần Văn Hai
Võ bị Đà Lạt K7[8]
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Tuẫn tiết ngày 30 tháng 4 năm 1975
2
Phạm Đình Chi[9]
Võ khoa Thủ Đức K3[10]
Đại tá
Tư lệnh phó
3
Bùi Huy Sảnh[11]
Võ bị Địa phương
Nam Việt Vũng Tàu
Tham mưu trưởng
4
Trương Văn Bưởi[12]
Võ bị Đà Lạt K10
Chỉ huy
Trung đoàn 10
5
Đặng Phương Thành
Võ bị Đà Lạt K16
Chỉ huy
Trung đoàn 12

Trung đoàn Pháo binh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đơn vị phối thuộc
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Nguyễn Khắc Thiệu[13]
Võ bị Đà Lạt K3
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Pháo binh Sư đoàn
Trực thuộc Bộ chỉ huy
Pháo binh Quân khu 4
Phối thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh
2
Lê Văn Trọng[14]
Võ khoa Thủ Đức K12[10]
Trung tá
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 71
Trực thuộc Bộ chỉ huy
Pháo binh Sư đoàn
3
Đinh Viết Hạp
Thiếu tá
Tiểu đoàn 70
4
Đặng Hữu Thịnh
Tiểu đoàn 72
5
Nguyễn Kim Anh
Tiểu đoàn 73

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Nguyễn Hữu Có
Võ bị Huế K1
Trung tá[15]
1/1955-6/1955
Tư lệnh lần thứ nhất. Giải ngũ năm 1967 ở cấp Trung tướng. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 tái ngũ được Tổng thống Dương Văn Minh cử giữ chức vụ Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
2
Tôn Thất Xứng
Võ bị Huế K1
6/1955-4/1957
Giải ngũ năm 1967 ở cấp Thiếu tướng
3
Ngô Dzu
Võ bị Huế K2
4/1957-3/1958
Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng
4
Trần Thiện Khiêm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Đại tá
3/1958-3/1959
Sau cùng là Đại tướng giữ chức vụ Thủ tướng
5
Huỳnh Văn Cao
Võ bị Huế K2
Đại tá
Thiếu tướng
(12/1962)
3/1959-12/1962
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng
6
Bùi Đình Đạm
Võ bị Huế K1
Đại tá
12/1962-11/1963
Sau cùng là Thiếu tướng Tổng giám đốc Tổng nha Nhân lực
7
Nguyễn Hữu Có
Đại tá
Thiếu tướng
(2/11/1963)
1/11-5/11/1963
Tái nhiệm Tư lệnh lần thứ hai (6 ngày)
8
Phạm Văn Đổng
Võ bị Móng Cái
Đại tá
11/1963-12/1963
Giải ngũ năm 1967 ở cấp Thiếu tướng
9
Lâm Văn Phát
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Thiếu tướng
12/1963-2/1964
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 tái ngũ được Tổng thống Dương Văn Minh thăng cấp Trung tướng và cử giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
10
Bùi Hữu Nhơn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Đại tá
2/1964-3/1964
Giải ngũ năm 1968 ở cấp Thiếu tướng
11
Huỳnh Văn Tồn
Võ bị Đà Lạt K3
3/1964-9/1964
Giải ngũ ở cùng cấp
12
Nguyễn Bảo Trị
Võ khoa Nam Định[16]
Đại tá
Chuẩn tướng
(10/1964)
Thiếu tướng
(10/1965)
9/1964-10/1965
Sau cùng là Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn
13
Nguyễn Viết Thanh
Võ bị Đà Lạt K4
Đại tá
Chuẩn tướng
(6/1966)
Thiếu tướng
(6/1968)
10/1965-7/1968
Năm 1970 tử nạn trực thăng ở cấp Thiếu tướng. Được truy thăng Trung tướng
14
Nguyễn Thành Hoàng
Võ bị Huế K2
Chuẩn tướng
7/1968-1/1970
Giải ngũ cùng cấp năm 1974
15
Nguyễn Khoa Nam
Võ khoa Thủ Đức K3
Đại tá
Chuẩn tướng
(6/1970)
Thiếu tướng
(11/1972)
1/1970-11/1974
Tự sát sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975
16
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng
11/1974-30/4/1975
Tự vẫn lúc nửa đêm về sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiền thân là một đơn vị Bộ binh Lưu động của Quân đội Liên hiệp Pháp, đã có nhiệm vụ bảo vệ một số tỉnh ở vùng Đồng bằng Bắc phần, đồn trú tại Hải Dương. Sau Hiệp định Genève, di chuyển vào Nam và trở thành Sư đoàn 7 Bộ binh.
  2. ^ Căn cứ Đồng Tâm nguyên là nơi quân đội Mỹ đồn trú, cách Mỹ Tho 10 km về phía tây.
  3. ^ Nghị định số 012-QP/NĐ ngày 17 tháng 1 năm 1955 và Sự vụ Văn thư số 474/TTM/1/1/SQ ngày 22 tháng 1 năm 1955.
  4. ^ Sinh năm 1916 tại Quảng Trị, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Nam Việt, Vũng Tàu
  5. ^ Theo Sự vụ Văn thư số 3975/TTM//1/1/SC ngày 17 tháng 9 năm 1955.
  6. ^ Từ số 1 đến số 3 là các đơn vị Tác chiến trực thuộc Sư đoàn.
  7. ^ Từ số 4 đến số 18 là các đơn vị Yểm trợ trực thuộc Sư đoàn.
  8. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  9. ^ Đại tá Phạm Đình Chi sinh năm 1923 tại Huế.
  10. ^ a b Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  11. ^ Đại tá Bùi Huy Sảnh sinh năm 1927 tại Cần Thơ.
  12. ^ Đại tá Trương Văn Bưởi sinh năm 1931 tại Thừa Thiên.
  13. ^ Đại ta Nguyễn Khắc Thiệu sinh năm 1924 tại Hải Dương.
  14. ^ Trung tá Lê Văn Trọng sinh năm 1939 tại Sóc Trăng.
  15. ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
  16. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.