Quốc hội Việt Nam khóa XII

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam khóa XII
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Quốc huy
Dạng
Mô hình
Các việnQuốc hội
Thời gian nhiệm kỳ
19/7/2007 - 20/7/2011
4 năm, 1 ngày
Lịch sử
Thành lập6 tháng 1 năm 1946 (1946-01-06)
Tiền nhiệmQuốc hội khóa XI
Kế nhiệmQuốc hội khóa XIII
Kỳ họp mới bắt đầu
19 tháng 7 - 4 tháng 8 năm 2007:
Kỳ họp thứ nhất
Lãnh đạo
Trưởng đoàn thư ký kỳ họp
Cơ cấu
Số ghế493
12th National Assembly of Vietnam.svg
Chính đảng     Đảng Cộng sản (450-91,3%)
     Không đảng phái (43-8,7%)
Nhiệm kỳ
2007-2011
Bầu cử
Bầu cử vừa qua20/05/2007
Bầu cử Quốc hội khóa XII
Bầu cử tiếp theo22/05/2011
Bầu cử Quốc hội khóa XIII
Trụ sở
Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội
Trang web
quochoi.vn

Quốc hội Việt Nam khóa XII (nhiệm kỳ 2007-2011) có 493 đại biểu, được bầu vào ngày 20 tháng 5 năm 2007. Kỳ họp đầu tiên được tổ chức vào 19 tháng 7 đến 5 tháng 8 năm 2007.[1]

Bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XII được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2007. Trong 876 ứng cử viên, có 33,1% là phụ nữ, 17,1% là ứng cử viên không phải đảng viên Đảng Cộng sản[2]. Kết quả bầu được 493 đại biểu. Trong số đại biểu trúng cử có 345 người tham gia Quốc hội lần đầu, 164 người có trình độ trên đại học, 309 đại biểu trình độ đại học. Số người ngoài Đảng trúng cử là 43. Trong danh sách trúng cử chỉ có một người tự ứng cử là bác sĩ Nguyễn Minh Hồng.

- Tổng số Đơn vị bầu cử: 182

- Tổng số khu vực bỏ phiếu: 83.219

- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu: 500

- Tổng số người ứng cử: 875

- Tổng số cử tri: 56.457.532

- Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu: 56.252.543

- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri: 99,64%

- Số phiếu hợp lệ và tỷ lệ % so với tổng số phiếu bầu: 55.802.444 (99,20%)

- Số phiếu không hợp lệ và tỷ lệ % so với tổng số phiếu bầu: 450.099 (0,80%)

Kì họp đầu tiên Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Phú Trọng.

Danh sách các đại biểu quốc hội[sửa | sửa mã nguồn]

Các kỳ họp nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII diễn ra từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8 năm 2007, Quốc hội đã bầu:[3]

Kỳ họp thứ 3[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp Quốc hội thứ 3 diễn ra từ 6 tháng 5 đến 3 tháng 6 năm 2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, theo đó, từ sau 1/8/2008, cả nước có 63 đơn vị hành chính bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 58 tỉnh.[4][3]

Kỳ họp thứ 6[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp Quốc hội thứ 6 diễn ra từ 24/10 đến 27/11/2009: Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu. Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.[5][3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “QUỐC HỘI KHOÁ XII (2007-2011)”. quochoi.vn.
  2. ^ “Cơ cấu kết hợp ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 12”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  3. ^ a b c TTXVN (25 tháng 11 năm 2022). “Quốc hội Việt Nam khóa XII”. TTXVN. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Nghị quyết 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ “Nghị quyết 40/2009/QH12 chủ trương đầu tư dự án thủy điện Lai Châu”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Quốc hội khóa XI
Quốc hội khóa XII
2007 - 2011
Kế nhiệm:
Quốc hội khóa XIII