Điện thoại thông minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Smartphone)
iPhone XS Max, iPhone XR và XS (từ trái qua phải) của Apple ra mắt ngày 12 tháng 9 năm 2018.

Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị. Chúng được phân biệt với điện thoại phổ thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho phần mềm rộng hơn, internet (bao gồm duyệt web qua băng thông rộng di động) và chức năng đa phương tiện (bao gồm âm nhạc, video, máy ảnh và chơi game), cùng với các chức năng chính của điện thoại như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn bản.[1][2][3] Điện thoại thông minh thường chứa một số chip IC kim loại-oxit-bán dẫn (MOS), bao gồm các cảm biến khác nhau có thể được tận dụng bởi phần mềm của chúng (chẳng hạn như từ kế, cảm biến tiệm cận, phong vũ biểu, con quay hồi chuyển hoặc gia tốc kế) và hỗ trợ giao thức truyền thông không dây (chẳng hạn như Bluetooth, Wi-Fi hoặc định vị vệ tinh).

Điện thoại thông minh ban đầu được tiếp thị chủ yếu hướng tới thị trường doanh nghiệp, cố gắng kết nối chức năng của thiết bị trợ lý kỹ thuật số cá nhân PDA độc lập với hỗ trợ điện thoại di động, nhưng bị hạn chế bởi hình thức cồng kềnh, thời lượng pin ngắn, mạng di động tương tự chậm và sự non nớt của các dịch vụ dữ liệu không dây. Những vấn đề này cuối cùng đã được giải quyết với việc thu nhỏ theo cấp số nhân và thu nhỏ bóng bán dẫn MOS xuống mức dưới micromet (định luật Moore), pin lithium-ion được cải tiến, mạng dữ liệu di động kỹ thuật số nhanh hơn (định luật Edholm) và các nền tảng phần mềm hoàn thiện hơn cho phép di động hệ sinh thái thiết bị để phát triển độc lập với các nhà cung cấp dữ liệu.

Vào những năm 2000, nền tảng i-mode của NTT DoCoMo, BlackBerry, nền tảng Symbian của Nokia, và Windows Mobile bắt đầu giành được sức hút trên thị trường, với các mẫu máy thường có bàn phím QWERTY hoặc đầu vào màn hình cảm ứng điện trở và nhấn mạnh khả năng truy cập để gửi email và internet không dây. Sau sự phổ biến ngày càng tăng của iPhone vào cuối những năm 2000, phần lớn smartphone có kiểu dáng mỏng, dạng thanh, với màn hình điện dung lớn, hỗ trợ các cử chỉ đa chạm thay vì bàn phím vật lý và cho phép người dùng tải xuống hoặc mua các ứng dụng bổ sung từ cửa hàng tập trung và sử dụng lưu trữ và đồng bộ hóa đám mây, trợ lý ảo cũng như các dịch vụ thanh toán di động. Smartphone đã thay thế phần lớn PDA và PC cầm tay.

Cải tiến phần cứng và giao tiếp không dây nhanh hơn (do các tiêu chuẩn như LTE) đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone. Trong quý 3 năm 2012, một tỷ smartphone đã được sử dụng trên toàn thế giới.[4] Doanh số bán smartphone toàn cầu đã vượt qua con số doanh số của điện thoại phổ thông vào đầu năm 2013.[5]

Chiếc iPhone đầu tiên ra mắt năm 2007 - chiếc điện thoại định hình thế giới smartphone hiện đại

Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của 2 hệ điều hành thành công nhất là Android của GoogleiOS của Apple.[6]

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng điện thoại thông minh Samsung Galaxy Z series chạy hệ điều hành Android. Từ trái qua phải: Samsung Galaxy Fold 3 và Galaxy Z Flip 3

Định nghĩa công nghiệp về smartphone là một thiết bị điện thoại thông minh có một màn hình cảm ứng với kích thước và độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống. Điện thoại thông minh được coi như một máy tính di động kết hợp với máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị chơi game cầm tay, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt được thiết kế để hiển thị phù hợp các website một cách bình thường cùng nhiều chức năng khác của máy tính như thiết kế, đồ họa, video game, cũng như chụp ảnh và quay phim.

Người dùng có thể thay đổi một giao diện (User interface) trên smartphone của mình (hình nền, cách bố trí các ứng dụng), cũng như sở hữu khả năng cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ một ứng dụng nào đó được cung cấp trên Kho ứng dụng di động.

Với việc tích hợp những bộ vi xử lý, những con chip di động (SoC) ngày càng mạnh mẽ, điện thoại thông minh có thể tiến hành đa tác vụ đa thao tác, xử lý đa phương tiện ngày càng mạnh mẽ, kích thích sự phát triển của công nghệ viễn thông và khoa học công nghệ. Kết nối dễ dàng với internet, xử lý email trong giây lát và chơi những tựa game nặng nhất. Smartphone dần thay thế các thiết bị giải trí truyền thống như: máy nghe nhạc cầm tay MP3, PDA, máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi âm, máy quay phim cầm tay, máy chơi game, TV, máy đọc sách,... với chất lượng ngày càng cao.

Điện thoại thông minh có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phòng và các vấn đề khác, nó có thể giao tiếp với mạng duy trì một thời gian kết nối liền mạch, đồng thời có thể vô hiệu hóa mạng bất cứ lúc nào, và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay, robot, ra lệnh bằng giọng nói với trí thông minh nhân tạo, điều khiển nhà thông minh và các thiết bị điện tử khác.

Chính vì điều này mà vào 26/9/2011 Tín Thành [7] đã được hình thành để cung cấp linh kiện điện thoại giúp cho các thiết bị điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android, iOS có thể hoạt động đa tác vụ, xử lý nhiều hoạt động, đáp ứng sự phát triển của công nghệ và theo kịp nhu cầu người dùng. Khôi phục dễ dàng, thay thế trong giây lát, nhanh chóng tiếp tục sử dụng, và chơi những tựa game nặng, xử lý các tác vụ từ truyền thống đến nâng cao nhanh chóng.

Thị phần[sửa | sửa mã nguồn]

Thị phần điện thoại thông minh được chia thành hãng sản xuất và nền tảng hệ điều hành. Trong khi chỉ còn 2 nền tảng hệ điều hành còn tồn tại thành công thì số lượng các hãng sản xuất điện thoại thông minh là rất nhiều, nổi tiếng với những cái tên dẫn đầu như Samsung, Huawei, Apple, Xiaomi, Oppo, Vivo, Sony, One Plus, HTC, LG,...

Dựa trên nền tảng hệ điều hành[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử phát triển của điện thoại thông minh, có nhiều nền tảng hệ điều hành di động ra đời, có nền tảng gặt hái thành công và giữ vị trí bá vương, có nền tảng nhanh chóng bị khai tử và đi vào quên lãng. Lý do cho sự thất bại phổ biển nhất là Kho ứng dụng của nền tảng quá nghèo nàn và không được các nhà phát triển phần mềm ưu ái. Trong những cái tên đã là quá khứ có thể kể đến như Windows Mobile / Windows Phone của Microsoft[8], Bada của Samsung hay BBOS của Blackberry[9], Hậu quả của sự khai tử đôi khi rất nghiêm trọng dẫn đến sự phá sản, phải bán mình hay sống lay lắt của các hãng sản xuất (như Nokia, Blackberry).

Tính tới cuối quý III năm 2013, Android là hệ điều hành phổ biến nhất, chiếm tới 81.9% trong tổng số 211,6 triệu điện thoại được tiêu thụ trên toàn cầu, theo đó là iOS với 12.1%, Windows Phone là 3.6% và BlackBerry OS là 1.8%.[10][11]

Tính tới Quý 3, 2018, Android của Google vẫn luôn là phổ biến nhất thế giới, chiếm 88% các thiết bị thông minh, trong khi iOS của Apple chiếm 12% còn lại.[12] Điều này dễ hiểu vì Android là hệ điều hành mở được Google cho phép các hãng di động khác sử dụng và tùy biến (các OEM), còn iOS là hệ điều hành đóng độc quyền chỉ trên dòng iPhone và máy tính bảng iPad của họ.

Số lượng tiêu thụ lịch sử (trong một triệu đơn vị)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Android (Google) BlackBerry (RIM) iOS (Apple) Linux (other than Android) Palm/WebOS (Palm/HP) Symbian (Nokia) Asha Full Touch (Nokia) Windows Mobile/Phone (Microsoft) Bada (Samsung) Khác
2007[13] 11.77 3.3 11.76 1.76 77.68 14.7
2008[13] 23.15 11.42 11.26 2.51 72.93 16.5
2009[14] 6.8 34.35 24.89 8.13 1.19 80.88 15.03
2010[15] 67.22 47.45 46.6 111.58 12.38
2011[16] 219.52 51.54 89.26 93.41 8.77 14.24
2012-Q1[17] 81.07 9.94 33.12 12.47 2.71 3.84 1.24
2012-Q2[18] 104.8 7.4 26.0 3.5 6.8 5.4 0.1
2012-Q3[19] 122.5 9.0 23.6 4.4 6.5[20] 4.1 5.1 0.7
2012-Q4[21] 144.7 7.3 43.5 2.6 9.3[22] 6.2 2.7 0.7
2013-Q1[23] 162.1 6.3 37.4 7.0
2013-Q2[24] 177.9 6.2 31.9 0.631 7.4 0.838 0.471

Dựa trên hãng sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng người xếp hàng trước Apple Store mỗi dịp mở bán iPhone mới. Apple được coi là hãng điện thoại thông minh có doanh thu lớn nhất

Theo GSMArena, thống kê từ Counterpoint Research về thị trường smartphone toàn cầu trong quý 3/2018 cho thấy 5 hãng sản xuất lớn nhất vẫn là năm cái tên quen thuộc:

- Samsung (19%),

- Huawei (14%),

- Apple (12%),

- Oppo (9%)

- Xiaomi (9%).

Một cái tên đáng chú ý là HMD Global (sở hữu Nokia) tuy không lọt vào danh sách nhưng sở hữu mức tăng trưởng ấn tượng, lên tới 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng smartphone xuất xưởng trong quý 3, 2018 đạt 380 triệu thiết bị.

Về thị phần tại từng thị trường, Oppo là kẻ chiếm lĩnh khu vực châu Á với thị phần 16%, theo sát nút phía sau là Huawei (15%), Vivo (15%) và Xiaomi (14%). Cả bốn đại diện đều đến từ Trung Quốc trong khi Samsung tụt xuống thứ 5 với 10% thị phần.

Tại Bắc Mỹ, Apple tiếp tục chiếm phần lớn thị trường với thị phần 39%, tiếp theo là Samsung (26%).

Châu Âu là thị trường mạnh nhất của Samsung với thị phần 31%, theo sau là Huawei (22%) và Apple (19%).

Xiaomi được đánh giá là hãng di động của mức tăng trưởng nhanh nhất, trong khi Apple là hãng có doanh thu nhờ điện thoại thông minh lớn nhất lịch sử.[25]

Trào lưu, xu hướng công nghệ và thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Đã hơn 10 năm kể từ chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu, được coi là chiếc điện thoại định hình thiết kế cho smartphone hiện đại với màn hình cảm ứng điện dung, nói không với bút cảm ứng stylus phức tạp, thiết kế smartphone đã trải qua nhiều giai đoạn nổi bật. Thị trường điện thoại thông minh chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt nhất từ các hãng điện tử, điển hình như:

Qualcomm – nhà sản xuất chip cho điện thoại di động lớn nhất thế giới.

- Kích thước màn hình càng ngày càng lớn: Tháng 9, 2014, Apple ra mắt bộ đôi iPhone 6 / iPhone 6 Plus với chiếc 6 Plus với màn hình ngoại cỡ 5,5 inch Full HD[26]. Các hãng điện thoại càng ngày càng gia tăng kích thước màn hình. Năm 2018, Huawei ra mắt mẫu Huawei Mate 20 X với màn hình 7,2 inch độ phân giải Full HD.

- Thiết kế nguyên khối, khả năng chống nước, chống bụi: Không còn thời đại cho những chiếc điện thoại thông minh làm bằng nhựa có thể thảo bỏ nắp lưng và thay pin dễ dàng, điện thoại thông minh ngày nay được thiết kế bằng kim loại, kính sang trọng, nguyên khối mang đến vẻ đẹp sang trọng và là món đồ trang sức cho người dùng. Khả năng chống nước, chống bụi đạt IP67. IP68 (có khả năng ngâm nước 30 phút ở độ sâu 1,5m).

Giao diện màn hình chính hệ điều hành iOS 12 trên mẫu iPhone XS Max của Apple

- Loại bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm, sử dụng cổng tai nghe USB-type C: Mở đầu xu hướng này là Apple với bộ đôi iPhone 7/ iPhone 7 Plus ra mắt tháng 9 năm 2016. Apple đã bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm truyền thống thay bằng tai nghe Lightning chung với cổng sạc, điều này được hãng giải thích nhằm làm cho smartphone mỏng hơn và nguyên khối hơn. Tuy nhiên người dùng không hào hứng lắm với trào lưu thiết kế này, Samsung là hãng vẫn tiếp tục giữ jack cắm 3,5 mm trên thiết bị Galaxy của họ, trong khi hàng loại các hãng điện thoại khác lại đi theo Apple với việc dùng tai nghe chung với công sạc USB - type C, mặc dù tai nghe type C của các hãng khác nhau không thể dùng cho hãng khác được, gây phiền toái cho người dùng.

- Vi xử lý ngày càng mạnh mẽ. Tháng 10, 2018, Apple ra mắt chip xử lý A12 Bionic trên tiến trình 7 nm, được coi là chip di động mạnh nhất thế giới thời điểm hiện tại trên 3 mẫu iPhone XS, iPhone XRiPhone XS Max mới nhất của họ, với sức mạnh tương đương CPU của desktop tốt nhất.[27] Các hãng Qualcomm và Huawei cũng nhanh chóng chạy đua với con chip mạnh mẽ của mình.

- Trợ lý ảo, ra lệnh bằng giọng nói: Trí thông minh nhân tạo đang được ứng dụng ngày càng sâu và điện thoại thông minh, người dùng có thể ra lệnh cho smartphone thông qua trợ lý ảo bằng giọng nói, như ra lệnh nhập tin nhắn, mở hoặc đóng ứng dụng, ra lệnh cho các thiết bị thông minh khác. Một số trợ lý ảo phổ biến như Siri trên iOS, Google Assistant của Android, Bixby của Samsung(có một số điện thoại,máy tính bảngGoogle Assistant), Alexa của Amazon hay Cortana của Microsoft.

- Công nghệ di động thế hệ thứ 5 (5G). Cuối năm 2018, Qualcomm - nhà sản xuất chip di động hàng đầu cho điện thoại thông minh chạy Android, ra mắt chip xử lý Snapdragon 855 hỗ trợ mạng 5G, các smartphone chạy 5G sẽ được bán ra vào năm 2019[28]. Huawei và Intel cũng nhanh chóng ra mắt những con chip 5G của mình.[29][30]

- Công nghệ cảm ứng lực: Tháng 9 năm 2015, Apple ra mắt bộ đôi iPhone 6S/iPhone 6S Plus với công nghệ cảm ứng lực - 3D Touch được hãng giới thiệu với những lực tương tác mạnh nhẹ khác nhau lên màn hình cảm ứng, iPhone sẽ thực hiện các lệnh truy cập nhanh rất tiện lợi, đồng thời giới thiệu công nghệ Live Photo (chụp ảnh như 1 video ngắn về quá khứ). Live Photo trở thành 1 sự hấp dẫn người dùng trong khi cảm ứng lực không được các hãng công nghệ khác học hỏi. Samsung chỉ áp dụng cảm ứng lực duy nhất ở vị trí nút Home ảo trên smartphone Galaxy dòng S, Note. Chiếc iPhone X đắt đỏ của Apple sở hữu các công nghệ: màn hình tràn viền, nhận diện gương mặt 3D, chống nước chống bụi, sạc không dây với con chip mạnh mẽ ngang ngửa một máy tính cao cấp.

- Công nghệ cảm biến vân tay: Tạo ra trào lưu cảm biến vân tay là Apple với mẫu iPhone 5S với cảm biến vân tay chỉ xác định được trên người còn sống thực ra là một cuộc cách mạng. Đến nay cảm biến vân tay luôn là biện pháp nhận diện sinh trắc học phổ biến và được coi trọng nhất bởi người dùng. Năm 2018, 2019, các công nghệ cảm biến vân tay mới được phát triển giúp nâng cao trải nghiệm người dùng như cảm biến vân tay dưới màn hình, cảm biến vân tay quang học trong màn hình, cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình.

- Công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhân diện mống mắt: Nhận diện khuôn mặt với người phổ biến là Apple với mẫu iPhone X vào cuối năm 2017 khi hãng lần đầu tiên ra mắt công nghệ cảm biến đo gương mặt theo chiều sâu 3D (Face ID) thay thế cho cảm biến vân tay truyền thống. Ngay sau đó nhiều hãng điện thoại lớn (đặc biệt là Trung Quốc) đã tích hợp nhận diện khuôn mặt từ 2D đến 3D cho thiết bị của mình.[31]

- Bảo mật quét tĩnh mạch bàn tay (Hand ID): Tháng 2 năm 2019, LG cho ra mắt mẫu smartphone LG G8 ThinQ với công nghệ bảo mật hoàn toàn mới, quét tĩnh mạch bàn tay. Đây được cho là biện pháp sinh trắc học có sai số thấp nhất và khó làm giả nhất, kể cả anh em sinh đôi cùng trứng cũng có bản đồ tĩnh mạch máu khác nhau. Trước đó, bảo mật quét tĩnh mạch được sử dụng trên một số dòng PC đặc biệt ở Nhật Bản và Apple cũng có 1 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ này nhưng chưa áp dụng nó.

- Xu hướng thiết kế smartphone màn hình tràn viền, thiết kế giọt nước, tai thỏ, đục lỗ: Đi kèm với gia tăng kích thước màn hình, các hãng điện thoại thông minh còn chạy đua trong việc vừa tăng kích thước màn hình nhưng không tăng kích thước máy nhằm giúp trải nghiệm cầm nắm nhỏ gọn cho người sử dụng. Xu hướng thiết kế màn hình tràn viền, viền siêu mỏng ra đời. Với màn hình cong của Samsung trên chiếc Samsung Galaxy S7 Edge vào năm 2016, Xu hướng thiết kế màn hình tai thỏ trên iPhone X của Apple trong năm 2018, màn hình giọt nước của Oppo, Huawei, xu hướng màn hinh đục lỗ (màn hình nốt ruồi) của Huawei với Huawei Nova 4 và Samsung với Galaxy S10 trong năm 2019.[32]

Một con chip trên điện thoại thông minh. Apple A8 64 bit với 2 tỷ bóng bán dẫn trên tiến trình 20nm

- Xu hướng smartphone màn hình gập lại được của Samsung, Xiaomi.[33] Đây được coi là hình thái smartphone trong tương lai với các công nghệ màn hinh OLED, QLED dẻo. Tháng 2 năm 2019, Samsung ra mắt smartphone gập được Galaxy Fold trong sự kiện Unpacked với 2 màn hình, ngay sau đó tại MWC2019, Huawei khiến thế giới phải trầm trồ với smartphone gập Huawei Mate X với 3 màn hình, Energize cũng cho ra mắt sản phẩm gập của mình. Oppo cũng dự kiến sắp ra mắt smartphone gập của họ sớm nhất. Tuy nhiên giá còn rất cao và nhiều nghi hoặc về độ bền của sản phẩm.

- Smartphone 2 màn hình, không camera trước của Vivo, ZTE.

- Smartphone trượt: Xu hướng thiết kế đi đầu với Oppo Find X, Xiaomi Mi Mix 3 với thiết kế giấu camera trước và chỉ được hiện ra khi trượt máy xuống.

- Cụm camera đa ống kính: Điện thoại di động thông minh dần dần thay thế máy ảnh kỹ thuật số trong cuộc sống, nhiều hãng máy ảnh đã dừng sản xuất dòng máy ảnh kỹ thuật số do không cạnh tranh được với điện thoại thông minh. Smartphone hiện nay ngày càng sở hữu ống kính siêu nét, khả năng nhận diện vật thể, xóa phông chuyên nghiệp, chụp tối, chụp HDR, quay phim siêu chậm (slow motion), 4K tiệm cận các máy ảnh. Từ cụm camera kép xóa phông trên Apple iPhone 7 Plus ra mắt cuối năm 2016[34], thế giới đã có những chiếc smartphone 3 camera như Huawei Mate 20/Mate 20 Pro hay 4 camera với ống kính siêu rộng trên Samsung Galaxy A9 2018.[35] Tháng 2 năm 2019, Nokia ra mắt Nokia 9 Pure View, smartphone 5 camera sau đầu tiên trên thế giới

- Công nghệ camera ẩn dưới màn hình: Để giúp màn hình đạt được mức thiết kế tràn viền tối đa nhất, Xiaomi cũng đã tích hợp công nghệ này trên chiếc Mi 10 Ultra và Mi 11 của hãng, VinSmart của Việt Nam cũng cho ra mắt chiếc Vsmart Aris Pro với công nghệ này. Công nghệ này hứa hẹn sẽ giúp loại bỏ sự phiền thoái của các "notch" vốn đã phổ biến trên các dòng smartphone cao cấp hiện nay. Xiaomi tiết lộ, để làm cho camera ẩn dưới màn hình[36], camera vẫn sẽ được đặt vào phía trên cùng của thiết bị và được phủ một lớp kính phản chiếu thấp đặc biệt với độ truyền qua cao. Dù vậy, công nghệ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: chất lượng ảnh chụp chưa tốt, phần màn hình nơi đặt camera có hiện tượng rỗ do các điểm ảnh bị giản cách và lộ rõ phần camera khi màn hình tăng độ sáng.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Smartphone”. Phone Scoop. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “Feature Phone”. Phone Scoop. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ Andrew Nusca (ngày 20 tháng 8 năm 2009). “Smartphone vs. feature phone arms race heats up; which did you buy?”. ZDNet. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ Reisinger, Don (17 tháng 10 năm 2012). “Worldwide smartphone user base hits 1 billion”. CNet. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ “Smartphones now outsell 'dumb' phones”. 3 News NZ. 29 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 1 Tháng tám năm 2013. Truy cập 29 Tháng tư năm 2013.
  6. ^ Tín, Thành (26 tháng 9 năm 2016). “Tín Thành”. Tín Thành. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ “All Windows 10 Mobile Support likely to end in December 2019”.
  8. ^ “BlackBerry will kill its app store at the end of 2019, support BB10 for 'at least two' more years”.
  9. ^ “Gartner Numbers Show Androi Holds 82% of Worldwide Smartphone Market”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.
  10. ^ “Gartner Says Smartphone Sales Accounted for 55 Percent of Overall Mobile Phone Sales in Third Quarter of 2013”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.
  11. ^ “THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Q3/2018: SAMSUNG, HUAWEI VÀ APPLE TIẾP TỤC DẪN ĐẦU”.
  12. ^ a b Gartner Says Worldwide Smartphone Sales Reached Its Lowest Growth Rate With 3.7 Per Cent Increase in Fourth Quarter of 2008 Lưu trữ 2013-01-28 tại Wayback Machine. Gartner.com. Truy cập 2012-08-09.
  13. ^ Gartner Says Worldwide Mobile Phone Sales to End Users Grew 8 Per Cent in Fourth Quarter 2009; Market Remained Flat in 2009 Lưu trữ 2012-09-23 tại Wayback Machine. Gartner.com. Truy cập 2012-08-09.
  14. ^ Gartner Says Worldwide Mobile Device Sales to End Users Reached 1.6 Billion Units in 2010; Smartphone Sales Grew 72 Percent in 2010 Lưu trữ 2011-02-09 tại Wayback Machine. Gartner.com. Truy cập 2012-08-09.
  15. ^ “Quarterly Device Sales In 2011”. Mobile Statistics. Mobile Statistics. 2013. Bản gốc (Infographic) lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  16. ^ Gartner Says Worldwide Sales of Mobile Phones Declined 2 Percent in First Quarter of 2012; Previous Year-over-Year Decline Occurred in Second Quarter of 2009 Lưu trữ 2012-05-28 tại Wayback Machine. Gartner.com. Truy cập 2012-08-09.
  17. ^ Worldwide market share for smartphones. finance.yahoo.com. Truy cập 2012-10-12.
  18. ^ Gartner Says Worldwide Sales of Mobile Phones Declined 3 Percent in Third Quarter of 2012; Smartphone Sales Increased 47 Percent Lưu trữ 2013-01-28 tại Wayback Machine. Gartner.com. Truy cập 2012-11-21.
  19. ^ “Nokia Q3 2012 results - smartphone sales down, but return to non-IFRS profitability”. Allaboutsymbian.com. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  20. ^ Gartner Says Worldwide Mobile Phone Sales Declined 1.7 Percent in 2012. Gartner.com. Truy cập 2013-02-15.
  21. ^ Nokia Q4 2012 results - return to profitability. Truy cập 2013-02-15.
  22. ^ Graziano, Dan (ngày 16 tháng 5 năm 2013). “Smartphone Shipments Q1 2013: Android up, iPhone flat, Microsoft No.3”. BGR. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  23. ^ “Gartner Says Smartphone Sales Grew 46.5 Percent in Second Quarter of 2013 and Exceeded Feature Phone Sales for First Time”. Gartner.com. ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  24. ^ “THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Q3/2018: SAMSUNG, HUAWEI VÀ APPLE TIẾP TỤC DẪN ĐẦU”.
  25. ^ “iPhone 6 ra mắt với màn hình lớn 4,7 và 5,5 inch”.
  26. ^ 'SoC quái thú' A12 Bionic mạnh tương đương với CPU của desktop tốt nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2019.
  27. ^ “Qualcomm ra mắt chip 5G Snapdragon 855, tuyên bố thời của 5G đã đến”.
  28. ^ “Huawei chính thức ra mắt chip 5G có tốc độ kết nối nhanh nhất thế giới”.
  29. ^ “INTEL RA MẮT MODEM CHIP 5G, APPLE SẼ LÀ KHÁCH HÀNG ĐẦU TIÊN”.
  30. ^ “Face ID là gì? Bảo mật 3D trên iPhone X nó sẽ hoạt động ra sao?”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2019.
  31. ^ “Cận cảnh thực tế smartphone "màn hình đục lỗ" Galaxy A8s vừa trình làng”.
  32. ^ “Tương lai của smartphone là thiết kế gập lại”.
  33. ^ “Apple iPhone 7 Plus camera: Dual camera tech explained”.
  34. ^ “Samsung Galaxy A9 (2018) is the world's first quad camera smartphone”.
  35. ^ “Xiaomi giải thích chi tiết về cách thức hoạt động của camera ẩn dưới màn hình”.