Cờ Đỏ
Cờ Đỏ
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Cờ Đỏ | |||
Tên cũ | Thuận Trung | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Thành phố | Cần Thơ | ||
Huyện lỵ | thị trấn Cờ Đỏ | ||
Trụ sở UBND | Đường Hà Huy Giáp, ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 9 xã | ||
Thành lập | 2/1/2004[1] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Trường Thọ | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Ngọc Thanh | ||
Bí thư Huyện ủy | Huỳnh Mười Một | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°02′48″B 105°29′46″Đ / 10,04667°B 105,49611°Đ | |||
| |||
Diện tích | 319,81 km² | ||
Dân số (2020) | |||
Tổng cộng | 161.576 người[2] | ||
Thành thị | 12% | ||
Mật độ | 365 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 925[3] | ||
Biển số xe | 65-K1 | ||
Website | codo | ||
Cờ Đỏ là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Cờ Đỏ trước đây ban đầu chỉ là địa danh để chỉ vùng đất thuộc xã Thới Đông của huyện Ô Môn và xã Thạnh Phú của huyện Thốt Nốt cùng thuộc tỉnh Cần Thơ, đồng thời vẫn chưa được dùng chính thức trong các tên gọi đơn vị hành chính. Ngày 21 tháng 4 năm 1998, theo Nghị định số 21/1998/NĐ-CP, Cờ Đỏ chính thức trở thành tên một thị trấn của huyện Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ. Thị trấn Cờ Đỏ được thành lập do tách đất từ các xã Thới Đông và Thạnh Phú.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP[1], huyện Cờ Đỏ chính thức được thành lập do tách phần lớn vùng đất đai phía tây từ huyện Ô Môn cũ, đồng thời là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, huyện lỵ trước đây đặt tại thị trấn Thới Lai. Đến cuối năm 2008, lại điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai. Đặc biệt, địa bàn huyện Cờ Đỏ mới chỉ chiếm một phần diện tích của huyện Cờ Đỏ trước đó, phần còn lại thuộc về huyện Thới Lai.
Huyện Cờ Đỏ mới (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai) được thành lập theo Nghị định số 12/NĐ-CP vào ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam. Địa bàn huyện Cờ Đỏ mới bao gồm một phần đất đai của huyện Cờ Đỏ trước đây, cộng thêm một phần đất đai của huyện Vĩnh Thạnh (các xã Thạnh Phú và Trung Hưng) và một phần đất đai của huyện Thốt Nốt cũ (nay là quận Thốt Nốt) (các xã Trung An và Trung Thạnh). Huyện lỵ huyện Cờ Đỏ được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Cờ Đỏ nằm ở phía tây ngoại thành của thành phố Cần Thơ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 41 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt
- Phía tây giáp huyện Tân Hiệp và huyện Giồng Riềng thuộc tỉnh Kiên Giang
- Phía nam giáp huyện Thới Lai
- Phía bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh.
Huyện có diện tích 319,81 km², dân số năm 2019 là 161.576 người, mật độ dân số đạt 486 người/km².[2]
Đây là huyện có diện tích lớn nhất trong các đơn vị hành chính của thành phố và là huyện có dân số đông nhất trong 4 huyện.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày xưa ở vùng này có nhiều đồn điền, mỗi đồn điền chọn một màu cờ xanh, đỏ, vàng, trắng, đen … để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền ở khu vực này là đồn điền lớn nhất và chọn cờ màu đỏ. Do đó người Việt rồi cả dân Tây đều gọi khu vực này là "Cờ Đỏ". Địa danh Cờ Đỏ hình thành từ đó.[cần dẫn nguồn]
Địa bàn huyện Cờ Đỏ từ năm 2009 đến nay khác hẳn với huyện Cờ Đỏ từ năm 2004 đến năm 2009. Địa bàn huyện Cờ Đỏ ngày nay trước năm 2004 thuộc các huyện Ô Môn và Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ cũ. Còn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2004-2009 tương ứng với phần lớn diện tích đất đai của huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ cũ trước năm 2004.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11[4] về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP[1] về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Cờ Đỏ và các xã trực thuộc vào năm 2004 như sau:
- Thành lập huyện Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 40.256,41 ha diện tích tự nhiên và 172.041 người của huyện Ô Môn (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của hai thị trấn: Thới Lai, Cờ Đỏ và 11 xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp và 6.981 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu còn lại của xã Thới Long).
- Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở điều chỉnh phần diện tích và dân số còn lại của xã Thới Long.
Sau khi thành lập, Huyện Cờ Đỏ có 14 đơn vị hành chính trực thuộc thuộc, gồm 2 thị trấn: Thới Lai (huyện lỵ), Cờ Đỏ và 12 xã: Định Môn, Đông Bình, Đông Hiệp, Đông Thuận, Thới Đông, Thới Hưng, Thới Lai, Thới Thạnh, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Xuân Thắng.
Đến ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP[5] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc, đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Từ đó, địa giới hành chính huyện Vĩnh Thạnh được điều chỉnh lại như sau:
- Điều chỉnh địa giới hành chính xã và thành lập xã:
- Điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Trung An thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý (phần diện tích và dân số còn lại của xã này được điều chỉnh về phường Thạnh Hòa thuộc quận Thốt Nốt quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ 2.399,56 ha diện tích tự nhiên và 18.063 nhân khẩu của xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ diện tích và dân số của xã Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Điều chỉnh toàn bộ diện tích và dân số còn lại của xã Trung Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
- Thành lập xã Đông Thắng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Đông Hiệp.
- Thành lập xã Thới Xuân trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Thới Đông.
- Thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Thới Thạnh.
- Thành lập xã Trường Xuân B trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Trường Xuân A.
- Thành lập xã Trường Thắng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của hai xã Thới Lai, Trường Thành.
- Đổi tên phần còn lại của xã Thới Lai thành xã Thới Tân.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã và thành lập xã mới, huyện Cờ Đỏ có 56.613,97 ha diện tích tự nhiên và 249.306 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Xuân Thắng, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận, Thới Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Trung An, Trung Thạnh, Thạnh Phú, Trung Hưng, thị trấn Cờ Đỏ và thị trấn Thới Lai.
- Điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai:
- Thành lập huyện Thới Lai trên cơ sở điều chỉnh 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu của huyện Cờ Đỏ (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai).
- Huyện Thới Lai có 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai: huyện Cờ Đỏ còn lại 31.047,67 ha diện tích tự nhiên và 122.464 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Trung Hưng, Thạnh Phú, Trung An, Trung Thạnh và thị trấn Cờ Đỏ.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Cờ Đỏ có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cờ Đỏ (huyện lỵ) và 9 xã: Đông Hiệp, Đông Thắng, Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Hưng, Thới Xuân, Trung An, Trung Hưng, Trung Thạnh.
|
Đơn vị hành chính cấp xã | Thị trấn | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã | Xã |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 7,58 | 16,43 | 15,02 | 95,71 | 18,74 | 69,28 | 17,11 | 11,98 | 34,6 | 24 |
Dân số (người) | 13.041 | 6.288 | 5.128 | 20.520 | 6.121 | 17.078 | 7.009 | 16.242 | 20.469 | 19.919 |
Mật độ dân số (người/km²) | 1.720 | 383 | 341 | 214 | 327 | 246 | 410 | 1.356 | 591 | 830 |
Số đơn vị hành chính |
Kinh tế - xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa.
Địa bàn huyện Cụm công nghiệp Cờ Đỏ và có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô hình đưa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh, chuyên canh, sản xuất cá giống từng bước được mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con, … đã đưa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện cuối năm 2010 đạt trên 68 triệu đồng/ha.
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Toàn huyện có 49 trường học gồm các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 18.570 học sinh các cấp theo học. Chất lượng giáo dục hàng năm đều tăng. Trong đó trường trung học phổ thông Hà Huy Giáp trong những năm gần đây luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các trường trung học phổ thông toàn thành phố về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp. Đến nay huyện cũng đã có 07 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và duy trì thành tích đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở.
Y tế
[sửa | sửa mã nguồn]Về y tế hiện nay trên địa bàn huyện có:
• Bệnh viện Quân Dân Y TP. Cần Thơ
• Bệnh viện Đa khoa huyện Cờ Đỏ
•Trung tâm y tế huyện và 10 trạm y tế xã. Hiện nay đã có 07/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Di Tích - Địa Điểm Nổi Tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Di tích lịch sử "Địa điểm thành lập chi bộ An Nam Cộng Sản Đảng Cờ Đỏ".
- Công viên Cờ Đỏ.
- Phố đi bộ Cờ Đỏ.
- Trường Bắn Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chùa Giác Nguyên.
- Chùa Thuận Hóa.
- Nông Trường Sông Hậu.
- Nông Trường Cờ Đỏ.
Giao Thông
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Cờ Đỏ là huyện trung tâm phía tây của thành phố với 1 số tuyến đường chính như:
- Đường tỉnh 919
- Đường tỉnh 921
- Đường tỉnh 922
- Đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng
Đường phố
[sửa | sửa mã nguồn]- Hà Huy Giáp
- Lê Đức Thọ
- Nguyễn Trọng Quyền
- Nguyễn Văn Nhung
- Trần Ngọc Hoằng
- Vành đai thị trấn Cờ Đỏ
Hạ tầng
[sửa | sửa mã nguồn]Các dự án khu đô thị, khu dân cư và tái định cư trên địa bàn huyện Cờ Đỏ
- Khu đô thị thị trấn Cờ Đỏ 1 quy mô 40,1ha ( ấp Thới Hoà )
- Khu đô thị thị trấn Cờ Đỏ 2 quy mô 47,8ha ( ấp Thới Trung )
- Khu dân cư ấp Thới Hoà ( thị trấn Cờ Đỏ )
- Khu TDC ấp Thới Hoà ( thị trấn Cờ Đỏ )
- Khu đô thị Thiên Minh (TT. Cờ Đỏ) quy mô 129,06ha
- Khu dân cư xã Trung An quy mô 14,2ha
- Khu dân cư xã Trung Thạnh quy mô 8,10ha
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Nghị định 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương”.
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 1 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “NGHỊ QUYẾT 22/2003/QH.11 VỀ VIỆC CHIA VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH”.
- ^ “Nghị định 12/NĐ”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.