Bước tới nội dung

Cầu Vĩnh Tuy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy nhìn từ sông Hồng
Quốc giaViệt Nam
Vị tríHà Nội
Bắc quasông Hồng
Tọa độ21°00′B 105°53′Đ / 21°B 105,88°Đ / 21; 105.88
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dầm hộp bê tông
Vật liệuThép & bê tông
Tổng chiều dài3.690 m
Rộng38 m
Lịch sử
Kiến trúc sưCông ty CP Tư vấn Thiết Kế Cầu Lớn - Hầm thuộc Tổng Công ty tư vấn thiết kế TEDI
Tổng thầuTổng Công ty Công trình giao thông 1 (Cienco 1); Tổng Công ty Công trình giao thông 4 (Cienco 4); Tổng Công ty Xây Dựng Thăng Long
Khởi công3 tháng 2 năm 2005 (Giai đoạn 1)
9 tháng 1 năm 2021 (Giai đoạn 2)
Đã thông xe26 tháng 9 năm 2010 (Giai đoạn 1)
30 tháng 8 năm 2023 (Giai đoạn 2)
Vị trí
Map

Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưngquận Long Biên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khởi công xây dựng ngày 3 tháng 2 năm 2005, dự kiến khánh thành tháng 5 năm 2007. Nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ khánh thành cầu đã bị chậm lại, sau đó có thông báo dự kiến hợp long cầu vào dịp Tết Mậu Tý (2008). Tuy nhiên đến tháng 1/2008 ban quản lý lại tiếp tục thông báo đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân và không thông báo ngày hoàn thành.
  • Ngày 25 tháng 9 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành thông xe cây cầu rộng nhất Việt Nam này (giữ kỷ lục này đến khi Cầu Đông Trù được khánh thành vào 09/10/2014).[1]
  • Ngày 26 tháng 9 năm 2010, cầu Vĩnh Tuy chính thức được khánh thành giai đoạn 1.[2]
  • Ngày 9 tháng 1 năm 2021, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công xây dựng.
  • Ngày 30 tháng 6 năm 2023 cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 chính thức hợp long cầu.
  • Ngày 30 tháng 8 năm 2023 cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được chính thức thông xe.[3]

Tính năng kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đây là cầu kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.
  • Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m)
  • Trong giai đoạn đầu, cầu được thiết kế có 4 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp. Giai đoạn hoàn chỉnh cầu có 6 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp xe mô tô và xe thô sơ, cấm người đi bộ, giữa làn xe cơ giới và làn xe hỗn hợp được phân tách bằng dải phân cách cứng.
  • Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010.
  • Tổng chiều dài gần 3 km. Phần cầu qua sông dài 2.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m.

Cầu Vĩnh Tuy cùng với cầu Thanh Trì là 2 cây cầu mới được xây dựng tại Hà Nội, có ý nghĩa giao thông quan trọng nhưng đều chậm tiến độ không dưới 2 năm.

Phân luồng giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1
  • Từ năm 2010 tất cả các tuyến xe khách và xe trên 24 chỗ ngồi xuất phát từ trung tâm Hà Nội sang phía đông (Gia Lâm) đều phải qua cầu Vĩnh Tuy, thay cho trước kia được phép qua cầu Chương Dương.
  • Sau khi cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thành đưa vào khai thác, cầu Vĩnh Tuy 1 sẽ được tổ chức lưu thông 1 chiều hướng từ quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng, còn cầu Vĩnh Tuy 2 lưu thông theo hướng ngược lại.

Vốn đầu tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông xe cầu rộng nhất Việt Nam
  2. ^ Khánh thành cầu Vĩnh Tuy, giảm ùn tắc qua sông Hồng
  3. ^ Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2
  4. ^ “Cầu Vĩnh Tuy Giai đoạn 2 - Trang chủ | Vinaconex”. vinaconex.com.vn. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]