Cổng thông tin:Kinh tế/Bài viết nổi bật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
không khung
không khung

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill GatesPaul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 tỷ phú và 12.000 triệu phú trong công ty. Kể từ thập niên 1990, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm công ty mà điển hình là sáp nhập LinkedIn với giá 26,2 tỉ đô la vào tháng 12 năm 2016, và Skype Technologies với 8,5 tỉ đô la vào tháng 5 năm 2011. Công ty cũng cung cấp nhiều phần mềm máy tính và máy chủ cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có công cụ tìm kiếm Internet (với Bing), thị trường dịch vụ số (với MSN), thực tế hỗn hợp (HoloLens), điện toán đám mây (Azure) và môi trường phát triển phần mềm (Visual Studio). Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược "thiết bị và dịch vụ". Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập Danger Inc. vào năm 2008, công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012 với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile sau khi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia. Nhưng từ khi Satya Nadella nhận vai trò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1999. Vào năm 2015, Microsoft dù tiếp tục dẫn đầu thị phần hệ điều hành PC và bộ phần mềm văn phòng, nhưng họ đánh mất vị trí dẫn đầu hệ điều hành nói chung của Windows vào tay Android. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Vụ bê bối Enron, được công bố vào tháng 10 năm 2001, cuối cùng đã dẫn đến sự phá sản của Enron Corporation, một công ty năng lượng của Mỹ có trụ sở tại Houston, Texas, và sự giải thể de facto của Arthur Andersen, một trong năm đối tác kiểm toán và kế toán lớn nhất ở thế giới. Không những là tổ chức lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó, Enron còn được coi là thất bại kiểm toán lớn nhất.

Enron được thành lập vào năm 1985 bởi Kenneth Lay sau khi sáp nhập Houston Natural Gas và InterNorth. Vài năm sau, khi Jeffrey Skilling được thuê vào công ty, ông đã phát triển một đội ngũ giám đốc điều hành - bằng cách sử dụng các lỗ hổng kế toán, các thực thể có mục đích đặc biệt và báo cáo tài chính sai chuẩn - để che giấu hàng tỷ đô la nợ từ các giao dịch và dự án thất bại. Giám đốc tài chính Andrew Fastow và các giám đốc điều hành khác không chỉ đánh lạc hướng ban giám đốc và ủy ban kiểm toán của Enron về các hoạt động kế toán rủi ro cao, mà còn gây áp lực cho công ty kiếm toán Arthur Andersen bỏ qua các vấn đề đó. Các cổ đông của Enron đã đệ đơn kiện 40 tỷ đô la sau khi giá cổ phiếu của công ty, từ mức cao 90,75 đô la Mỹ / cổ phiếu vào giữa năm 2000, giảm mạnh xuống dưới 1 đô la vào cuối tháng 11 năm 2001. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã mở một cuộc điều tra, và đối thủ cạnh tranh của Houston - Dynegy đã đề nghị mua công ty với giá rất thấp. Thỏa thuận thất bại, vào ngày 2 tháng 12 năm 2001, Enron đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ. Khối tài sản trị giá 63,4 tỷ đô la Mỹ của Enron khiến nó trở thành vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến khi WorldCom phá sản vào năm sau đó. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Huawei (phiên âm tiếng Việt: Hoa Vi), tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Hoa Vi, tiếng Anh: Huawei Technologies Co. Ltd., là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

Huawei được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi, một cựu kỹ sư của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Vào thời điểm thành lập, Huawei tập trung vào sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện thoại, nhưng từ đó mở rộng kinh doanh bao gồm xây dựng mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ và thiết bị tư vấn và vận hành cho các doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc, và sản xuất thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng. Tới cuối năm 2018, Huawei có khoảng 188.000 nhân viên, với khoảng 80.000 người tham gia vào các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Hiện tại, Huawei có 21 trung tâm R&D trên toàn thế giới với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 15 tỉ $ (năm 2018).

Các sản phẩm của Huawei hiện có mặt tại hơn 170 quốc gia. Hơn 1.500 đối tác cũng giúp công ty này cung ứng sản phẩm và dịch vụ tới 1/3 dân số thế giới. Năm 2012, tập đoàn này đã vượt qua Ericsson để trở thành công ty cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, và tới năm 2018 thì chính thức vượt qua Apple để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau nhà sản xuất đến từ Hàn QuốcSamsung Electronics. Huawei được Fortune Global 500 xếp hạng 72 trong số các doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Tháng 12 năm 2018, doanh thu của công ty đạt 108,5 tỉ $, tăng 21% so với năm 2017. Hiện tại, Huawei cũng được coi là nhà cung cấp công nghệ 5G số 1 thế giới. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Kế hoạch Marshall (tiếng Anh: Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu chống cộng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mang tên chính thức "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (European Recovery Program – ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L. Clayton và George F. Kennan.

Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia Châu Âu ngày 12 tháng 7 năm 1947. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo. Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trước đó. Kế hoạch Marshall cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa. Trong những năm gần đây, các sử gia đặt câu hỏi về cả động cơ bên trong cũng như tính hiệu quả chung của Kế hoạch Marshall. Một số sử gia cho rằng hiệu quả của Kế hoạch Marshall thực tế là từ chính sách laissez-faire (tạm dịch: thả nổi) cho phép thị trường tự bình ổn qua sự phát triển kinh tế. Người ta cho rằng Tổ chức Cứu trợ và Phục hồi của Liên Hợp Quốc, vốn giúp hàng triệu người tị nạn từ năm 1944 tới 1947, cũng giúp đặt nền móng cho sự phục hồi châu Âu thời hậu chiến. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Cơn sốt vàng California (tiếng Anh: California Gold Rush) 1848–1855 bắt đầu tháng 1 năm 1848, khi James W. Marshall phát hiện vàng ở Sutter's Mill, Coloma, California. Thông tin về việc tìm vàng đầu tiên từ những người ở Oregon, Sandwich Islands (Hawaii), và Mỹ Latin, họ là những người đầu tiên đổ xô đến bang Calofornia vào cuối năm 1848. Khi tin này lan ra, khoảng 300.000 người đã đến California từ khắp nơi trên nước Mỹ và từ nước ngoài. Trong số đó, khoảng phân nửa là đến bằng đường biển và phân nửa từ đồng bằng California Trail và đường thủy sông Gila.

Những người tìm vàng đầu tiên được gọi là "forty-niners", dân 49, đến California bằng thuyền buồm và bằng xe có mui che xuyên lục địa, thường phải trải qua nhiều gian khổ trên đường đi. Trong khi phần lớn dân mới đến là người Mỹ, cơn sốt vàng cũng thu hút hàng ngàn người từ Mỹ Latin, châu Âu, châu Úcchâu Á. Ban đầu, những người tìm kiếm đãi vàng từ các con suối và lòng sông với các kỹ thuật đơn giản, như đãi, và sau đó phát triển các phương pháp chiết vàng tinh vi hơn mà sau này được cả thế giới áp dụng. Vàng có giá trị hàng tỷ dollar Mỹ theo thời giá hiện nay đã được khai thác, dẫn đến sự giàu có đối với một số người, nhưng không ít người phải quay về quê cũ với vỏn vẹn một chút vàng nhiều hơn so với lúc khởi đầu.

Hiệu ứng cơn sốt vàng California khá lớn. San Francisco phát triển từ một ngôi làng lều trại thành một thị trấn bùng nổ (boomtown), với đường sá, nhà thờ, trường học và các thị trấn khác mọc lên. Một hệ thống luật lệ và chính quyền được tạo ra, dẫn đến việc năm 1850 California gia nhập làm một bang của Hoa Kỳ. Các phương thức vận tải phát triển mạnh khi tàu hơi nước được đưa vào hoạt động thường xuyên, đường sắt đã được xây dựng. Công việc kinh doanh nông nghiệp, lĩnh vực tăng trưởng chính của California đã được bắt đầu trên quy mô rộng khắp bang. Tuy nhiên, Cơn sốt vàng California cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực: thổ dân Mỹ bị tấn công và bị đẩy ra khỏi vùng đất cha ông của mình và việc khai thác vàng gây ra tổn hại môi trường. Ước tính có khoảng 100.000 người da đỏ ở California chết trong khoảng 1848 - 1868, và khoảng 4.500 trong số đó là bị giết hai. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve SystemFed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là đợt hoảng loạn nghiêm trọng năm 1907. Theo thời gian, các vai trò và nhiệm vụ của Fed đã được mở rộng và cấu trúc của nó đã thay đổi. Các sự kiện như Đại suy thoái thập niên 1930 là các nhân tố chính dẫn đến các thay đổi hệ thống.

Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang: Việc làm tối đa, giá cả ổn định, và lãi suất dài hạn vừa phải. Hai mục tiêu đầu đôi khi được gọi là nhiệm vụ kép của Cục dự trữ liên bang. Nhiệm vụ của cơ quan này đã được mở rộng trong những năm qua, và đến thời điểm năm 2009 cũng bao gồm việc giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức lưu ký, Chính phủ Hoa Kỳ, và các tổ chức chính thức nước ngoài. Fed tiến hành nghiên cứu nền kinh tế và phát hành các ấn phẩm, chẳng hạn như sách Beige. Chính phủ Hoa Kỳ nhận được tất cả các lợi nhuận hàng năm của hệ thống, sau khi chia cổ tức theo luật định là 6% trên vốn đầu tư ngân hàng thành viên được trả tiền, và thặng dư tài khoản được duy trì. Trong năm 2010, Fed đã lãi 82 tỷ $ và chuyển 79 $ tỷ cho Kho bạc Mỹ. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra cuộc Đại khủng hoảng khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, nó bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài cho đến cuối những năm 1930. Đây là đợt suy thoái dài nhất, sâu nhất và lan rộng nhất trong thế kỷ 20. Đại khủng hoảng thường được sử dụng như một ví dụ về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Đại khủng hoảng bắt đầu ở Hoa Kỳ sau khi giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng bắt đầu vào khoảng ngày 4 tháng 9 năm 1929, và trở thành tin tức trên toàn thế giới với sự sụp đổ thị trường chứng khoán vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, (được gọi là Thứ Ba Đen Tối). Từ năm 1929 đến năm 1932, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới đã giảm ước tính khoảng 15%. Để so sánh, GDP trên toàn thế giới chỉ giảm dưới 1% từ năm 2008 đến năm 2009 trong cuộc Đại suy thoái. Một số nền kinh tế bắt đầu phục hồi vào giữa những năm 1930. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc Đại khủng hoảng kéo dài cho đến đầu Thế chiến II. Đại khủng hoảng đã có những tác động tàn khốc ở cả các nước giàu và nghèo. Thu nhập cá nhân, doanh thu thuế, lợi nhuận và giá cả đều giảm mạnh, trong khi thương mại quốc tế giảm hơn 50%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 23% và ở một số quốc gia đã tăng cao tới 33%. Các thành phố trên khắp thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là những thành phố phụ thuộc vào ngành công nghiệp nặng. Việc xây dựng hầu như bị dừng lại ở nhiều quốc gia. Các cộng đồng nông dân và các khu vực nông thôn bị thiệt hại do giá cây trồng giảm khoảng 60%. Trước nhu cầu giảm mạnh với ít nguồn việc làm thay thế, các khu vực phụ thuộc vào các ngành công nghiệp chính như khai thác và khai thác gỗ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. [ Đọc tiếp ]


Kinh tế học hành vi và lĩnh vực liên quan, tài chính hành vi, nghiên cứu các ảnh hưởng của xã hội, nhận thức, và các yếu tố cảm xúc trên các quyết định kinh tế của các cá nhân và các tổ chức và hậu quả đối với giá thị trường, hoàn vốn và các phân bổ nguồn lực. Các lĩnh vực chủ yếu liên quan đến các giới hạn của tính hợp lý của các tác nhân kinh tế. Các mô hình hành vi thường tích hợp những hiểu biết từ tâm lý học với lý thuyết kinh tế tân cổ điển; trong khi làm như vậy, các mô hình hành vi này bao gồm một loạt các khái niệm, phương pháp, và lĩnh vực. Nghiên cứu về kinh tế học hành vi bao gồm cách thức các quyết định thị trường được thực hiện và các cơ chế dẫn dắt lựa chọn công cộng, chẳng hạn như những thành kiến ​​đối với việc thúc đẩy tư lợi.

Trong giai đoạn cổ điển, kinh tế học vi mô có liên quan chặt chẽ với tâm lý học. Ví dụ: Adam Smith đã viết Lý thuyết về các tình cảm đạo đức, trong đó đề xuất các giải thích tâm lý của hành vi cá nhân, bao gồm các mối quan tâm về sự công bằng và công lý, và Jeremy Bentham viết rất nhiều về các nền tảng tâm lý của tiện ích. Tuy nhiên, trong sự phát triển của kinh tế học tân cổ điển các nhà kinh tế đã tìm cách định hình lại môn học như một khoa học tự nhiên, bằng cách suy luận hành vi kinh tế từ các giả định về bản chất của các tác nhân kinh tế. Họ đã phát triển khái niệm về homo economicus, có tâm lý là cơ bản hợp lý. Điều này dẫn đến các sai sót ngoài ý muốn và không lường trước được. [ Đọc tiếp ]


không khung
không khung

Google LLC là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến, công cụ tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềmphần cứng. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four, cùng với Amazon, AppleFacebook.

Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry PageSergey Brin trong khi họ là nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford ở California. Họ cùng nhau sở hữu khoảng 14% cổ phần và kiểm soát 56% quyền biểu quyết của cổ đông thông qua cổ phiếu ưu đãi. Họ đã hợp nhất Google thành một công ty tư nhân vào ngày 4 tháng 9 năm 1998. Một đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) diễn ra vào ngày 19 tháng 8 năm 2004 và Google chuyển đến trụ sở chính tại Mountain View, California với tên Googleplex. Vào tháng 8 năm 2015, Google đã công bố kế hoạch tổ chức lại công ty với tư cách là một tập đoàn có tên là Alphabet Inc. Google là công ty con hàng đầu của Alphabet và sẽ tiếp tục là công ty ô dù vì lợi ích Internet của Alphabet. Sundar Pichai được bổ nhiệm làm CEO của Google, thay thế Larry Page trở thành CEO của Alphabet. Google.com là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Một số dịch vụ khác của Google cũng nằm trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới, bao gồm YouTubeBlogger. Google là thương hiệu có giá trị nhất thế giới tính đến năm 2017 nhưng đã nhận được sự chỉ trích đáng kể liên quan đến các vấn đề như lo ngại về quyền riêng tư, tránh thuế, chống độc quyền, kiểm duyệt và trung lập trong tìm kiếm. Tuyên bố sứ mệnh của Google là "tổ chức thông tin của thế giới", và khẩu hiệu không chính thức là "Don't be evil" (Đừng trở nên xấu xa) cho đến khi cụm từ này được xóa khỏi quy tắc ứng xử của công ty vào khoảng tháng 5 năm 2018, nhưng lại được đưa vào trở lại ngày 31 tháng 7 năm 2018. [ Đọc tiếp ]

no thumb
no thumb

Sở giao dịch chứng khoán London (tiếng Anh: London Stock Exchange - LSE) nằm tại London, Anh Quốc. Được thành lập từ 1801, đây là một trong những cơ sở giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới, với nhiều công ty trong Liên Hiệp Anh và ở nước ngoài niêm yết. Trụ sở của London Stock Exchange hiện đặt tại số 10, quảng trường Paternoster tại trung tâm của Thành phố London, gần Nhà thờ chính tòa Thánh Paul. Sở giao dịch này thuộc Tập đoàn Giao dịch chứng khoán London. Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn là một trong những sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới và có thể theo dõi lịch sử của nó từ năm 1571. Tập đoàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn được tạo ra vào tháng 10 năm 2007 khi Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn sáp nhập với Sở giao dịch chứng khoán Milan, Borsa Italiana. Sàn Giao dịch Hoàng gia đã được thành lập bởi Thomas Gresham trên mô hình của Antwerp Bourse, được xem như là một thị trường chứng khoán. Nó đã được thành lập bởi Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất vào năm 1571.