Bước tới nội dung

Hồng Trúc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồng Trúc
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Hồng Trúc
Ngày sinh
26 tháng 6, 1964 (60 tuổi)
Nơi sinh
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpCa sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1997–nay
Dòng nhạcNhạc vàng
Hãng đĩaCa Dao, Phượng Hoàng
Hợp tác vớiChung Tử Lưu
Trường Vũ
Ca khúcCho người vào cuộc chiến
Tình cố đô
Nắng đẹp miền Nam

Hồng Trúc (sinh năm 1964) là một ca sĩ hải ngoại nổi danh với dòng nhạc vàngnhạc trữ tình.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng Trúc, tên thật là Nguyễn Thị Hồng Trúc, sinh năm 1964 tại Sài Gòn, quê gốc tại Huế. Cô được biết đến như là học trò ưu tú của cố ca nhạc sĩ Duy Khánh và không ai có thể hiểu tiếng hát Hồng Trúc hơn thầy Duy Khánh.

Năm 1985, cô vượt biên sang Hoa Kỳ định cư tại thành phố Houston, Texas. Trong thời gian này, cô thường nghe nhạc của các ca sĩ hải ngoại như Giao Linh, Hoàng Oanh, Phương Dung, Hương Lan,... Sau khi đạt giải nhất trong một cuộc thi tiếng hát karaoke tại tiểu bang California vào năm 1995, hai năm sau cô cộng tác với trung tâm Ca Dao của ca sĩ Chung Tử Lưu. Thời gian này cô bắt đầu theo học nhạc lý với ca nhạc sĩ Duy Khánh.[1]

Trong sự nghiệp ca hát của mình, cô chỉ hát cho hai trung tâm là Ca DaoPhượng Hoàng dù vài lần ca nhạc sĩ Duy Khánh muốn giới thiệu cô đến trung tâm lớn hơn nhưng cô đã từ chối. Trời phú cho cô chất giọng rung ngân rất đặc biệt nên mỗi khi cô cất tiếng hát thì không thể lẫn với bất kỳ ca sĩ nào, mỗi bài hát cô thể hiện đều dạt dào cảm xúc như đưa người nghe quay về với những hoài niệm xa xưa. Nhiều người có nhận xét giọng hát của cô có sự pha trộn giữa cách luyến láy của ca sĩ Hoàng Oanh và nét ngọt ngào của ca sĩ Hương Lan bởi hai ca sĩ này là thần tượng âm nhạc của cô, ngoài ra cô còn là nữ ca sĩ có chất giọng trầm buồn rất riêng. Nhưng có người lại không hiểu được tiếng hát của cô nên đã nhận xét giọng cô có nét giống ca sĩ Giao Linh, Lưu HồngThiên Trang như trong bài viết chú thích này.[1]

Khi trên đỉnh cao sự nghiệp, cô đã chọn cách lui về cuộc sống gia đình. Sau này, cô ít khi xuất hiện trong băng đĩa nhạc mà chỉ xuất hiện trong các sân khấu góp vui, từ thiện và làm một nha sĩHouston, Texas.[2][3]. Dù hiếm khi xuất hiện và chưa từng đứng trên sân khấu lớn nhưng những bản nhạc cô hát cho trung tâm Ca Dao vẫn phủ sóng trên các kênh nhạc vàng và được sự quan tâm đón nhận từ nhiều khán thính giả yêu mến dòng nhạc xưa. Cho đến năm 2019 nhận lời mời từ Quang Lập, cô về Việt Nam sau hơn 30 năm định cư ở Hoa Kỳ và trình diễn một số bài hát trên kênh Giọng ca để đời.[4][1]

Băng đĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Ca Dao

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Mã đĩa Tên album Chung với
1997 CDCD24 Đêm nguyện cầu Trường Vũ, Chung Tử Lưu
1998 CDCD25 Năm cụm núi quê hương Phi Nhung, Trường Vũ
CDCD28 Buồn trong kỷ niệm Trường Vũ
CDCD26 Chuyện ông đồ già Chung Tử Lưu, Phi Nhung
CDCD29 Tám nẻo đường thành
CDCD32 Túy ca Trường Vũ
CDCD34 Nhớ một người Trường Vũ
CDCD35 Hồng Trúc tuyệt phẩm 2 : Cho người vào cuộc chiến
1999 CDCD41 Ca Dao Nonstop Chachacha
CDCD43 Những chuyến xe trong cuộc đời Phi Nhung, Trường Vũ
CDCD44 Phiên khúc chiều mưa Phi Nhung, Lâm Gia Minh
CDCD50 Vọng về tim Trường Vũ
CDCD51 Hình ảnh người em không đợi Trường Vũ
CDCD45 Chiều thương đô thị Lâm Gia Minh
CDCD84 Lạnh trọn đêm mưa Lâm Gia Minh
CDCD89 Cho người tình nhỏ Trường Vũ
CDCD90 Dang dở - Lối thu xưa Trường Vũ, Quang Lê
CDCD99 Xin tròn tuổi loạn Trường Vũ, Lâm Gia Minh

Trung tâm Ca Dao

[sửa | sửa mã nguồn]
Mã đĩa Tên album
CDCD29 Hồng Trúc Tám nẻo đường thành
CDCD35 Hồng Trúc Tuyệt phẩm 2 Cho người vào cuộc chiến
CDCD37 Hồng Trúc 3 Thương về vùng hỏa tuyến
CDCD45 Hồng Trúc 4 Đôi bóng
CDCD60 Hồng Trúc 5 Căn nhà ngoại ô
CDCD63 Hồng Trúc 6 Xin trả tôi về
CDCD83 Hồng Trúc 7 Cay đắng bờ môi
CDCD106 Hồng Trúc 8 Nắng đẹp miền Nam
CDCD112 Hồng Trúc 9 Tâm sự đời tôi
CDCD113 Hồng Trúc 10 Như lúa đơm hoa
CDCD114 Hồng Trúc 11 Những bài tình ca mùa đông
CDCD115 Hồng Trúc 12 Quê mẹ
CDCD116 Hồng Trúc 13 Rừng lá thấp
CDCD117 Hồng Trúc 14 Kể chuyện trong đêm
CDCD118 Hồng Trúc 15 Tình cố đô

Trung tâm Phượng Hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Mã đĩa Tên album Chung với
2000 PHCD82 Chỉ có bạn bè thôi Trường Vũ
2000 PHCD84 Tình ca lính 4 : Tình Anh Lính Chiến Phi Nhung, Trường Vũ
2000 PHCD87 Tình ca lính 6 : Ngày trở về Trường Vũ
2000 PHCD88 Xa người mình yêu Trường Vũ

Trung tâm khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn Nghệ Việt Nam CD 2 - Đoản Xuân Ca (2000) (V.A.)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Đông Kha (27 tháng 5 năm 2021). “Nhìn lại sự nghiệp ngắn ngủi của những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng một thời – P1: Lưu Hồng, Hồng Trúc, Phương Diễm Hạnh”. nhacxua.vn.
  2. ^ Minh Vương. “Ca sĩ Hồng Trúc hát bài Xuân đến con về”. YouTube.
  3. ^ Minh Vương. “Ca sĩ Hồng Trúc hát bài Hãy quên anh của Phương Kim”. YouTube.
  4. ^ Giọng Ca Để Đời (4 tháng 8 năm 2019). “Chuyến Đi Về Sáng - Hồng Trúc”.