Dòng họ Lý Hoa Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dòng họ Lý Hoa Sơn
Quốc giaTriều Tiên
Vùng định cư hiện tạiKumchon
Người sáng lậpLý Long Tường
Trang webhttp://hoasonly.com/

Gia tộc Lý Hoa Sơn (Tiếng Hàn화산 이씨; Hanja花山 李氏, Hoa Sơn Lý thị) là một gia tộc Hàn Quốc có nguồn gốc di cư từ Việt Nam. Tính đến năm 2000, gia tộc Lý Hoa Sơn có 1.775 thành viên.

Nguồn gốc Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Gia tộc Lý Hoa Sơn có nguồn gốc từ hoàng tộc nhà LýĐại Việt. Nguyên tổ của gia tộc được truy về Lý Long Tường, một tôn thất của hoàng tộc nhà Lý. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông và Hiền phi Lê Mỹ Nga, em của vua Lý Cao Tông, chú vua Lý Huệ Tông. Khi Lý Cao Tông lên ngôi, ông được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương.

Năm 1225, Trần Thủ Độ dàn cảnh để nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vị cho chồng là Trần Cảnh, chuyển ngai vàng từ nhà Lý sang nhà Trần. Sau đó, để bảo vệ ngai vàng cho nhà Trần, Trần Thủ Độ đã tiến hành nhiều biện pháp để loại trừ các tôn thất cũ nhà Lý như lấy lấy do kỵ húy để buộc đổi qua họ Nguyễn, đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc. Để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, năm 1226 (tức niên hiệu Kiến Trung thứ hai đời Vua Thái Tông nhà Trần),[1][2] Lý Long Tường, khi đó đang cai quản thủy quân ở Đồ Sơn, đã bí mật về Kinh Bắc, vái lậy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng (nay là đền Đô), tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội.

Lưu vong đến Cao Ly[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào đảo Đài Loan và để lại đây vương tử Lý Long Tường cùng 200 gia thuộc. Trên đường đi tiếp đoàn thuyền bị bão dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hwanghae, trên bờ biển phía tây Cao Ly. Tương truyền rằng trước đó Vua Cao Tông của Cao Ly nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, vì vậy ông lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân.

Tại đây Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi và lập bản quán ở huyện Kumchon, Hwanghae Bắc. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (chiến thuật quân sự, các loại binh pháp, binh khí, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Academy of Korean Studies 화산이씨 花山李氏. Academy of Korean Studies.
  2. ^ JIN Guanglin (ja) (2014). A Comparison of the Korean and Japanese Approaches to Foreign Family Names (PDF). Journal of Cultural Interaction in East Asia Vol.5 Society for Cultural Interaction in East Asia.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)p22

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]