Bước tới nội dung

Dầu đậu nành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Dầu đậu tương)
Dầu đậu nành
Các chai dầu đậu nành
Các định danh
Số đăng ký CAS
DrugBank
Định danh thành phần duy nhất
ECHA InfoCard100.029.340

Dầu đậu nành hay dầu đậu tương (tiếng Anh: soybean oil, soyabean oil) là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt của cây đậu tương/đậu nành (Glycine max). Đây là một trong những loại dầu ăn phổ dụng nhất thế giới và là loại dầu thực vật phổ biến thứ hai toàn cầu.[1] Trong công nghiệp, dầu đậu nành còn được dùng làm nền cho mựcsơn dầu.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Dầu đậu nành chỉ chứa một lượng nhỏ acid cacboxylic béo (khoảng 0,3% khối lượng trong dầu thô và 0,03% trong dầu tinh chế).[2] Thay vào đó, nó chứa este. Sau đây, các thuật ngữ "acid béo" và "acid" là đề cập đến este chứ không phải acid cacboxylic.

Trong 100 g dầu đậu nành có 16 g chất béo bão hòa, 23 g chất béo không bão hòa đơn và 58 g chất béo không bão hòa đa.[3][4] Các acid béo không bão hòa đa chính trong dầu đậu nành là acid α-linolenic (C-18:3), chiếm 7-10%, và acid linoleic (C-18:2), chiếm 51%; cùng với acid béo không bão hòa đơn là acid oleic (C-18:1), chiếm 23%.[5] Dầu đậu nành còn chứa các acid béo bão hòa là acid stearic (C-18:0), 4% và acid palmitic (C-16:0), 10%.

Tỷ lệ cao hàm lượng acid béo không bão hòa đa dễ bị oxy hóa chính là mặt hạn chế của dầu đậu nành cho một số mục đích sử dụng nhất định, chẳng hạn như khi dùng làm dầu ăn. Ba công ty gồm Monsanto, DuPont/Bunge Global và Asoyia vào năm 2004 đã giới thiệu loại dầu đậu nành chứa hàm lượng linolenic thấp, tên thương mại là Roundup Ready. Kỹ thuật hydro hóa dầu ăn cũng có thể được sử dụng để giảm độ không bão hòa trong acid linolenic. Sản phẩm thu được từ quá trình này được gọi là dầu đậu nành hydro hóa. Nếu quá trình hydro hóa chỉ diễn ra một phần thì dầu có thể chứa một lượng nhỏ chất béo trans.

Chất béo trans cũng thường được đưa vào trong quá trình khử mùi dầu thông thường, mà theo một đánh giá vào năm 2005 thì hàm lượng chất béo trans chiếm 0,4 đến 2,1% trong dầu đã khử mùi.[6][7][8]

Sản lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu nành/Đậu tương được người Trung Quốc trồng từ cuối đời nhà Thương, khoảng năm 1000 trước Công nguyên.[9] Sách Kinh Thi có một số thi phẩm nhắc đến đậu nành.[10] Ngày nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất dầu đậu nành nhiều nhất toàn cầu.

Nước Sản lượng năm 2019
(tấn)
1  Trung Quốc 15.998.400
2  Hoa Kỳ 11.290.000
3  Brasil 11.263.345
4  Argentina 8.081.200
5  Ấn Độ 1.438.200
6  México 874.503
7  Paraguay 704.200
8  Nga 741.173
9  Ai Cập 653.400
10  Hà Lan 635.200
Source : FAOSTAT

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Global vegetable oil consumption, 2019/20”.
  2. ^ Rukunudin IH (1998). “A Modified Method for Determining Free Fatty Acidsfrom Small Soybean Oil Sample Sizes”. Journal of the American Oil Chemists' Society. 75 (5): 563–568. doi:10.1007/s11746-998-0066-z. S2CID 33242242.
  3. ^ Poth U (2001). “Drying Oils and Related Products”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. doi:10.1002/14356007.a09_055. ISBN 3527306730.
  4. ^ “Oil, soybean, salad or cooking Nutrition Facts & Calories”. www.nutritiondata.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ Ivanov DS, Lević JD, Sredanović SA (2010). “Fatty acid composition of various soybean products”. Journal of the Institute for Food Technology in Novi Sad. 37 (2): 65–70. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ Azizian H, Kramer JK (tháng 8 năm 2005). “A rapid method for the quantification of fatty acids in fats and oils with emphasis on trans fatty acids using Fourier Transform near infrared spectroscopy (FT-NIR)”. Lipids. 40 (8): 855–867. doi:10.1007/s11745-005-1448-3. PMID 16296405. S2CID 4062268.
  7. ^ “Chapter 5 : Processing and refining edible oils”. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Johnson LA, White PJ, Galloway R (2008). Soybeans : chemistry, production, processing, and utilization. Urbana, IL: AOCS Press. ISBN 978-0-12-804352-3. OCLC 491265615.
  9. ^ Li, Hui-lin (1983). “The Domestication of Plants in China: Ecogeographical Considerations”. Trong Keightley, David N. (biên tập). The Origins of Chinese Civilization. Berkeley: University of California Press. tr. 29–38. ISBN 0-520-04229-8.
  10. ^ Hymowitz, T. (1970). “On the domestication of the soybean”. Economic Botany. 24: 408–421. doi:10.1007/BF02860745.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]