Iocaste (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Iocaste
Iocaste được chụp bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii vào tháng 12 năm 2001
Khám phá
Khám phá bởiScott S. Sheppard
David C. Jewitt
Yanga R. Fernandez
Eugene A. Magnier
Ngày phát hiện23 tháng 11 năm 2000 [1]
Tên định danh
Jupiter XXIV
Đặc trưng quỹ đạo
Cận điểm quỹ đạo16.696.393 km (0.111 608 AU)
Viễn điểm quỹ đạo25.847.607 km (0.172 780 AU)
Bán kính quỹ đạo trung bình
21.272.000 km (0.142 194 AU)
Độ lệch tâm0,2874
Vệ tinh củaSao Mộc
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
2,6 km
84,95 km² (0,082 Trái Đất)
Thể tích74 km³ (6,8×10-11 Trái Đất)
Khối lượng1,9483×1014 kg (3,26×10-11 Trái Đất)
Mật độ trung bình
2,6 g/cm³
0,002 m/s2 (0,0002 g)
11 km/h[1]

Iocaste (/ˈkæst/ eye-o-KAS-teeeye-o-KAS-tee; tiếng Hy Lạp: Ιοκάστη), còn được gọi là Jupiter XXIV, là một vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc. Nó được khám phá bởi một đội các nhà thiên văn từ Đại học Hawaii dẫn đầu bởi Scott S. Sheppard vào năm 2000, và lúc đó tạm thời được đặt ký hiệu là S/2000 J 3.[2][3]

Iocaste quay quanh Sao Mộc với một khoảng cách trung bình là 20,723 triệu kilomet trong 609,427 ngày, ở một độ nghiêng quỹ đạo là 147° tính tới hoàng đạo (146° tính tới xích đạo Sao Mộc) với một độ lệch tâm là 0,2874.

Vào tháng 10 năm 2002 nó được đặt tên theo nữ thần Jocasta,[4] mẹ/vợ của thần Oedipus trong Thần thoại Hy Lạp.

Iocaste thuộc về nhóm Ananke, được tin là tàn dư của một thiên thạch nhật tâm bị bắt giữ đã bị va chạm và nổ tung.[5][6]

Vệ tinh này có đường kính khoảng 5 kilomet[7] và có màu xám (chỉ mục màu B−V=0.63, R−V=0.36), tương tự như các thiên thạch loại C.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Iocaste: By the Numbers”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ Daniel W. E. Green (ngày 5 tháng 1 năm 2001). “Satellites of Jupiter”. International Astronomical Union Central Bureau for Astronomical Telegrams.
  3. ^ Brian G. Marsden (ngày 5 tháng 1 năm 2001). “S/2000 J 2, S/2000 J 3, S/2000 J 4, S/2000 J 5, S/2000 J 6”. International Astronomical Union Minor Planet Center.
  4. ^ Daniel W. E. Green (ngày 22 tháng 10 năm 2002). “Comet P/2002 T5 (Linear)”. International Astronomical Union Central Bureau for Astronomical Telegrams.
  5. ^ Sheppard, S. S.; Jewitt, D. C.; "An Abundant Population of Small Irregular Satellites Around Jupiter" Lưu trữ 2006-08-13 tại Wayback Machine, Nature, Vol. 423 (May 2003), pp. 261–263
  6. ^ Nesvorný, D.; Alvarellos, J. L. A.; Dones, L.; and Levison, H. F.; "Orbital and Collisional Evolution of the Irregular Satellites", The Astronomical Journal, Vol. 126 (2003), pp. 398–429 Lưu trữ 2020-01-26 tại Wayback Machine
  7. ^ Sheppard, S. S.; Jewitt, D. C.; Porco, C. C.; "Jupiter's Outer Satellites and Trojans" Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine, in Jupiter: The Planet, Satellites and Magnetosphere, edited by Fran Bagenal, Timothy E. Dowling, and William B. McKinnon, Cambridge Planetary Science, Vol. 1, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 0-521-81808-7, 2004, pp. 263–280
  8. ^ Grav, T.; Holman, M. J.; Gladman, B. J.; and Aksnes, K.; "Photometric survey of the irregular satellites", Icarus, Vol. 166 (2003), pp. 33–45

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]