I-176 (tàu ngầm Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu ngầm I-176
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi I-176
Đặt hàng 1939
Xưởng đóng tàu Xưởng vũ khí Hải quân Kure, Hiroshima
Đặt lườn 22 tháng 6, 1940 (như Tàu ngầm số 154)
Hạ thủy 7 tháng 6, 1941
Nhập biên chế 4 tháng 8, 1942
Đổi tên I-176, 20 tháng 5, 1942
Số phận Bị các tàu khu trục Hoa Kỳ đánh chìm tại vùng biển Papua New Guinea, 16 tháng 5, 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm lớp Kaidai (Kiểu VII)
Trọng tải choán nước
  • 1.833 tấn Anh (1.862 t) (nổi)
  • 2.606 tấn Anh (2.648 t) (ngầm)
Chiều dài 105,5 m (346 ft 2 in)
Sườn ngang 8,25 m (27 ft 1 in)
Mớn nước 4,6 m (15 ft 1 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 8.000 nmi (15.000 km) ở tốc độ 16 kn (30 km/h; 18 mph) (nổi) [1]
  • 50 nmi (93 km) ở tốc độ 5 kn (9,3 km/h; 5,8 mph) (ngầm) [1]
Độ sâu thử nghiệm 80 m (260 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 86 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

I-176 (nguyên là tàu ngầm số 154, rồi I-76 cho đến ngày 20 tháng 5, 1942) là một tàu ngầm tuần dương Lớp Kaidai thuộc phân lớp Kaidai VII, nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1942. Nó đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, với thành tích nổi bật nhất là gây hư hại cho tàu tuần dương hạng nặng USS Chester vào tháng 10, 1942 và đánh chìm tàu ngầm USS Corvina vào tháng 11, 1943, trở thành tàu ngầm Nhật Bản duy nhất đã đánh chìm một tàu ngầm Hoa Kỳ. I-176 bị các tàu khu trục Franks (DD-554), Haggard (DD-555)Johnston (DD-557) đánh chìm tại vùng biển Papua New Guinea vào tháng 5, 1944.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Phân lớp tàu ngầm Kaidai VII là phiên bản tàu ngầm tấn công tầm trung được phát triển dựa trên phân lớp Kaidai VI. Chúng có trọng lượng choán nước 1.862 tấn (1.833 tấn Anh) khi nổi và 2.648 tấn (2.606 tấn Anh) khi lặn, lườn tàu có chiều dài 105,5 m (346 ft 2 in), mạn tàu rộng 8,25 m (27 ft 1 in) và mớn nước sâu 4,6 m (15 ft 1 in). Con tàu có thể lặn sâu 80 m (262 ft) và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 86 sĩ quan và thủy thủ.[2]

Chiếc tàu ngầm trang bị hai động cơ diesel Kampon Mk.1A Model 8 hai thì công suất 4.000 mã lực phanh (2.983 kW), mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện 900 mã lực (671 kW).Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 23 hải lý trên giờ (43 km/h; 26 mph) khi nổi[1] và 8 hải lý trên giờ (15 km/h; 9,2 mph) khi lặn.[1] Khi Kaidai VII di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động 8.000 hải lý (15.000 km; 9.200 mi) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h; 18 mph),[1] và có thể lặn xa 50 nmi (93 km; 58 mi) ở tốc độ 5 hải lý trên giờ (9,3 km/h; 5,8 mph).[1][3]

Lớp Kaidai VII có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), tất cả đều được bố trí trước mũi, và mang tổng cộng 12 ngư lôi. Vũ khi trên boong tàu thoạt tiên dự định bao gồm hai khẩu pháo phòng không 25 mm (1,0 in) Kiểu 96 nòng đôi, nhưng sau đó một hải pháo 12 cm (4,7 in) chống hạm thay chỗ cho một khẩu đội 25mm.[4]

Chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Được đặt hàng trong khuôn khổ Chương trình Vũ trang Hải quân Bổ sung thứ tư năm 1939, nhưng nó chỉ được đặt lườn như Tàu ngầm số 154 tại Xưởng vũ khí Hải quân KureHiroshima vào ngày 22 tháng 6, 1940.[5][6] Nó được đổi tên thành I-76 trước khi được hạ thủy vào ngày 7 tháng 6, 1941,[5][6] rồi lại đổi tên thành I-176 vào ngày 20 tháng 5, 1942[7][5][6] và nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 4 tháng 8, 1942.[5][6]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, I-176 được gửi đến khu vực Truk vào tháng 9, 1942. [6] Đội đặc nhiệm tàu sân bay Hoa Kỳ USS Hornet bị phát hiện ngoài khơi quần đảo Solomon vào ngày 13 tháng 10. Các tàu ngầm Nhật Bản trong khu vực, kể cả I-176, được huy động hướng lên phía Bắc để tấn công, nhưng chỉ có I-176 bắt gặp mục tiêu và tấn công.[6][8] Vào ngày 20 tháng 10, nó phát hiện một bộ phận của Lực lượng Đặc nhiệm 64 đang di chuyển giữa Espiritu SantoSan Cristobal,[6] và đến 21 giờ 15 phút đã phóng hai quả ngư lôi tấn công, đánh trúng tàu tuần dương hạng nặng USS Chester (CA-27) tại tọa độ 13°31′N 163°17′Đ / 13,517°N 163,283°Đ / -13.517; 163.283, khoảng 120 mi (190 km) về phía Đông Nam San Cristobal (nay là đảo Makira).[6][9] Chester bị hư hại nặng, khiến 11 người tử trận và 12 người khác bị thương, nhưng vẫn di chuyển bằng chính động lực của nó, và về đến Espiritu Santo vào ngày 20 tháng 10. Chiếc tàu tuần dương quay trở về Sydney, Australia để sửa chữa tạm thời trước khi về đến Norfolk, Virginia, Hoa Kỳ, và được sửa chữa cho đến tháng 9, 1943.[10]

Tàu ngầm USS Corvina, bị I-176 đánh chìm ngày 16 tháng 11, 1943

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Jentschura 1976, tr. 172
  2. ^ Carpenter & Polmar 1986, tr. 105
  3. ^ Chesneau 1980, tr. 199
  4. ^ Bagnasco 1977, tr. 183, 186
  5. ^ a b c d “I-176 ex. I-76 ex No-154”. ijnsubsite.com. 9 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ a b c d e f g h Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2 tháng 9 năm 2015). “IJN Submarine I-176: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ Carpenter & Polmar 1986.
  8. ^ Boyd & Yoshida 2002, tr. 102.
  9. ^ Cressman 2000, tr. 124.
  10. ^ “Chester II (CA-27)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy – Naval Historical Center. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
  • Boyd, Carl; Yoshida, Akihito (2002). The Japanese Submarine Force and World War II. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-015-0.
  • Carpenter, Dorr B. & Polmar, Norman (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
  • Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  • Cressman, Robert (2000). The official chronology of the U.S. Navy in World War II. Naval Institute Press.
  • Heden, Karl E. (2006). Sunken Ships World War II. Branden Books. ISBN 0-8283-2118-3.
  • Holmes, W.J. (1998). Double-Edged Secrets: U. S. Naval Intelligence Operations in the Pacific During World War II. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-324-9.
  • Hoyt, Edwin Palmer (1982). Guadalcanal. Stein and Day. ISBN 0-8128-2735-X.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-893-X.
  • Jones, David; Nunan, Peter (2004). U.S. subs down under: Brisbane, 1942–1945. Naval Institute Press. ISBN 1-59114-644-5.
  • Roscoe, Theodore (1953). United States destroyer operations in World War II. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-726-7.
  • Smith, Peter C. (2008). Midway: Dauntless Victory: Fresh Perspectives on America's Seminal Naval Victory of World War II. Pen & Sword Maritime.
  • Stern, Robert C. (2007). The hunter hunted: submarine versus submarine : encounters from World War I to the present. Naval Institute Press. ISBN 978-1-59114-379-6.
  • Stille, Mark; Bryan, Tony (2007). Imperial Japanese Navy Submarines 1941–45. Osprey Publishing. ISBN 978-1-84603-090-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]