Bước tới nội dung

Thái sư Trần Thủ Độ (phim truyền hình)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thái sư Trần Thủ Độ
Áp phích phim
Thể loạiLịch sử
Kịch bảnNguyễn Mạnh Tuấn
Đạo diễnĐào Duy Phúc
Diễn viênThiên Bảo
Lã Thanh Huyền
Hứa Vĩ Văn
Nhạc dạoTình ngút ngàn đau do Trọng Tấn trình bày
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tập34
Sản xuất
Địa điểm Trung Quốc
Việt Nam
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV1
Phát sóng22 tháng 10 năm 2013 - 15 tháng 1 năm 2014
Thông tin khác
Chương trình trướcGiấc mơ hạnh phúc
Chương trình sauNơi chốn ta quay về

Thái sư Trần Thủ Độ là một bộ phim truyền hình lịch sử Việt Nam được thực hiện bởi Hãng phim truyện Việt Nam do Đào Duy Phúc làm đạo diễn. Phim lấy nguyên mẫu từ Trần Thủ Độ - người có công trong việc thành lập triều đình nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Phim được sản xuất nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phim phát sóng vào lúc 20h35 thứ 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 năm 2013 và kết thúc vào ngày 15 tháng 1 năm 2014 trên kênh VTV1.[1][2]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện bắt đầu từ biến động náo loạn Thăng Long năm 1210 đến thời kỳ gia đình Trần Lý (gồm hai con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và cháu ruột là Trần Thủ Độ) cùng Tô Trung Từ phò thái tử Sảm chiếm lại Thăng Long, giúp thái tử Sảm lên ngôi vua, trở thành vua Lý Huệ Tông.[3][4]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên chính[5]

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng một số diễn viên khác....

Ca khúc trong phim

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tình ngút ngàn đau

Sáng tác: Hà Phương

Thể hiện: Trọng Tấn

  • Con hạc vàng

Sáng tác: Nguyễn Cường

Thể hiện: Tùng Dương

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2012 Giải Cánh diều Phim truyện truyền hình Cánh diều vàng [2]
Biên kịch xuất sắc Nguyễn Mạnh Tuấn Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc Đào Duy Phúc Đoạt giải
2013 Giải Mai Vàng Nam diễn viên truyền hình Thiên Bảo Đề cử [6][7]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt hàng Hãng phim truyện I (Hãng phim truyện Việt Nam) sản xuất, được bấm máy từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Lẽ ra ban đầu phim phải được công chiếu vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long nhưng qua đến năm 2011 phim vẫn chưa chiếu mà phải tận 3 năm sau mới bắt đầu lên sóng.[cần dẫn nguồn] "Đắp chiếu" hơn 3 năm với kinh phí tốn gần 57 tỷ đồng, việc sản xuất phim trì trệ rồi "vứt kho" qua ngày đã gây rất nhiều bức xúc cho người dân vì đã không có phim lại còn phải tồn tiền "thuế" để sản xuất. Thậm chí khi một số cảnh hậu trường phim bị rò rỉ ra bên ngoài, nhiều người đã càng thêm khó chịu vì bối cảnh chẳng khác nào ở phim Trung Quốc, do bối cảnh được quay ở trường quay bên Trung Quốc (phim trường Hoành Điếm - Chiết Giang - Trung Quốc), phục trang, đạo cụ, tạo hình nhân vật vì vậy nên cũng rất giống với phim Trung Quốc đến mức không thể chấp nhận được.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “20h35, VTV1: "Thái sư Trần Thủ Độ" lên sóng tập đầu tiên”.
  2. ^ a b “Phim Thái sư Trần Thủ Độ lên sóng sau 3 năm 'vứt kho'.
  3. ^ 'Thái sư Trần Thủ Độ' hút khán giả ngay từ tập đầu”.
  4. ^ “Góc nhìn lịch sử qua bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ”.
  5. ^ “Lã Thanh Huyền tạo hình đẹp mắt trong phim Thái sư Trần Thủ Độ”.
  6. ^ NLĐO (18 tháng 1 năm 2014). “Noo Phước Thịnh và Đông Nhi đoạt Giải Mai Vàng 2013”. Người lao động. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ V.Việt (8 tháng 12 năm 2013). “Phương Mỹ Chi vào top 5 giải Mai vàng 2013”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “Xung quanh việc chuẩn bị 1.000 năm Thăng Long”.


VTV1: Phim truyền hình
20:35 thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư (22/10/2013 - 15/1/2014)
Chương trình trước Thái sư Trần Thủ Độ
(22/10/2013 - 15/1/2014)
Chương trình kế tiếp
Giấc mơ hạnh phúc
(22/7 - 21/10/2013)
Nơi chốn ta quay về
(20/1 - 26/5/2014)