NGC 3115

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Caldwell 53)
NGC 3115
Hình ảnh tổng hợp của NGC 3115 từ Đài quan sát tia X ChandraKính thiên văn rất lớn
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoLục Phân Nghi
Xích kinh10h 05m 14.0s[1]
Xích vĩ−7° 43′ 07″[1]
Dịch chuyển đỏ663 ± 4 km/s[1]
Khoảng cách31.6 ± 1.3 Mly (9.7 ± 0.4 Mpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)9.9[1]
Đặc tính
KiểuS0[1]
Kích thước biểu kiến (V)7′.2 × 2′.5[1]
Tên gọi khác
Spindle Galaxy, UGCA 199, PGC 29265,[1] Caldwell 53

NGC 3115 (còn có tên khác là Thiên hà Con Suốt hay Caldwell 53) là tên của một thiên hà hình hạt đậu nằm trong chòm sao Lục Phân Nghi. Thiên hà này được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel vào ngày 22 tháng 2 năm 1787[3][4]. Nó cách Trái Đất của chúng ta khoảng 32 triệu năm ánh sáng và to hơn Ngân Hà của chúng ta vài lần. Sở dĩ nó là thiên hà hình hạt đậu loại S0 bởi vì nó có một cái đĩa thiên hà, điểm phình ở trung tâm và điểm phình này là toàn những ngôi sao. Điều bất thường là không phát hiện ra cách nhánh xoắn ốc. NGC 3115 được quan sát gần như là chính xác nhưng lại bị phân loại sai là thiên hà elip. Có một số suy đoán rằng khi thiên thể này còn trẻ là một chuẩn tinh.

NGC 3115 khi còn trẻ đã tiêu thụ phần lớn khí trong đĩa bồi tụ của chính nó, do vậy việc hình thành sao mới trong thiên hà này dường như là không có. Do vậy, các ngôi sao hiện tại của nó đều là những ngôi sao rất già.

Lỗ đen[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, John Kormendy của đại học Hawaii và Douglas Richstone của đại học Michigan đã phát biểu rằng cái được quan sát ở trong thiên là là một lỗ đen siêu khối lượng[5]. Dựa trên vận tốc quỹ đạo của những ngôi sao ngay tại vùng trung tâm của nó, khối lượng của lỗ đen ấy được xác định là xấp xỉ một tỉ tỉ lần khối lượng mặt trời. Thiên hà này hầu như chỉ toàn những ngôi sao già và có ít hoặc hầunhu7 không có bất kì hoạt động nào. Cũng như lỗ đen của nó cũng đã ngừng phát triển.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • NGC 5866một thiên hà dạng thấu kính khác đôi khi được gọi là Thiên hà Trục chính

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3115. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ J. L. Tonry; A. Dressler; J. P. Blakeslee; E. A. Ajhar; và đồng nghiệp (2001). “The SBF Survey of Galaxy Distances. IV. SBF Magnitudes, Colors, and Distances”. Astrophysical Journal. 546 (2): 681–693. arXiv:astro-ph/0011223. Bibcode:2001ApJ...546..681T. doi:10.1086/318301.
  3. ^ O'Meara, Stephen James (2002). The Caldwell Objects. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 211. ISBN 978-0-521-82796-6.
  4. ^ Materne, J. (tháng 4 năm 1979). “The structure of nearby groups of galaxies - Quantitative membership probabilities”. Astronomy and Astrophysics. 74 (2): 235–243. Bibcode:1979A&A....74..235M.
  5. ^ Kormendy, J. and Richstone, D. "Evidence for a supermassive black hole in NGC 3115", Astrophysical Journal, Part 1, vol. 393, no. 2, ngày 10 tháng 7 năm 1992, p. 559-578.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 10h 05m 14.0s, −07° 43′ 07″