I-168 (tàu ngầm Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu ngầm I-68 vào tháng 3, 1934.
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi I-68
Xưởng đóng tàu Xưởng vũ khí Hải quân Kure, Kure
Đặt lườn 18 tháng 6, 1931
Hạ thủy 26 tháng 6, 1933
Nhập biên chế 31 tháng 7, 1934
Xuất biên chế 15 tháng 12, 1938
Tái biên chế 1 tháng 5, 1939
Xuất biên chế 19 tháng 10, 1940
Tái biên chế 25 tháng 7, 1941
Đổi tên I-168, 20 tháng 5, 1942
Số phận Bị tàu ngầm USS Scamp đánh chìm trong biển Bismarck, 27 tháng 7, 1943
Xóa đăng bạ 15 tháng 10, 1943
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm lớp Kaidai (Kiểu VIa)
Trọng tải choán nước
  • 1.785 tấn Anh (1.814 t) (nổi)
  • 2.440 tấn Anh (2.479 t) (ngầm)
Chiều dài 104,7 m (343 ft 6 in)
Sườn ngang 8,2 m (26 ft 11 in)
Mớn nước 4,58 m (15 ft 0 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 14.000 nmi (26.000 km) ở tốc độ 10 kn (19 km/h; 12 mph) (nổi) [1]
  • 65 nmi (120 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm) [1]
Tầm hoạt động 341 tấn nhiên liệu
Độ sâu thử nghiệm 70 m (230 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 68 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

I-68, sau đổi tên thành I-168, là một tàu ngầm tuần dương[1] Lớp Kaidai thuộc phân lớp Kaidai VIa nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1934. Nó đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, từng hỗ trợ cho cuộc tấn công Trân Châu Cảng, tham gia Trận Midway, chiến dịch Guadalcanalchiến dịch quần đảo Aleut trước khi bị tàu ngầm USS Scamp đánh chìm trong biển Bismarck vào ngày 27 tháng 7, 1943. Thành tích đáng kể nhất của I-168 là trong trận Midway, khi dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Yahachi Tanabe, nó đã đánh chìm hai tàu chiến Hoa Kỳ duy nhất bị mất trong trận này: tàu sân bay USS Yorktowntàu khu trục USS Hammann.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Phân lớp tàu ngầm Kaidai VIa là phiên bản được cải tiến từ phân lớp Kaidai V với tốc độ đi nổi nhanh hơn và lặn sâu hơn. Chúng có trọng lượng choán nước 1.814 tấn (1.785 tấn Anh) khi nổi và 2.479 tấn (2.440 tấn Anh) khi lặn, lườn tàu có chiều dài 104,7 m (343 ft 6 in), mạn tàu rộng 8,2 m (26 ft 11 in) và mớn nước sâu 4,57 m (15 ft 0 in). Con tàu có thể lặn sâu 75 m (246 ft) và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 68 sĩ quan và thủy thủ.[2]

Chiếc tàu ngầm trang bị hai động cơ diesel Kampon Mk.1A Model 8 hai thì công suất 4.500 mã lực phanh (3.356 kW), mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện 900 mã lực (671 kW).[3] Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 23 hải lý trên giờ (43 km/h; 26 mph) khi nổi và 8 hải lý trên giờ (15 km/h; 9,2 mph) khi lặn. Khi Kaidai VIa di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động 14.000 hải lý (26.000 km; 16.000 mi) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph), và có thể lặn xa 65 nmi (120 km; 75 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[4]

Lớp Kaidai VIa có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), gồm bốn ống trước mũi và hai ống phía đuôi, và mang tổng cộng 14 ngư lôi. Vũ khi trên boong tàu bao gồm hải pháo 10 cm (3,9 in)/50 caliber lưỡng dụng (chống hạm và phòng không), cùng một súng máy 13,2 mm (0,52 in) phòng không.[4]

Chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khuôn khổ Chương trình Vũ trang Hải quân Bổ sung thứ nhất năm 1931, I-68 được đặt lườn tại Xưởng vũ khí Hải quân KureKure, Hiroshima vào ngày 18 tháng 6, 1931 và được hạ thủy vào ngày 26 tháng 6, 1933.[5][6][1] Nó hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 31 tháng 7, 1934.[5][6]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

1934 – 1940[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày nhập biên chế, I-68 được điều về Quân khu Hải quân Kure.[5][6] Khi Đội tàu ngầm 12, vốn được giải thể vào năm 1929, được tái lập vào ngày 8 tháng 10, 1934 và được phối thuộc cùng Quân khu Hải quân Kure,[7] I-68 cùng với tàu chị em I-69 được điều gia nhập đơn vị này.[5][7][8]

Đội tàu ngầm 12 được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, thuộc thành phần Hạm đội Liên hợp vào ngày 15 tháng 11, 1935.[5] Vào ngày 13 tháng 4, 1936, cùng các tàu ngầm cùng Đội tàu ngầm 12: I-69I-70, I-68 khởi hành từ Fukuoka cho chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Trung Quốc tại khu vực Thanh Đảo; và sau khi kết thúc đội đã quay trở về Sasebo vào ngày 22 tháng 4, 1936. [5][8][9]

Ba chiếc tàu ngầm lại khởi hành từ Makō (nay là Mã Công) thuộc quần đảo Bành Hồ vào ngày 4 tháng 8, 1936 cho một chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Hạ Môn, Trung Quốc, và quay trở về Makō vào ngày 6 tháng 9, 1936.[5][8][9] Đội tàu ngầm 12 sau đó được đưa về Hạm đội dự bị 3 tại Quân khu Hải quân Kure vào ngày 15 tháng 12, 1938,[8] rồi phối thuộc trực tiếp cùng Quân khu Hải quân Kure từ ngày 1 tháng 5, 1939.[8][6]

Đội tàu ngầm 12 được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 3 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội vào ngày 15 tháng 11, 1939.[6] I-68 khởi hành từ Okinawa vào ngày 27 tháng 3, 1940 để cùng I-69, I-70, và các tàu ngầm I-73 I-74I-75 tham gia chuyến đi huấn luyện tại vùng biển phía Nam Trung Quốc; và sau khi hoàn tất sáu chiếc tàu ngầm đã đi đến Takao (nay là Cao Hùng), Đài Loan vào ngày 2 tháng 4, 1940.[5][10][11][12][13][14]

Vào ngày 11 tháng 10, 1940, I-68 cùng với 97 tàu chiến khác và 527 máy bay hải quân Nhật Bản tập trung tại vịnh Yokohama để tham gia cuộc duyệt binh hạm đội lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, nhân kỷ niệm 2.600 năm đăng quang của Thiên hoàng Jimmu.[6][15][16] I-68 được cho xuất biên chế vào ngày 19 tháng 10, 1940 và đưa về thành phần dự bị.[5][6] Trong giai đoạn này Hải đội Tàu ngầm 3 được điều động sang Đệ Lục hạm đội vào ngày 15 tháng 11, 1940,[8] rồi I-68 quay trở lại phục vụ từ ngày 25 tháng 7, 1941.[5]

1941[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Jentschura 1976, tr. 172
  2. ^ Carpenter & Polmar 1986, tr. 96
  3. ^ Chesneau 1980, tr. 198
  4. ^ a b Bagnasco 1977, tr. 183
  5. ^ a b c d e f g h i j “I-168”. ijnsubsite.com. 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ a b c d e f g Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (1 tháng 2 năm 2017). “IJN Submarine I-168: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ a b “Submarine Division 12”. ijnsubsite.com. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ a b c d e f “I-169”. ijnsubsite.com. 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ a b “I-70”. ijnsubsite.com. 16 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ “I-169”. ijnsubsite.com. 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ “I-70”. ijnsubsite.com. 16 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ “I-73”. ijnsubsite.com. 5 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ “I-174”. ijnsubsite.com. 24 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ “I-175”. ijnsubsite.com. 25 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ Tully, Athony (19 tháng 5 năm 2014). “IJN Seaplane Carrier CHITOSE: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ “2012 Fleet Review” (PDF). Japan Defense Focus. tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]