Bước tới nội dung

Beryli oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Beryli oxide
Mô phỏng cấu trúc beryli Oxide
Mẫu beryli Oxide
Tên hệ thốngOxoberyllium
Tên khácBeryllia, Thermalox, Bromellite, Thermalox 995[1]
Nhận dạng
Số CAS1304-56-9
PubChem14775
Số EINECS215-133-1
MeSHberyllium+oxide
ChEBI62842
Số RTECSDS4025000
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
đầy đủ
  • [Be]=[O]


    [Be-]#[O+]

InChI
đầy đủ
  • 1/Be.O/rBeO/c1-2
ChemSpider14092
Tham chiếu Beilstein3902801
Thuộc tính
Công thức phân tửBeO
Khối lượng mol22,9404 g/mol
Bề ngoàiTinh thể thủy tinh không màu
MùiKhông mùi
Khối lượng riêng3,01 g/cm³
Điểm nóng chảy 2.507 °C (2.780 K; 4.545 °F)
Điểm sôi 3.900 °C (4.170 K; 7.050 °F)
Độ hòa tan trong nước0,00002 g/100 mL
BandGap10,6 eV
Độ dẫn nhiệt330 W K−1 m−1
Chiết suất (nD)1,719
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Beryli Oxide, còn được gọi dưới cái tên beryllia, là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học BeO. Hợp chất này là một dạng chất rắn không màu, có tính chất đặc biệt là cách điện và còn có độ dẫn nhiệt cao hơn các kim loại phi kim loại khác, ngoại trừ kim cương, và vượt trội hơn hầu hết các kim loại.[2] Điểm nóng chảy cao của BeO dẫn đến nó được ứng dụng rộng rãi với công dụng vật liệu chịu nhiệt.[3]

BeO là Oxide kim loại kiềm thổ nhưng là 1 Oxide lưỡng tính. Nó tác dụng được với cả axit và kiềm. Khác với Oxide của các Mg, Ca, Sr, Ba, BeO không tan và không tác dụng với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào (điều tương tự cũng xảy ra ở beryli hydroxide).

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tinh thể có độ tinh khiết cao có thể được nuôi cấy dưới nước, hoặc bằng phương pháp Verneuil. Đa phần thì beryli Oxide được sản xuất dưới dạng bột vô định hình trắng, kết hợp trở thành thành các cấu trúc lớn hơn. Các tạp chất, như cacbon, có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau cho các tinh thể.

Thạch anh beryli là một loại gốm rất ổn định.[4] Beryli Oxide còn dược ứng dụng trong động cơ tên lửa.[5]

Ngoài ra, BeO còn được sử dụng trong nhiều bộ phận bán dẫn hiệu suất cao cho các ứng dụng như thiết bị vô tuyến vì nó có tính dẫn nhiệt tốt trong khi cũng là một chất cách điện tốt. BeO được sử dụng làm chất độn trong một số vật liệu giao diện nhiệt.[6] BeO đã được đề xuất như một hợp chất dùng để điều tiết các lò phản ứng làm lạnh bằng khí nén có nhiệt độ cao của hải quân (MGCR) cũng như lò phản ứng hạt nhân Kilopower của NASA cho các sứ mệnh ngoài không gian.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “beryllium oxide – Compound Summary”. PubChem Compound. USA: National Center for Biotechnology Information. ngày 27 tháng 3 năm 2005. Identification and Related records. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  3. ^ Raymond Aurelius Higgins (2006). Materials for Engineers and Technicians. Newnes. tr. 301. ISBN 0-7506-6850-4.
  4. ^ Günter Petzow, Fritz Aldinger, Sigurd Jönsson, Peter Welge, Vera van Kampen, Thomas Mensing, Thomas Brüning"Beryllium and Beryllium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2005, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a04_011.pub2
  5. ^ Ropp, Richard C. (ngày 31 tháng 12 năm 2012). Encyclopedia of the Alkaline Earth Compounds (bằng tiếng Anh). Newnes. ISBN 9780444595539.
  6. ^ Greg Becker; Chris Lee & Zuchen Lin (2005). “Thermal conductivity in advanced chips — Emerging generation of thermal greases offers advantages”. Advanced Packaging: 2–4. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2000. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008.
  7. ^ McClure, Patrick; Poston, David; Gibson, Marc; Bowman, Cheryl; Creasy, John (ngày 14 tháng 5 năm 2014). “KiloPower Space Reactor Concept - Reactor Materials Study”. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2017. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)