Dia (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dia
Khám phá
Khám phá bởiScott S. Sheppard
David C. Jewitt
Yanga R. Fernández
Eugene A. Magnier
Nơi khám pháĐài quan sát Mauna Kea
Ngày phát hiện5 tháng 12 năm 2000
11 tháng 9 năm 2012 (khám phá lại)
Tên định danh
Tên định danh
Jupiter LIII
Phiên âm/ˈd.ə/[1]
Đặt tên theo
Δῖα Dīa
S/2000 J 11
Tính từDian /ˈd.ən/
Đặc trưng quỹ đạo[2]
12118000 km
Độ lệch tâm0,211
+287,0 ngày
169,9°
Độ nghiêng quỹ đạo28,23°
290,9°
178,0°
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómNhóm Himalia
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
4 km
22,4

Dia (/ˈd.ə/), được biết đến với cái tên Jupiter LIII, là vệ tinh dị hình thứ hai tính từ ngoài vào của Sao Mộc, chuyển động cùng chiều với sao Mộc. Từng tạm thời được biết đến với tên S/2000 J 11, nó được đặt cho cái tên Dia vào ngày 7 tháng 3 năm 2015.[3] Vệ tinh này được đặt tên theo Dia, con gái của Deioneus (hay Eioneus), vợ của Ixion. Theo Homer, Dia bị quyến rũ bởi Zeus trong hình hài một con ngựa đực; Pirithous là nguồn gốc của sự việc.

Vệ tinh này là vệ tinh nhỏ duy nhất được biết đến trong nhóm vệ tinh Himalia.[4]

Người ta cho rằng Dia có đường kính khoảng 4 km.[5] Nó có quỹ đạo quay xung quanh Sao Mộc với khoảng cách trung bình khoảng 12 triệu km trong 274 ngày, với độ nghiêng quỹ đạo là 28° (so với đường xích đạo của Sao Mộc), và có độ lệch tâm quỹ đạo là 0,21.[6]

Lịch sử quan sát[sửa | sửa mã nguồn]

Diađược chụp bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii vào tháng 12 năm 2001. Trong khung hình thứ hai, không nhìn thấy Dia do ánh sáng chói của Sao Mộc làm giảm độ sáng tương đối của các ngôi sao.

Dia được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii được phụ trách bởi Scott S. Sheppard vào năm 2000 trong quá trình quan sát kéo dài 26 ngày.[7][8]

Sau cuộc quan sát đó thì họ không còn thực hiện thêm lần nào nữa, và Dia đã không được quan sát hơn một thập kỉ sau năm 2000. Sự biến mất này khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng vệ tinh đã mất tích.[9] Một giả thuyết cho rằng nó đã va chạm với Himalia, tạo ra một vòng mỏng xung quanh Sao Mộc.[10] Tuy nhiên, nó cuối cùng cũng được phát hiện lại trong các cuộc quan sát được tiến hành vào năm 2010 và 2011.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ S.S. Sheppard (2019), Moons of Jupiter, Carnegie Science, on line
  3. ^ CBET (Central Bureau Electronic Telegram) 4075: 20150307: Satellites of Jupiter, ngày 7 tháng 3 năm 2015
  4. ^ Sheppard, S. S.; Jewitt, D. C.; An abundant population of small irregular satellites around Jupiter Lưu trữ 2006-08-13 tại Wayback Machine, Nature, 423 (May 2003), pp. 261–263
  5. ^ Sheppard, S. S.; Jewitt, D. C.; Porco, C.; Jupiter's outer satellites and Trojans Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine, in Jupiter: The planet, satellites and magnetosphere, edited by Fran Bagenal, Timothy E. Dowling, William B. McKinnon, Cambridge Planetary Science, Vol. 1, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 0-521-81808-7, 2004, pp. 263-280
  6. ^ a b Williams, Gareth V. (ngày 11 tháng 9 năm 2012). “MPEC 2012-R22: S/2000 J 11”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ Daniel W. E. Green (ngày 5 tháng 1 năm 2001). “IAUC 7555: Satellites of Jupiter”. International Astronomical Union.
  8. ^ Brian G. Marsden (ngày 15 tháng 1 năm 2001). “MPEC 2001-A29: S/2000 J 7, S/2000 J 8, S/2000 J 9, S/2000 J 10, S/2000 J 11”. International Astronomical Union Minor Planet Center.
  9. ^ “FAQ: Why don't you have Jovian satellite S/2000 J11 in your system?”. JPL Solar System Dynamics. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ "Lunar marriage may have given Jupiter a ring", New Scientist, ngày 20 tháng 3 năm 2010, p. 16.(subscription required)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]