I-67 (tàu ngầm Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu chị em I-65, một chiếc phân lớp Kaidai V tiêu biển
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi I-67
Xưởng đóng tàu Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Kobe
Đặt lườn 14 tháng 10, 1929
Hạ thủy 7 tháng 4, 1931
Hoàn thành 8 tháng 8, 1932
Nhập biên chế 8 tháng 8, 1932
Xuất biên chế 1 tháng 12, 1937
Tái biên chế 15 tháng 11, 1939
Số phận Đắm do tai nạn ngoài khơi Minami Tori-shima, 29 tháng 8, 1940
Xóa đăng bạ 1 tháng 11, 1940
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm lớp Kaidai (Kiểu V)
Trọng tải choán nước
  • 1.705 tấn Anh (1.732 t) (nổi)
  • 2.330 tấn Anh (2.367 t) (ngầm)
Chiều dài 97,7 m (320 ft 6 in)
Sườn ngang 8,2 m (26 ft 11 in)
Mớn nước 4,7 m (15 ft 5 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 10.800 nmi (20.000 km) ở tốc độ 10 kn (19 km/h; 12 mph) (nổi)
  • 60 nmi (110 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm)
Độ sâu thử nghiệm 70 m (230 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 75 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

I-67 là một tàu ngầm tuần dương Lớp Kaidai thuộc phân lớp Kaidai V nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932. Nó bị mất do tai nạn trong một cuộc tập trận ngoài khơi Minami Tori-shima vào ngày 29 tháng 8, 1940.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Phân lớp tàu ngầm Kaidai V là phiên bản được cải tiến từ phân lớp Kaidai IV dẫn trước. Chúng có trọng lượng choán nước 1.732 tấn (1.705 tấn Anh) khi nổi và 2.367 tấn (2.330 tấn Anh) khi lặn, lườn tàu có chiều dài 97,7 m (320 ft 6 in), mạn tàu rộng 8,2 m (26 ft 11 in) và mớn nước sâu 4,70 m (15 ft 5 in). Con tàu có thể lặn sâu 75 m (246 ft) và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 75 sĩ quan và thủy thủ.[1]

Chiếc tàu ngầm trang bị hai động cơ diesel 3.400 mã lực phanh (2.535 kW), mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện 900 mã lực (671 kW). Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph) khi nổi và 8,25 hải lý trên giờ (15,28 km/h; 9,49 mph)khi lặn. Khi Kaidai V di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động 10.800 hải lý (20.000 km; 12.400 mi) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph), và có thể lặn xa 60 nmi (110 km; 69 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[2]

Lớp Kaidai V có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), gồm bốn ống trước mũi và hai ống phía đuôi, và mang tổng cộng 14 ngư lôi. Hải pháo trên boong tàu được nâng cấp lên kiểu 10 cm (3,9 in)/50 caliber lưỡng dụng,[2] và bổ sung một súng máy 13,2 mm (0,52 in) phòng không.[1]

Chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

I-67 được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng MitsubishiKobe vào ngày 14 tháng 10, 1929.[3] Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 4, 1931,[3] rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 8 tháng 8, 1932.[3]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày nhập biên chế, I-67 được phân về Quân khu Hải quân Kure và gia nhập Đội tàu ngầm 30, đơn vị nó phục vụ cho đến hết quãng đời hoạt động.[3] Khi tàu ngầm chị em I-66 nhập biên chế vào ngày 10 tháng 11, 1932, nó cùng tham gia Đội tàu ngầm 30,[4][5] đúng ngày đội này được điều về Đội phòng vệ Sasebo trực thuộc Quân khu Hải quân Sasebo.[3] Tàu ngầm chị em I-65 gia nhập Đội tàu ngầm 30 cùng I-66I-67 vào ngày 1 tháng 12, 1932,[6] và vào ngày này Đội tàu ngầm 30 được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, thuộc thành phần Hạm đội Liên hợp.[3] Đội tàu ngầm 30 lại được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, cùng thuộc thành phần Hạm đội Liên hợp, vào ngày 15 tháng 11, 1933.[3]

Vào ngày 27 tháng 9, 1934, I-67 rời Ryojun, Mãn Châu để cùng các tàu ngầm I-56, I-57, I-58, I-61, I-62, I-64, I-65I-66 thực hiện chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Thanh Đảo, Trung Quốc.[3][7][8][9][10][11][12][13][14] Sau khi hoàn tất, cả chín chiếc tàu ngầm đều quay về Sasebo, Nhật Bản vào ngày 5 tháng 10, 1934.[3][7][8][9][10][11][12][13][14]

Đội tàu ngầm 30 được đưa về Hải đội Phòng vệ Kure trực thuộc Quân khu Hải quân Kure vào ngày 15 tháng 11, 1934,[3] rồi được điều sang Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội vào ngày 15 tháng 11, 1935.[3] Vào ngày 13 tháng 4, 1936, nó cùng các tàu chị em I-65I-66 khởi hành từ Fukuoka cho một chuyến đi huấn luyện tại khu vực Thanh Đảo, Trung Quốc.[3] Họ hoàn tất chuyến đi và quay trở về Sasebo vào ngày 22 tháng 4, 1936.[3][13][14] Ba chiếc tàu ngầm lại xuất phát từ Makō (nay là Mã Công) thuộc quần đảo Bành Hồ vào ngày 4 tháng 8, 1936 cho một chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Hạ Môn;[3][13][14] họ quay trở về vào ngày 6 tháng 9, 1936.[3][13][14]

I-67 được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 12, 1937[5] và đưa về thành phần dự bị tại Quân khu Hải quân Sasebo, rồi chuyển sang Hạm đội dự bị 3 tại quân khu này vào ngày 15 tháng 12, 1938.[3] Nó tái biên chế trở lại trong thành phần Đội tàu ngầm 30 vào ngày 15 tháng 11, 1939, và cùng được điều sang Hải đội Tàu ngầm 4 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, trong thành phần Hạm đội Liên hợp.[3]

Bị mất[sửa | sửa mã nguồn]

I-67 được phái đến khu vực quần đảo Bonin vào tháng 8, 1940[3] để tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Liên hợp; Tư lệnh Đội tàu ngầm 30 cùng một sĩ quan giám sát tập trận cùng có mặt trên tàu, ngoài thủy thủ đoàn thường lệ bao gồm 89 người. Con tàu đang ở vị trí về phía Nam bờ biển đảo Minami Tori-shima (còn gọi là đảo Marcus) vào ngày 29 tháng 8, 1940, khi một thủy phi cơ xuất phát từ tàu chở thủy phi cơ Mizuho tiếp cận nó. I-67 tiến hành lặn khẩn cấp để né tránh một cuộc tấn công mô phỏng, nhưng đã không bao giờ nổi trở lên mặt nước. Con tàu bị đắm với tổn thất nhân mạng toàn bộ 91 người trên tàu.[4][5]

Vào ngày 25 tháng 9, 1940, Hải quân Nhật Bản chính thức công bố toàn bộ những người trên I-67 đã thiệt mạng,[4]I-67 được rút tên khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 1 tháng 11, 1940. [3] Nguyên nhân khiến I-67 bị đắm vẫn không rõ, nhưng trong quá trình điều tra tai nạn, đội bay trên thủy phi cơ của Mizuho khai báo họ thấy cửa nắp của I-67 còn mở khi nó lặn xuống, nên rất có thể chiếc tàu ngầm bị mất do ngập nước không thể kiểm soát.[5][15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Carpenter & Polmar 1986, tr. 93
  2. ^ a b Bagnasco 1977, tr. 183
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s “I-67”. ijnsubsite.com. 14 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ a b c 『ハンディ版 日本海軍艦艇写真集19巻』73頁。この脚注はこのページ上で3回使用されています。(tiếng Nhật)
  5. ^ a b c d 『艦長たちの軍艦史』432頁。この脚注はこのページ上で3回使用されています。(tiếng Nhật)
  6. ^ “Submarine Division 30”. ijnsubsite.com. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ a b “I-156”. ijnsubsite.com. 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ a b “I-157”. iijnsubsite.info. 16 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ a b “I-158”. iijnsubsite.info. 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ a b “I-61”. iijnsubsite.info. 24 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ a b “I-162 ex I-62”. iijnsubsite.info. 9 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ a b “I-164 ex I-64”. iijnsubsite.info. 9 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ a b c d e “I-165 ex I-65”. iijnsubsite.info. 11 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ a b c d e “I-166 ex I-66”. iijnsubsite.info. 30 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ 『日本海軍の潜水艦 - その系譜と戦歴全記録』107頁。(tiếng Nhật)

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]