Chí Trung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chí Trung
Chí Trung vào năm 2014
SinhPhạm Chí Trung
8 tháng 11, 1961 (62 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Tên khácTrung Phẹt
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1980 – nay
Phối ngẫu
Ngọc Huyền (cưới 1986–2018)
Con cái2
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1997)

Phạm Chí Trung (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1961), thường được biết đến với nghệ danh Chí Trung, là một nam diễn viên kiêm nghệ sĩ hài người Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Chí Trung là con trai của nghệ sĩ Quý Dương và nghệ sĩ violon Phùng Thúy Lan. Chị gái là Phạm Thu Hương - giảng viên dạy piano, em gái là Phạm Quỳnh Trang - thạc sĩ piano, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và em trai út học piano jazz tại Mỹ. Quê ông ở huyện Gia Lâm, Hà Nội[1]. Do truyền thống nghệ thuật của gia đình nên thuở nhỏ Chí Trung bị ép phải học violon. Tuy nhiên sau 4 năm việc học violon không thành công. Học hết trung học, Chí Trung không thi đại học mà thi vào Nhà hát Tuổi trẻ. Ông trúng tuyển vào Nhà hát trong cuộc thi hơn 2000 thí sinh và gắn bó với ánh đèn sân khấu.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Chí Trung có những thành công với chính kịch. Ông đã có những vai diễn điển hình trong các vở lớn như Romeo trong "Romeo và Juliet", Đôn-sứt trong "Lời thề thứ 9", Tạ Quay trong "Trò đời".[3]

Khán giả biết đến Chí Trung nhiều hơn với vai trò nghệ sĩ hài. Ông từng đóng vai Táo Giao thông nhiều năm trong chương trình Gặp nhau cuối năm[3]. Trong một phỏng vấn, Chí Trung cho rằng sở trường của ông là hài trí tuệ, thể loại chuyển tải thông điệp, triết lý sâu xa đến khán giả.[4]

Trong vai trò là MC, NSƯT Chí Trung tham gia trò chơi truyền hình Những ẩn số vàng được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Chí Trung còn là một diễn viên điện ảnh. Ông thường đóng trong các bộ phim hài như Tết này ai đến xông nhà. Ông còn có những vai diễn ấn tượng trong các bộ phim truyền hình như Kiều nữ và đại gia, Thái sư Trần Thủ Độ.[3] Chí Trung cũng đã đạo diễn một số vở kịch và có những thành công nhất định.

Sau nhiều năm công tác ở Nhà hát Tuổi trẻ, ngày 1 tháng 6 năm 2017,[5] Chí Trung được bổ nhiệm Quyền Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ nhiệm kỳ 2017-2022.[6]

Đến ngày 1 tháng 6 năm 2022, ông chính thức về hưu.

Một số chương trình truyền hình tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Những ẩn số vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian phát sóng, ông luôn là người dẫn dắt chương trình.

Lục lạc vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình này thay thế vị trí của danh hài Minh Béo từ số phát sóng ngày 24 tháng 4 năm 2016 cho đến khi chương trình kết thúc vào ngày 15 tháng 4 năm 2018.

Vui khỏe có ích[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình này thay thế vị trí của MC Trần Ngọc từ số phát sóng đầu năm 2022 cho đến nay.

Siêu sao ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Ông dẫn dắt chương trình này trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu phát sóng cho đên hết đầu năm 2019. Từ ngày 14 tháng 1 năm 2019 cho đến khi chương trình kết thúc vào ngày 15 tháng 7 năm 2019, anh không phải ở vị trí này vì lý do bận việc cá nhân riêng của mình. Người kế nhiệm vị trí của anh là MC Thành Trung.

Người chơi - Giám khảo - Khách mời[sửa | sửa mã nguồn]

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1997, Chí Trung được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2013, tại Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ, ông được trao "Giải thưởng dành cho đạo diễn" cho vở kịch Mùa hạ cuối cùng.[7]

Sở thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài nghệ thuật, Chí Trung còn có niềm đam mê sưu tầm đồ cổ. Ông có một bộ sưu tập lên đến hơn một nghìn món cổ vật[8]. Chí Trung còn yêu thích bóng đá, ông là fan hâm mộ của câu lạc bộ bóng đá Manchester United. Ngoài ra, ông là Chủ tịch Hội cổ động viên của câu lạc bộ Hà Nội T&T.[9]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Chí Trung kết hôn với Ngọc Huyền, cũng là một nghệ sĩ kịch của Nhà hát Tuổi trẻ. Cả 2 người gặp nhau từ năm 18 tuổi[2]. Hai người đã có một con gái và một con trai; cả hai con đều không theo con đường nghệ thuật như bố mẹ.[10] Tuy nhiên, sau 30 năm chung sống, hai người đã chính thức ly hôn đầu năm 2018.

Hiện nay, Chí Trung đang có quan hệ tình cảm với á hậu, doanh nhân Ý Lan.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “NSƯT Chí Trung - Phó giám đốc”. Nhà hát Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ a b An Yên (ngày 8 tháng 7 năm 2013). “NSƯT Chí Trung ba lần bị kỷ luật vì 'yêu sớm'. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Báo điện tử VietnamPlus. ngày 19 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  4. ^ Thảo Nhi (ngày 10 tháng 2 năm 2013). “Bản sao đã lưu trữ”. Tạp chí Đàn Ông Online. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  5. ^ An Như (ngày 6 tháng 3 năm 2013). “Nhà hát Tuổi trẻ có 3 Phó Giám đốc: Chí Trung, Trọng Thủy, Lê Khanh”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ “Nghệ sĩ Chí Trung lên chức”. VietNamNet. Truy cập 1 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ Phương Mai (ngày 16 tháng 9 năm 2013). “Liên hoan kịch LQV: Vinh danh nghệ sĩ Chí Trung”. Báo điện tử VietnamPlus. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ Văn Trinh (ngày 12 tháng 6 năm 2011). “Choáng ngợp gia tài 1.000 cổ vật của Chí Trung ở phố Tràng Tiền”. Báo Giáo dục Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ Nguyễn Tùng (ngày 23 tháng 2 năm 2014). “Danh hài Chí Trung và kế hoạch lấp đầy sân Hàng Đẫy”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ Phạm Thịnh (ngày 1 tháng 10 năm 2013). “NSƯT Ngọc Huyền nhận mình là 'kiếp ô sin'. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ “Á hậu doanh nhân Ý Lan: "Khi quen Chí Trung, tôi không biết anh đã ly hôn nghệ sĩ Ngọc Huyền". Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập 10 tháng 1 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]