Bước tới nội dung

Hòn Nghệ

Hòn Nghệ
Xã Hòn Nghệ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long (Vịnh Thái Lan)
TỉnhKiên Giang
HuyệnKiên Lương
Địa lý
Tọa độ: 10°01′39″B 104°33′11″Đ / 10,027486°B 104,553103°Đ / 10.027486; 104.553103
MapBản đồ xã Hòn Nghệ
Hòn Nghệ trên bản đồ Việt Nam
Hòn Nghệ
Hòn Nghệ
Vị trí xã Hòn Nghệ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,47 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng2.434 người[1]
Mật độ701 người/km²
Khác
Mã hành chính30814[2]

Hòn Nghệ hay còn gọi là Hòn Minh Hoà, là một thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.[3][4]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hòn Nghệ có diện tích 3,47 km², dân số năm 2020 là 2.434 người[1], mật độ dân số đạt 701 người/km².

Hòn Nghệ là một đảo nhỏ trên vịnh Thái Lan ngoài khơi Kiên Giang. Ở phía nam có đảo nhỏ là Hòn Dung 10°00′37″B 104°32′45″Đ / 10,010212°B 104,5459°Đ / 10.010212; 104.5459.

Xã Hòn Nghệ bao gồm nhóm đảo trong vịnh Thái Lan, trong đó đảo lớn nhất là đảo Hòn Nghệ.

Đảo cách mũi Hòn Chông khoảng 15 km về phía Tây Nam. Cách quần đảo Bà Lụa 8 km về phía Đông Nam. Cách Rạch Giá 60 km. Đảo có hình bầu dục, chiều dài 2,5 km, rộng 1,6 km, chu vi 7,5 km, diện tích 3,8 km². Đỉnh cao nhất đảo 338 m. Đảo được cấu tạo thành từ đá sa thạch xen lẫn đá vôi karst, phía Bắc của đảo có đá vôi loại tốt dùng để sản xuất xi măng trắng.

Dân cư trên đảo tập trung chính ở ven bờ biển, kinh tế chủ yếu là nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hòn Nghệ được chia thành 2 ấp: Bãi Chướng, Bãi Nam.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức gọi Hòn Nghệ là Uất Kim Dữ, chu vi 20 dặm ở về phía Nam của trấn Hà Tiên. Đảo hòn Nghệ được người Pháp gọi là Pôlô-Tekere.

Trước đây, xã Hòn Nghệ thuộc huyện Kiên Hải.

Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2000/NĐ-CP[6]. Theo đó, chuyển xã Hòn Nghệ về huyện Kiên Lương quản lý.

Phần nội địa của đảo vẫn còn hoang sơ, tập trung nhiều loại động vật phong phú như chim, sóc, kỳ đà...

Địa điểm nổi bật trên đảo:

  • Miếu Bà Chúa Xứ và miếu Vinh ông Nam Hải tại bãi Chướng, có trưng bày xương cá ông.
  • Chùa Linh Sơn cổ tự, có tượng Phật Bà Nam Hải cao 20m.
  • Hang vua Gia Long.

Tàu từ Ba Hòn (Kiên Lương) ra hòn Nghệ mỗi ngày có một chuyến: sáng 8g khởi hành từ hòn Nghệ ra Ba Hòn và quay trở về hòn Nghệ lúc 12g.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  4. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48- 41D & 42C. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  5. ^ “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. 28 tháng 7 năm 2014.
  6. ^ “Nghị định 33/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Hải và huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]