Bước tới nội dung

Hươu đốm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hươu đốm
Đực
Cái
Cả hai tại vườn quốc gia Kanha tại Madhya Pradesh
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Họ: Cervidae
Phân họ: Cervinae
Chi: Axis
Loài:
A. axis
Danh pháp hai phần
Axis axis
(Erxleben, 1777)
Phân bố (2011)[1]
Các đồng nghĩa[2][3]
Danh sách
  • Axis major Hodgson, 1842
  • A. minor Hodgson, 1842
  • Cervus axis ceylonensis (J. B. Fischer, 1829)
  • C. a. indicus (J. B. Fischer, 1829)
  • C. a. maculatus (Kerr, 1792)
  • C. a. zeylanicus (Lydekker, 1905)
  • C. nudipalpebra (Ogilby, 1831)
  • Rusa axis zeylanicus (Lydekker, 1905)

Hươu đốm (Axis axis) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Erxleben mô tả năm 1777. Loài này được tìm thấy phổ biến ở các khu vực có nhiều cây của Sri Lanka, Nepal, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, và một quần thể nhỏ ở Pakistan. Loài này có nhiều tên gọi ở Ấn Độ, trong đó có: Chital horin trong tiếng Bengal, Thith Muwa trong tiếng Sinhalese, Jinke ở Kannada, Pulli Maan trong tiếng Tamil và Malayalam, Duppi trong tiếng Telugu, Phutuki Horin trong tiếng Assamese, Haran/Harin trong tiếng Marath, và Hiran trong tiếng Hindi/Urdu (hai tên sau cùng có gốc từ Harini, cùng nguồn gốc tiếng Phạn cho nghĩa 'hươu'). Nó là loài hươu phổ biến nhất trong các khu rừng Ấn Độ. Chital tên xuất phát từ tiếng Bengali Chitral (চিত্রল)/Chitra (চিত্রা), nghĩa là "đốm". Loài hươu này là loài trong chi đơn loài Axis, nhưng chi này cũng đã từng bao gồm 3 loài nay được đặt trong chi Hyelaphus dựa trên bằng chứng gene.[4][5] Con đực cao từ 90 cm (35 in) tại vai, với tổng chiều dài 170 cm (67 in), bao gồm đuôi dài 20 cm (7,9 in). Con đực nặng khoảng 30 đến 75 kg (66 đến 165 lb), và hơi lớn hơn con cái, nặng 25 đến 45 kg (55 đến 99 lb).[6] Các con đực lớn ngoại cỡ có thể nặng 98 đến 110 kg (216 đến 243 lb).[7] Tuổi thọ khoảng 8-14 năm.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Duckworth, J.W.; Kumar, N.S.; Anwarul Islam, M.; Sagar Baral, H.; Timmins, R. (2015). Axis axis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T41783A22158006. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T41783A22158006.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Srinivasulu, C.; Srinivasulu, B. (2012). South Asian Mammals: their Diversity, Distribution, and Status. New York: Springer. tr. 357–358. ISBN 978-1-4614-3449-8.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MSW3
  4. ^ Pitra, C; Fickel, J; Meijaard, E; Groves, PC (2004). “Evolution and phylogeny of old world deer” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 33 (3): 880–95. doi:10.1016/j.ympev.2004.07.013. PMID 15522810. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ Groves, Colin (2006). “The genus Cervus in eastern Eurasia” (PDF). European Journal of Wildlife Research. 52: 14–22. doi:10.1007/s10344-005-0011-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ Axis Deer (Cervus axis) Lưu trữ 2017-12-31 tại Wayback Machine. Nsrl.ttu.edu. Truy cập 2012-08-23.
  7. ^ Preliminary study of the behavior and ecology of axis deer on Maui, Hawaii Lưu trữ 2023-08-16 tại Wayback Machine. Hear.org. Truy cập 2012-08-23.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. How rare are the Piebald Deer? Muskethunting.com