Champions Chess Tour 2021

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Champions Chess Tour 2021
Chi tiết
Thời gian22 tháng 11, 2020 – 3 tháng 10, 2021
Giải đấu10
Thể loạiThường (6) Chính (3) Chung kết (1)
Thành tích (đơn)
Số danh hiệu
nhiều nhất
Na Uy Magnus Carlsen (4)
Vào chung kết
nhiều nhất
Na Uy Magnus Carlsen (5)
Số điểm cao nhấtNa Uy Magnus Carlsen (339)

Champions Chess Tour 2021 (tiếng Việt: Chuỗi giải đấu cờ vua các nhà vô địch 2021) hay tên đầy đủ Meltwater Champions Chess Tour 2021 theo tên nhà tài trợ Meltwater[1] là một chuỗi giải đấu cờ vua online (trên mạng Internet) diễn ra từ cuối năm 2020 đến tháng 9 năm 2021. Giải đấu do công ty của đương kim vua cờ Magnus Carlsen tổ chức. Tổng cộng tiền thưởng của chuỗi giải là hơn 1,6 triệu đô la Mỹ[2]. Giải đấu mời các kỳ thủ hàng đầu thế giới tham dự[3].

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 lan tràn trong năm 2020, vua cờ Magnus Carlsen cùng công ty của anh đứng ra tổ chức chuỗi giải cờ nhanh trực tuyến Magnus Carlsen Tour thu được nhiều thành công. Ban tổ chức quyết định tổ chức một chuỗi giải kế tiếp, được xem như Magnus Carlsen Tour mùa thứ hai, có tên Champions Chess Tour. Vì chuỗi giải đấu diễn ra phần lớn trong năm 2021 nên tên gọi chính thức là Champions Chess Tour 2021.

Khác với Magnus Carlsen Tour, chuỗi giải này có thể thức thống nhất ở các giải thành phần. Số giải đấu tăng lên, thời gian của chuỗi giải kéo dài hơn và quỹ thưởng cũng cao hơn.

Tổng tiền thưởng của cả hệ thống giải lên tới hơn 1,6 triệu đô la Mỹ, lập kỷ lục về tiền thưởng của một chuỗi giải online, riêng giải Tour Finals là 300 nghìn đô la.

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Chuỗi giải đấu này chơi theo thể thức cờ nhanh, mỗi ván đấu 15 phút + 10 giây tích lũy. Có tất cả 10 giải đấu: 6 giải thường, 3 giải chính và 1 giải chung kết.

Giải thường gồm 16 kỳ thủ, giải chính gồm 12 kỳ thủ. Mỗi giải đều thi đấu vòng bảng vòng tròn một lượt chọn ra 8 kỳ thủ đánh loại trực tiếp.

Ở vòng loại trực tiếp, việc phân cặp theo thứ tự vòng bảng: 1-8 và 4-5 chung nhánh bán kết, 2-7 và 3-6 nhánh còn lại. Mỗi trận đấu gồm 2 trận đấu nhỏ, mỗi trận đấu nhỏ có 4 ván cờ nhanh. Ở trận đấu nhỏ, nếu ai đạt được từ 2½ điểm trở lên được tính là thắng, nếu hòa 2–2 tính là hòa. Kết quả trận đấu là kết quả 2 trận đấu nhỏ. Nếu hai trận đấu nhỏ có kết quả hòa (hòa cả hai trận hoặc mỗi người thắng một trận) thì sẽ có hai ván cờ chớp 5 phút + 3 giây để phân định thắng thua. Nếu sau hai ván cờ chớp vẫn hòa sẽ có một ván Armageddon: bên trắng có 5 phút, bên đen 4 phút nhưng hòa thì đen thắng. Người có thứ hạng cao hơn ở vòng bảng sẽ được chọn màu quân ở ván đấu này.

Các giải đấu đều thi đấu trên nền tảng Chess24.com, là một trong những trang web hàng đầu về cờ vua mà công ty của Magnus Carlsen đã sở hữu trước đó.

Những thay đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Do đây là tour đầu tiên nên thể thức tour có thay đổi trong thời gian diễn ra. Giải thường đầu tiên (Skilling Open) không có trận tranh giải ba, á quân 20 điểm và hai kỳ thủ bị loại ở bán kết nhận 10 điểm. Từ giải thường thứ hai thì áp dụng thể thức giải thường có trận tranh giải ba, á quân 25 điểm, hạng ba 15 và hạng tư 10 điểm. Giải chính đầu tiên (Airthings Masters) có 12 kỳ thủ, nhưng từ giải chính thứ hai số kỳ thủ tăng lên 16 như giải thường,[4] với lý do nhằm "làm giảm số ván hòa", rút kinh nghiệm từ giải chính đầu tiên, vì nếu chỉ có 4 kỳ thủ bị loại ở vòng bảng thì các kỳ thủ sẽ có xu hướng thủ hòa để bảo toàn vị trí.

Bảng xếp hạng kỳ thủ[sửa | sửa mã nguồn]

STT Kỳ thủ
địch
Tham
dự
SO AM* OER MCI* NICC FCC* GAR CM AUR Tổng
1 Na Uy Magnus Carlsen 2 8 30 20 35 50 50 86 20 48 339
2 Hoa Kỳ Wesley So 3 9 46 16 46 32 5 58 4 50 4 261
3 Armenia Levon Aronian 1 9 4 56 5 2 14 0 50 18 21 170
4 Azerbaijan Teimour Radjabov 1 6 3 88 17 0 1 24 133
5 Hà Lan Anish Giri 1 7 1 0 8 96 16 2 0 123
6 Nga Ian Nepomniachtchi 0 5 15 10 0 58 32 115
7 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 0 6 18 12 0 10 33 12 5 90
8 Nga Vladislav Artemiev 0 3 33 19 35 87
9 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 0 6 2 34 14 4 10 0 64
10 Việt Nam Lê Quang Liêm 0 4 0 2 28 0 30
11 Pháp Alireza Firouzja 0 7 0 6 3 0 0 6 15 30
12 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 0 5 0 21 0 2 3 26
13 Nga Daniil Dubov 0 5 22 1 0 0 0 23
14 Hoa Kỳ Fabiano Caruana 0 1 20 20
15 Trung Quốc Đinh Lập Nhân 0 4 0 0 0 16 16
16 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 0 5 0 3 0 3 2 8
17 Ấn Độ Arjun Erigaisi 0 1 1 1
18 Hoa Kỳ Leinier Dominguez 0 3 0 0 1 1
Hà Lan Jorden van Foreest 0 3 0 1 0 1
20 Đức Matthias Bluebaum 0 1 0 0
Na Uy Johan-Sebastian Christiansen 0 1 0 0
Trung Quốc Cư Văn Quân 0 1 0 0
Thụy Điển Nils Grandelius 0 1 0 0
Ấn Độ Gukesh D 0 1 0 0
Canada Eric Hansen 0 1 0 0
Trung Quốc Hầu Dật Phàm 0 1 0 0
Tây Ban Nha Eduardo Iturrizaga 0 1 0 0
Anh Gawain Jones 0 1 0 0
Ấn Độ Humpy Koneru 0 1 0 0
Hoa Kỳ Awonder Liang 0 1 0 0
Hoa Kỳ Abhimanyu Mishra 0 1 0 0
Hoa Kỳ Daniel Naroditsky 0 1 0 0
Ấn Độ Rameshbabu Praggnanandhaa 0 1 0 0
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Salem Saleh 0 1 0 0
Hoa Kỳ Sam Shankland 0 1 0 0
36 Ấn Độ Adhiban Baskaran 0 2 0 0 0
Ấn Độ Pentala Harikrishna 0 2 0 0 0
Argentina Alan Pichot 0 2 0 0 0
Na Uy Aryan Tari 0 2 0 0 0
40 Nga Alexander Grischuk 0 3 0 0 0 0
Nga Sergey Karjakin 0 3 0 0 0 0
Nga Peter Svidler 0 3 0 0 0 0
43 Tây Ban Nha David Anton Guijarro 0 4 0 0 0 0 0
44 Ấn Độ Vidit Gujrathi 0 5 0 0 0 0 0 0

Kết quả các giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Champions Chess Tour 2021
Giải Thời gian Quỹ thưởng
(đô la Mỹ)
Số kỳ thủ Vô địch Á quân
Skilling Open[5] 22 – 30 tháng 11 100 000 16 Hoa Kỳ Wesley So Na Uy Magnus Carlsen
Airthings Masters 26 tháng 12 – 3 tháng 1 200 000 12 Azerbaijan Teimour Radjabov Armenia Levon Aronian
Opera Euro Rapid 6 tháng 2 - 14 tháng 2 100 000 16 Hoa Kỳ Wesley So Na Uy Magnus Carlsen
Magnus Carlsen Invitational 13 tháng 3 – 21 tháng 3 220 000 16 Hà Lan Anish Giri Nga Ian Nepomniachtchi
New In Chess Classic 24 tháng 4 – 2 tháng 5 100 000 16 Na Uy Magnus Carlsen Hoa Kỳ Hikaru Nakamura
FTX Crypto Cup 23 – 31 tháng 5 320 000[6] 16 Na Uy Magnus Carlsen Hoa Kỳ Wesley So
Goldmoney Asian Rapid 26 tháng 6 – 4 tháng 7 100 000 16 Armenia Levon Aronian Nga Vladislav Artemiev
Chessable Masters 31 tháng 7 – 8 tháng 8 100 000 16 Hoa Kỳ Wesley So Việt Nam Lê Quang Liêm
Aimchess US Rapid 28 tháng 8 – 5 tháng 9 100 000 16 Na Uy Magnus Carlsen Nga Vladislav Artemiev
Tour Finals 25 tháng 9 – 4 tháng 10 300 000 10 Na Uy Magnus Carlsen Azerbaijan Teimour Radjabov

Skilling Open[sửa | sửa mã nguồn]

16 kỳ thủ tham dự giải gồm 14 kỳ thủ được mời trực tiếp và 2 kỳ thủ có suất nhờ thành tích thi đấu tốt tại Banter Series là Lê Quang Liêm và Peter Svidler[7].

So vô địch sau khi thắng Carlsen ở chung kết với tỉ số 2-1 (hòa sau hai trận đấu nhỏ và thắng ở hai ván cờ chớp playoff).

Vòng bảng

Sau vòng bảng, có 10 kỳ thủ từ 8 điểm trở lên. Sau khi xét hệ số phụ, Carlsen dẫn đầu, xếp trên Nakamura. Trong khi đó 3 kỳ thủ trong nhóm 8 điểm là Radjabov, Vachier-Lagrave và Giri vào vòng loại trực tiếp, Firouzja và Quang Liêm bị loại[8].

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng Hệ số SB
1 Na Uy Magnus Carlsen 2881 5 8 2 9 ½ 5
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2829 4 10 1 9 ½ 4
3 Hoa Kỳ Wesley So 2741 3 11 1
4 Nga Ian Nepomniachtchi 2778 4 9 2 1
5 Armenia Levon Aronian 2778 5 7 3 ½
6 Azerbaijan Teimour Radjabov 2758 5 6 4 8 3
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2860 3 10 2 8 2 3 58,5
8 Hà Lan Anish Giri 2731 3 10 2 8 2 3 57,75
9 Iran Alireza Firouzja 2703 6 4 5 8 6
10 Việt Nam Lê Quang Liêm 2744 5 6 4 8 5
11 Trung Quốc Đinh Lập Nhân 2836 2 11 2
12 Ấn Độ Vidit Santosh Gujrathi 2636 2 9 4 1
13 Tây Ban Nha David Antón Guijarro 2667 5 3 7 0
14 Nga Peter Svidler 2742 1 10 4 6
15 Nga Sergey Karjakin 2709 3 5 7
16 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 2774 2 5 8
Vòng loại trực tiếp
Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Na Uy Magnus Carlsen 2
8 Hà Lan Anish Giri 2
1 Na Uy Magnus Carlsen 2
4 Nga Ian Nepomniachtchi 2
5 Armenia Levon Aronian 1 0
4 Nga Ian Nepomniachtchi 3 2
1 Na Uy Magnus Carlsen 2 2 ½
3 Hoa Kỳ Wesley So 2 2
3 Hoa Kỳ Wesley So ½
6 Azerbaijan Teimour Radjabov
3 Hoa Kỳ Wesley So 2
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave ½
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura

Airthings Masters[sửa | sửa mã nguồn]

Airthings Masters là giải chính đầu tiên của tour đấu gồm 8 kỳ thủ lọt vào vòng loại trực tiếp của Skilling Open, cùng 4 kỳ thủ được mời thêm. Trong 4 kỳ thủ này, 2 kỳ thủ do khán giả bình chọn: 1 kỳ thủ trong 8 kỳ thủ bị loại sau vòng bảng ở Skilling và 1 kỳ thủ không tham dự Skilling. Những khán giả được quyền bình chọn là những thành viên Premium của chess24[9]. Do sau giải này thể thức thi đấu thay đổi, tăng số kỳ thủ ở giải chính lên 16 người nên đây là giải duy nhất của tour có 12 kỳ thủ.

Anton Guijarro là kỳ thủ bị loại ở Skilling Open và Grischuk là kỳ thủ không tham dự Skilling nhận được suất khán giả bình chọn[10]. Hai kỳ thủ còn lại không thi đấu Skilling được mời là Dubov và Harikrishna[11].

Radjabov vô địch sau khi thắng Aronian ở chung kết. Vua cờ Carlsen bị loại ở tứ kết trước Dubov.

Vòng bảng

Kết thúc vòng bảng, nhóm đầu có 3 kỳ thủ cùng 6½ điểm. Sau khi xét hệ số phụ, Carlsen dẫn đầu, xếp trên So và Nakamura. Nhóm 5 điểm có 4 kỳ thủ, với hệ số phụ cao hơn Vachier-Lagrave và Dubov lọt vào vòng đấu loại trực tiếp, Harikrishna và Grischuk bị loại.[12].

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng
1 Na Uy Magnus Carlsen 2881 2 9 0
2 Hoa Kỳ Wesley So 2741 2 9 0 1
3 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2829 3 7 1 ½
4 Nga Ian Nepomniachtchi 2778 2 8 1 6 ½ 2
5 Azerbaijan Teimour Radjabov 2758 1 10 0 6 ½ 1
6 Armenia Levon Aronian 2778 1 9 1
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2860 1 8 2 5 2
8 Nga Daniil Dubov 2770 2 6 3 5 2
9 Ấn Độ Pentala Harikrishna 2705 0 10 1 5 0
10 Nga Alexander Grischuk 2784 1 8 2 5 1
11 Hà Lan Anish Giri 2731 2 5 4 ½ 2
12 Tây Ban Nha David Antón Guijarro 2667 1 7 3 ½ 1
Vòng loại trực tiếp

Cả bốn hạt giống cao hơn đều bị loại ở tứ kết. Radjabov thắng Aronian 2–0 ở chung kết để vô địch và giành một vé dự giải đấu chung kết của tour.

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Na Uy Magnus Carlsen 2 ½
8 Nga Daniil Dubov 2
8 Nga Daniil Dubov 1 0
5 Azerbaijan Teimour Radjabov 3 2
5 Azerbaijan Teimour Radjabov 2 2
4 Nga Ian Nepomniachtchi 2 2
5 Azerbaijan Teimour Radjabov 2
6 Armenia Levon Aronian 1
3 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 0
6 Armenia Levon Aronian 2
6 Armenia Levon Aronian 3 2 Tranh huy chương đồng
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 1 1
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 3 8 Nga Daniil Dubov 2
2 Hoa Kỳ Wesley So 1 7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2

Opera Euro Rapid[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giải thường thứ hai của tour đấu. 16 kỳ thủ tham dự giải gồm 8 kỳ thủ có điểm số dẫn đầu tour đấu (cũng là những kỳ thủ lọt vào vòng loại trực tiếp của Airthings Masters) cùng 2 kỳ thủ do khán giả bình chọn (Đinh và Grischuk) và 6 kỳ thủ được mời thêm. Trong số này Dominguez, Shankland và Blübaum là những kỳ thủ lần đầu tham dự tour đấu.[13]

Trong trận chung kết lặp lại giải Skilling, So một lần nữa vượt qua Carlsen để lên ngôi vô địch.

Vòng bảng

Dù chưa vô địch giải nào của tour, vua cờ Carlsen tiếp tục dẫn đầu bảng vòng loại. Nakamura và Nepomniachtchi là hai kỳ thủ trong số tám kỳ thủ có điểm số dẫn đầu tour đấu không lọt được vào vòng loại trực tiếp. Thay thế vị trí của họ ở vòng loại trực tiếp là Giri và Duda.[14]

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng
1 Na Uy Magnus Carlsen 2881 6 7 2 ½ 6
2 Hà Lan Anish Giri 2731 5 9 1 ½ 5
3 Hoa Kỳ Wesley So 2741 5 8 2 9
4 Armenia Levon Aronian 2778 5 7 3 1
5 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2860 4 9 2 0
6 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 2774 4 8 3 8 ½ 4
7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2758 1 14 0 8 ½ 1
8 Nga Daniil Dubov 2770 4 7 4 ½ 4
9 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2829 3 9 3 ½ 3
10 Hoa Kỳ Sam Shankland 2609 4 6 5 7 ½ 4
11 Nga Ian Nepomniachtchi 2778 3 8 4 7 ½ 3
12 Ấn Độ Vidit Santosh Gujrathi 2636 2 9 4
13 Hoa Kỳ Leinier Dominguez 2786 4 5 6 1
14 Nga Alexander Grischuk 2784 1 11 3 ½
15 Đức Matthias Blübaum 2562 2 7 6
16 Trung Quốc Đinh Lập Nhân 2836 3 4 8 5
Vòng loại trực tiếp

Cũng như giải Airthings, Carlsen gặp Dubov ở tứ kết, tuy nhiên đã vượt qua kỳ thủ này ở ván Armageddon.[15]

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Na Uy Magnus Carlsen ½ 2
8 Nga Daniil Dubov ½ 1
1 Na Uy Magnus Carlsen 1 2
5 Pháp Maxime Vachier-Lagrave ½ 3 1
5 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2
4 Armenia Levon Aronian 2
1 Na Uy Magnus Carlsen 2
3 Hoa Kỳ Wesley So 2
3 Hoa Kỳ Wesley So 2
6 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 0
3 Hoa Kỳ Wesley So 2 Tranh huy chương đồng
7 Azerbaijan Teimour Radjabov 1
7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2 2 5 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 0
2 Hà Lan Anish Giri 2 2 ½ 7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2

Magnus Carlsen Invitational[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giải chính thứ hai của tour đấu. 16 kỳ thủ tham dự giải gồm 8 kỳ thủ có điểm số dẫn đầu tour đấu sau ba giải trước đó (So, Radjabov, Carlsen, Aronian, Vachier-Lagrave, Nakamura, Nepomniachtchi, Dubov) cùng 2 kỳ thủ do khán giả bình chọn (Giri và Anton)[4], 4 kỳ thủ được mời (Mamedyarov, Karjakin, Firouzja và van Foreest)[16] và 2 kỳ thủ qua vòng loại (Pichot và Grandelius)[17]. Mamedyarov, van Foreest cùng hai kỳ thủ vượt qua vòng loại là bốn kỳ thủ lần đầu tham dự tour đấu.

Giri vô địch giải sau khi thắng Nepomniachtchi ở chung kết, giành một vé tham dự Tour Final.

Vòng bảng

Carlsen một lần nữa dẫn đầu bảng vòng loại với điểm số lập kỷ lục mới tour đấu 10½/16 điểm. Radjabov và Dubov là hai kỳ thủ trong top 8 tour đấu không vượt qua vòng bảng. Nhờ vào thành tích nhì vòng bảng, Giri vượt qua Dubov để lọt vào top 8 tour đấu.[18]

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu
1 Na Uy Magnus Carlsen 2881 7 7 1 10½
2 Hà Lan Anish Giri 2731 6 8 1 10
3 Hoa Kỳ Wesley So 2741 6 7 2
4 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2829 3 12 0 9
5 Nga Ian Nepomniachtchi 2778 6 5 4
6 Iran Alireza Firouzja 2703 4 9 2 1
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2860 4 9 2 ½
8 Armenia Levon Aronian 2778 5 6 4 8 1
9 Nga Sergey Karjakin 2709 5 6 4 8 0
10 Nga Daniil Dubov 2770 3 9 3
11 Azerbaijan Teimour Radjabov 2758 2 10 5 7
12 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2761 4 5 6
13 Thụy Điển Nils Grandelius 2632 3 6 6 6 1
14 Hà Lan Jorden van Foreest 2543 3 6 6 6 0
15 Tây Ban Nha David Antón Guijarro 2674 3 2 10 4
16 Argentina Alan Pichot 2548 0 5 9
Vòng loại trực tiếp

Giri vô địch sau khi vượt qua Nepomniachtchi bằng hai ván cờ chớp tie-break. Carlsen một lần nữa lỡ chức vô địch ở tour đấu khi thua bán kết, chung cuộc xếp hạng ba.[19]

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Na Uy Magnus Carlsen 2
8 Armenia Levon Aronian ½ 1
1 Na Uy Magnus Carlsen ½
5 Nga Ian Nepomniachtchi
5 Nga Ian Nepomniachtchi 2
4 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2 ½
5 Nga Ian Nepomniachtchi 2 2 0
2 Hà Lan Anish Giri 2 2 2
3 Hoa Kỳ Wesley So
6 Iran Alireza Firouzja ½ ½
3 Hoa Kỳ Wesley So Tranh huy chương đồng
2 Hà Lan Anish Giri
7 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2 1 1 Na Uy Magnus Carlsen 3 2
2 Hà Lan Anish Giri 2 3 3 Hoa Kỳ Wesley So 1 1

New In Chess Classic[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giải thường thứ ba của tour đấu. 16 kỳ thủ tham dự giải gồm 5 kỳ thủ có điểm số dẫn đầu tour đấu sau ba giải trước đó (So, Carlsen, Radjabov, Aronian, Nakamura) cùng 1 kỳ thủ do khán giả bình chọn (Firouzja), 1 kỳ thủ vô địch giải đấu Polgar Challenge thuộc Challengers Chess Tour (Praggnanandhaa) và 9 kỳ thủ được mời (Mamedyarov, Dominguez, Karjakin, Duda, Vidit, Lê, Jones, Tari và Christiansen). Jones, Tari, Christiansen và Praggnanandhaa là bốn kỳ thủ lần đầu tham dự tour đấu. Do trùng với Giải đấu Ứng viên 2020–21 nên 4 kỳ thủ gồm ba kỳ thủ trong top 8 tour đấu Giri, Vachier-Lagrave, Nepomniachtchi (tham dự) và kỳ thủ do khán giả bình chọn Dubov (bình luận) vắng mặt.[20]

Vòng bảng

Cả 5 kỳ thủ trong top 8 dự giải đều vượt qua vòng bảng. Trong 3 kỳ thủ còn lại thì Mamedyarov và Quang Liêm lần đầu tiên vào tứ kết. Carlsen tiếp tục nhất vòng bảng, lặp lại điểm số 10½ của giải trước đó, lập kỷ lục tour đấu cách biệt 1 điểm với người xếp sau.[21]

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng
1 Na Uy Magnus Carlsen 2881 6 9 0 10½
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2829 4 11 0 1
3 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2761 7 5 3 0
4 Hoa Kỳ Wesley So 2741 6 6 3 9 ½ 6
5 Armenia Levon Aronian 2778 4 10 1 9 ½ 4
6 Iran Alireza Firouzja 2703 6 5 4 1 6
7 Việt Nam Lê Quang Liêm 2744 5 7 2 1 5
8 Azerbaijan Teimour Radjabov 2758 3 11 1 1 3
9 Hoa Kỳ Leinier Dominguez 2786 4 8 3 8
10 Na Uy Aryan Tari 2531 5 4 6 7
11 Ấn Độ Vidit Santosh Gujrathi 2636 3 8 4 7 2
12 Ấn Độ Rameshbabu Praggnanandhaa 1781 4 6 5 7
13 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 2774 5 4 6 7 0
14 Nga Sergey Karjakin 2709 3 7 5
15 Anh Gawain Jones 2615 1 4 10 3
16 Na Uy Johan-Sebastian Christiansen 2521 0 3 12


Vòng loại trực tiếp

Carlsen lần đầu vô địch một giải của tour sau khi thắng Nakamura ở chung kết.[19]

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Na Uy Magnus Carlsen 2
8 Azerbaijan Teimour Radjabov 2
1 Na Uy Magnus Carlsen 2 3
5 Armenia Levon Aronian 2 1
5 Armenia Levon Aronian 3 2
4 Hoa Kỳ Wesley So 1 1
1 Na Uy Magnus Carlsen 3 2
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 1 2
3 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 3
6 Iran Alireza Firouzja 1 ½
3 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 1 3 1 Tranh huy chương đồng
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 3 0 2
7 Việt Nam Lê Quang Liêm 1 5 Armenia Levon Aronian 2 ½
2 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2 3 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2

FTX Crypto Cup[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giải chính thứ ba của tour đấu. 16 kỳ thủ tham dự giải gồm 8 kỳ thủ có điểm số dẫn đầu tour đấu sau năm giải trước đó (Carlsen, So, Radjabov, Giri, Nakamura, Vachier-Lagrave, Nepomniachtchi và Aronian) cùng 2 kỳ thủ do khán giả bình chọn (Grischuk và Pichot), 6 kỳ thủ được mời (Mamedyarov, Dubov, Firouzja, Caruana, Đinh và Svidler). Caruana là kỳ thủ lần đầu tham dự tour đấu. Đây là lần đầu tiên một giải đấu quy tụ được 10 kỳ thủ dẫn đầu thế giới hiện tại[22]

Vòng bảng

7 kỳ thủ trong top 8 dự giải vượt qua vòng bảng. Người còn lại vào tứ kết là số 2 thế giới Caruana mới lần đầu dự tour đấu, giành được vị trí nhất vòng bảng. Carlsen lần đầu tiên không nhất vòng bảng.[23]

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng Hệ số SB
1 Hoa Kỳ Fabiano Caruana 2773 6 8 1 10
2 Hà Lan Anish Giri 2731 5 8 2 9 5
3 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2829 4 10 1 9 4 64
4 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2741 4 10 1 9 4 63,25
5 Hoa Kỳ Wesley So 2741 3 12 0 9 3
6 Na Uy Magnus Carlsen 2881 4 9 2 1
7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2758 4 9 2 0
8 Nga Ian Nepomniachtchi 2778 5 6 4 8 1
9 Armenia Levon Aronian 2778 4 8 3 8 0
10 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2761 4 7 4
11 Iran Alireza Firouzja 2703 3 8 4 7 1 3 56
12 Nga Peter Svidler 2742 3 8 4 7 1 3 49,5
13 Trung Quốc Đinh Lập Nhân 2836 2 10 2 7 1 2
14 Nga Daniil Dubov 2770 2 8 5 6
15 Nga Alexander Grischuk 2784 3 4 8 5
16 Argentina Alan Pichot 2533 1 1 13
Vòng loại trực tiếp

Carlsen lần thứ ba gặp So trong một trận chung kết của tour đấu và lần đầu tiên thắng được đối thủ này sau khi thua hai trận chung kết trước. Carlsen chính thức giành một vé dự Tour Final.

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Hoa Kỳ Fabiano Caruana 2 2 ½
8 Nga Ian Nepomniachtchi 2 2
8 Nga Ian Nepomniachtchi 1
5 Hoa Kỳ Wesley So 2
5 Hoa Kỳ Wesley So 3 2
4 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 1 1
5 Hoa Kỳ Wesley So 2 2 1
6 Na Uy Magnus Carlsen 2 2 2
3 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2 2 0
6 Na Uy Magnus Carlsen 2 2 2
6 Na Uy Magnus Carlsen 2 3 Tranh huy chương đồng
7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2 1
7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2 8 Nga Ian Nepomniachtchi 2
2 Hà Lan Anish Giri 2 7 Azerbaijan Teimour Radjabov 2

Goldmoney Asian Rapid[sửa | sửa mã nguồn]

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng Hệ số SB
1 Armenia Levon Aronian 2778 6 9 0 10½
2 Nga Vladislav Artemiev 2757 7 6 2 10
3 Trung Quốc Đinh Lập Nhân 2836 5 9 1
4 Na Uy Magnus Carlsen 2881 5 8 2 9 ½ 5
5 Hoa Kỳ Wesley So 2741 4 10 1 9 ½ 4
6 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 2774 5 8 2 8 2 5
7 Hà Lan Anish Giri 2731 3 10 2 8 2 3
8 Ấn Độ Arjun Erigaisi 2289 3 10 2 8
9 Iran Alireza Firouzja 2703 6 4 5 8 ½
10 Ấn Độ Vidit Gujrathi 2636 3 8 4 7
11 Nga Peter Svidler 2742 3 7 5 ½ 3 45,5
12 Ấn Độ Gukesh D 1927 3 7 5 ½ 3 40,25
13 Nga Daniil Dubov 2770 3 6 6 6
14 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Salem Saleh 2718 3 5 7
15 Ấn Độ Baskaran Adhiban 2624 3 4 8 5
16 Trung Quốc Hou Yifan 2621 1 3 11
Vòng loại trực tiếp
Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 ArmeniaLevon Aronian 2 2
8 Ấn ĐộArjun Erigaisi 2 2 ½
1 ArmeniaLevon Aronian 3 2
4 Na UyMagnus Carlsen 1 0
5 Hoa KỳWesley So ½
4 Na UyMagnus Carlsen
1 ArmeniaLevon Aronian 2
2 NgaVladislav Artemiev 0
3 Trung QuốcĐinh Lập Nhân 2 3
6 Ba LanJan-Krzysztof Duda 2 1
3 Trung QuốcĐinh Lập Nhân 1 ½ Third place
2 NgaVladislav Artemiev ½ 3
7 Hà LanAnish Giri 0 1 4 Na UyMagnus Carlsen 0
2 NgaVladislav Artemiev 3 2 3 Trung QuốcĐinh Lập Nhân 3 ½

Chessable Masters[sửa | sửa mã nguồn]

Giải này là lần thứ 2 Tour mời kì thủ nữ (Cư và Humpy). Lần đầu tiên và duy nhất một giải của Tour không có Carlsen do tham dự FIDE World Cup 2021, nhờ đó So phô trương sức mạnh với vị trí đầu bảng với thành tích bất bại, lập kỉ lục số điểm ghi được ở vòng bảng là 11/15.

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng
1 Hoa Kỳ Wesley So 2778 7 8 0 11
2 Armenia Levon Aronian 2782 8 5 2 10½ ½ 8
3 Pháp Alireza Firouzja 2754 7 7 1 10½ ½ 7
4 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2836 6 9 0 10½ ½ 6
5 Nga Vladislav Artemiev 2755 6 7 2
6 Việt Nam Lê Quang Liêm 2715 4 10 1 9 1
7 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2727 4 10 1 9 0
8 Hà Lan Jorden van Foreest 2563 4 9 2
9 Ấn Độ Adhiban Baskaran 2626 5 4 6 7 1
10 Tây Ban Nha Eduardo Iturrizaga 2646 4 6 5 7 0
11 Nga Aryan Tari 2531 3 7 5
12 Ấn Độ Pentala Harikrishna 2705 3 6 6 6
13 Tây Ban Nha David Antón Guijarro 2632 4 5 6
14 Trung Quốc Cư Văn Quân 2610 3 5 7 5
15 Hoa Kỳ Abhimanyu Mishra N/A 1 3 11
16 Ấn Độ Koneru Humpy 2483 0 4 11 2
Vòng loại trực tiếp

Liêm gây bất ngờ khi đánh bại Firouzja và Aronian nhưng không thể thắng So trận chung kết. Đây là lần thứ 3 So thắng giải trong Tour.

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Hoa Kỳ Wesley So 2
8 Hà Lan Jorden van Foreest 2 ½
1 Hoa Kỳ Wesley So 2
5 Nga Vladislav Artemiev 2
5 Nga Vladislav Artemiev 2 2 2
4 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2 1 1
6 Việt Nam Lê Quang Liêm ½ 2
1 Hoa Kỳ Wesley So 2
3 Pháp Alireza Firouzja 1 0
6 Việt Nam Lê Quang Liêm 3 2
6 Việt Nam Lê Quang Liêm 3 2 Tranh huy chương đồng
2 Armenia Levon Aronian 1 1
7 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov ½ 1 2 Armenia Levon Aronian 2
2 Armenia Levon Aronian 2 2 5 Nga Vladislav Artemiev 2 ½

Aimchess US Rapid[sửa | sửa mã nguồn]

Aimchess US Rapid là giải thường cuối cùng, cũng là giải cuối của tour trước giải Tour Finals. Giải mang tên nhà tài trợ Aimchess là một trang web phân tích cờ vua thuộc tập đoàn PlayMagnus. Giải có tên US Rapid vì có đến bốn kỳ thủ Mỹ (So, Dominguez, Naroditsky và Liang), một kỳ thủ đang sống ở Mỹ (Quang Liêm), một kỳ thủ có quốc tịch Mỹ (Hansen) và một sắp chuyển liên đoàn sang Mỹ (Aronian), tức gần nửa số kỳ thủ liên quan đến Mỹ.

Vòng bảng

Artemiev lần đầu tiên nhất bảng vòng loại với thành tích bất bại. Người còn lại bất bại là Giri nhưng không lọt vào top 8 vì kém hệ số phụ (thắng ít hơn). Vidit lần thứ năm không lọt vào top 8 và xếp cuối bảng xếp hạng tour đấu vì có số lần dự giải nhiều nhất trong số các kỳ thủ không có điểm tour.

TT Kỳ thủ Elo Thắng Hòa Thua Điểm Đối đầu Ván thắng
1 Nga Vladislav Artemiev 2757 6 9 0 10½
2 Na Uy Magnus Carlsen 2881 6 8 1 10
3 Armenia Levon Aronian 2761 6 7 2 ½ 6
4 Pháp Alireza Firouzja 2696 5 9 1 ½ 5
5 Hoa Kỳ Wesley So 2774 6 6 3 9
6 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2756 4 10 1 9 1
7 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 2775 5 8 3 9 ½
8 Hoa Kỳ Leinier Dominguez 2786 6 4 5 8 ½ 6
9 Hà Lan Anish Giri 2744 1 14 0 8 ½ 1
10 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2817 5 5 5 ½ 5
11 Ấn Độ Vidit Gujrathi 2636 3 9 3 ½ 3
12 Hoa Kỳ Daniel Naroditsky 2639 3 6 5 6 1
13 Việt Nam Lê Quang Liêm 2744 4 4 7 6 0
14 Hà Lan Jorden van Foreest 2563 3 3 9
15 Canada Eric Hansen 2579 1 5 9
16 Hoa Kỳ Awonder Liang 2397 1 3 11
Vòng loại trực tiếp

Với việc vượt qua tứ kết, Artemiev đủ điểm lọt vào top 8 và giành quyền tham dự Tour Finals. Firouzja vì lý do sức khỏe bỏ cuộc trận tranh hạng ba. Carlsen vô địch lần thứ ba để cân bằng số lần thắng giải với So.

Tứ kết Bán kết Chung kết
               
1 Nga Vladislav Artemiev 2 3
8 Hoa Kỳ Leinier Dominguez 2 1
1 Nga Vladislav Artemiev 2 2 2
4 Pháp Alireza Firouzja 2 2 1
5 Hoa Kỳ Wesley So ½ ½
4 Pháp Alireza Firouzja
1 NgaVladislav Artemiev ½
2 Na Uy Magnus Carlsen
3 Armenia Levon Aronian 3 2
6 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 1 2
3 Armenia Levon Aronian 2 1 Tranh huy chương đồng
2 Na Uy Magnus Carlsen 2 3
7 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda ½ ½ 4 Pháp Alireza Firouzja
2 Na Uy Magnus Carlsen 3 Armenia Levon Aronian +

Tour Finals 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Teimour Radjabov, Anish Giri và Magnus Carlsen vào Tour Finals với việc vô địch một giải Chính, trong khi Wesley So, Levon Aronian, Hikaru Nakamura và Vladislav Artemiev có suất nhờ nằm trong top 8. Maxime Vachier-Lagrave thay thế Ian Nepomniachtchi, còn Shakhriyar Mamedyarov và Jan-Krzysztof Duda nhận 2 suất đặc cách. Tất cả các kì thủ, ngoại trừ Duda, bắt đầu giải với số điểm cộng dựa vào bảng xếp hạng tổng thể của Tour.

Carlsen vô địch sớm hai vòng với 28½ điểm sau vòng 7, bỏ xa So thứ nhì tại thời điểm đó 7 điểm. Chung cuộc Radjabov về thứ nhì với điểm thực tế tại giải cao nhất, Aronian hạng ba.

Ký hiệu

      3 điểm       2 điểm

      1 điểm       0 điểm

Kỳ thủ ELO 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Điểm Điểm cộng Điểm tổng
1 Na Uy Magnus Carlsen 2842 X 1 1 1 4 15 16½ 31½
2 Azerbaijan Teimour Radjabov 2747 3 X 3 21 6 27
3 Armenia Levon Aronian 2761 3 X 1 3 3 16 8 24
4 Hoa Kỳ Wesley So 2766 ½ 1 ½ X 2 ½ 3 11 12½ 23½
5 Hoa Kỳ Hikaru Nakamura 2836 ½ 3 4 X 4 3 4 17 4 21
6 Nga Vladislav Artemiev 2755 3 X 14 17½
7 Hà Lan Anish Giri 2712 1 X ½ 9 14½
8 Pháp Maxime Vachier-Lagrave 2773 ½ 4 3 X 11 13½
9 Ba Lan Jan-Krzysztof Duda 2801 ½ 1 ½ X 12 0 12
10 Azerbaijan Shakhriyar Mamedyarov 2727 3 ½ 1 3 X 9 ½

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Leon Watson (3 tháng 1 năm 2021). “Meltwater revealed as new title partner for Champions Chess Tour (Meltwater tiết lộ là đối tác mới của Champions Chess Tour)”. chess24. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021. (tiếng Anh)
  2. ^ Colin McGourty (11 tháng 11 năm 2020). “What's new in the Champions Chess Tour? (Có gì mới ở Champions Chess Tour?)”. chess24. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020. (tiếng Anh)
  3. ^ Article de L'Équipe.
  4. ^ a b Leon Watson (1 tháng 3 năm 2021). 'Thank you very much': David Anton and Anish Giri win chess24 vote to play in next Tour event ('Cảm ơn các bạn rất nhiều': David Anton và Anish Giri thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu chọn kỳ thủ thi đấu giải tiếp theo của Tour)”. chess24. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021. (tiếng Anh)
  5. ^ Site officiel du Magnus Invitationnal Lưu trữ 2020-11-30 tại Wayback Machine.
  6. ^ Ngoài 220 nghìn đô la tiền mặt còn có thêm 100 nghìn đô la trả bằng bitcoin.
  7. ^ Colin McGourty (9 tháng 11 năm 2020). “Liem Quang Le plays the Skilling Open... & Banter Blitz (Lê Quang Liêm thi đấu tại Skilling Open và chơi Banter Blitz)”. chess24. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020. (tiếng Anh)
  8. ^ “Day 3: Carlsen wins prelims (Ngày thứ ba: Carlsen nhất vòng bảng)”. FIDE. 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020. (tiếng Anh)
  9. ^ Leon Watson (26 tháng 11 năm 2020). “New for Premium-only: YOU can vote players back in! (Chỉ dành cho thành viên Premium: BẠN có thể bình chọn các kỳ thủ quay lại)”. chess24. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020. (tiếng Anh)
  10. ^ Colin McGourty (15 tháng 12 năm 2020). “Carlsen, So & Nakamura back for Airthings Masters (Carlsen, So & Nakamura trở lại Airthings Masters)”. chess24. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020. (tiếng Anh)
  11. ^ Rakesh Rao (15 tháng 12 năm 2020). “Harikrishna gets wild card for Airthings Masters (Harikrishna nhận vé đặc cách tham dự Airthings Masters)”. The Hindu. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020. (tiếng Anh)
  12. ^ “Champions Chess Tour - Airthings Masters Preliminaries (Champions Chess Tour - Vòng bảng của Airthings Masters)”. Chess-Results. 28 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  13. ^ Colin McGourty (27 tháng 1 năm 2021). “Magnus Carlsen tops 16-player Opera Euro Rapid line-up (Magnus Carlsen dẫn đầu danh sách 16 kỳ thủ tham dự Opera Euro Rapid)”. chess24. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021. (tiếng Anh)
  14. ^ “Champions Chess Tour - Opera Euro Rapid Preliminaries (Champions Chess Tour - Vòng bảng của Opera Euro Rapid)”. Chess-Results. 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ “Opera Euro Rapid - Knockout (Kết quả vòng loại trực tiếp Opera Euro Rapid)”. chess24. 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2021. (tiếng Anh)
  16. ^ Colin McGourty (9 tháng 3 năm 2021). “Space-themed Magnus Carlsen Invitational returns ('Giải mời Magnus Carlsen quay trở lại)”. chess24. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021. (tiếng Anh)
  17. ^ Colin McGourty (10 tháng 3 năm 2021). “Grandelius & Pichot complete Magnus Carlsen Invitational line-up ('Grandelius và Pichot hoàn thiện danh sách giải mời Magnus Carlsen)”. chess24. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021. (tiếng Anh)
  18. ^ “Meltwater Champions Chess Tour Magnus Carlsen Invitational - Preliminaries (Meltwater Champions Chess Tour - Vòng bảng của Magnus Carlsen Invitational)”. Chess-Results. 15 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ a b “Giri hits top gear to win Magnus Carlsen Invitational (Giri đạt phong độ cao nhất để vô địch Magnus Carlsen Invitational)”. FIDE. 21 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021. (tiếng Anh)
  20. ^ Colin McGourty (16 tháng 4 năm 2021). “Carlsen & co. return for the New in Chess Classic (Carlsen và những người khác trở lại thi đấu giải New in Chess Classic)”. chess24. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021. (tiếng Anh)
  21. ^ “MCCT New In Chess Classic Preliminaries (Kết quả vòng bảng MCCT New In Chess Classic)”. Chess-Results. 27 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  22. ^ Colin McGourty (17 tháng 5 năm 2021). “Carlsen-Nepo as full Top 10 play $320,000 FTX Crypto Cup (Carlsen, Nepomniachtchi cùng đầy đủ top 10 thế giới dự giải FTX Crypto Cup với giải thưởng 320 000 đô la)”. chess24. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021. (tiếng Anh)
  23. ^ “Meltwater Champions Chess Tour - FTX Crypto Cup Preliminaries (Kết quả vòng bảng MCCT FTX Crypto Cup)”. Chess-Results. 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]