Kỳ quan thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bảy Kỳ quan thế Giới Cổ đại (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới): Kim tự tháp KheopsVườn treo Babylon, Đền thờ thần Artemis ở Ephesus, Tượng thần Zeus ở Olympia, Lăng Halicarnassus (còn được biết đến với tên Lăng mộ của Mausolus), Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes và Hải đăng Alexandria trong bức tranh vẽ ở thế kỷ 16 của họa sĩ người Hà Lan Maarten van Heemskerck.

Có rất nhiều danh sách về các kỳ quan thế giới đã được biên soạn từ thời cổ đại cho đến nay, liệt kê những kỳ quan hùng vĩ nhất của thế giới tự nhiên và thế giới nhân tạo.

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại là danh sách đầu tiên được biết đến về những sáng tạo đặc biệt của thời đại cổ điển, được tổng hợp dựa trên các cuốn sách hướng dẫn nổi tiếng nhất của du khách thời Hy Lạp cổ đại và chỉ bao gồm những danh sách trong khu vực Địa Trung Hải. Người Hy Lạp chọn số bảy vì họ tin rằng nó tượng trưng cho sự hoàn mỹ và phong phú, cũng là vì đó là số của năm hành tinh đã được khám phá đương thời, cộng thêm mặt trăngmặt trời. Có vô số danh sách tương tự đã được biên soạn.

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Kim tự tháp Giza, kỳ quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Đấu trường La Mã ở Rome
Vạn lý trường thành của Trung quốc
Hagia Sophia
Stonehenge
Machu Picchu
Taj Mahal
Tòa Nhà Empire State
Cầu Cổng Vàng
Thác Victoria có những lớp nước chảy chiếm nhiều diện tích nhất trên thế giới
Rạn sang hô Great Barrier
Tháp CN
Thành cổ Jerusalem
Cực quang (hay Bắc cực quang)
Grand Canyon
Hệ thống thoát nước ở trạm bơm nước của nhà máy Abbey cũ
Nhà hát Opera Sydney

Nhà sử học Herodotus (484 – 425 trước công nguyên), và học giả Callimachus của Cyrene (305 – 240 trước công nguyên) biên soạn danh sách bảy kỳ quan thế giới đầu tiên tại Bảo tàng Alexandria. Các bài viết của họ phần lớn không được lưu truyền, trừ các tài liệu tham khảo.

Bảy kỳ quan thế giới cổ là:

Kỳ quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại là Kim tự tháp Giza.

Kỳ quan thứ tám của thế giới là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để nói về những thứ có thể so sánh với Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại về mức độ ảnh hưởng của nó.

Danh sách từ thời đại khác[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số nhà văn đã viết danh sách riêng của mình với những cái tên như Những Kỳ quan thời Trung Đại, Bảy Kỳ quan thời Trung Đại, Bảy Kỳ quan của Trí tuệ Trung Cổ, và Những Kỳ quan có tính kiến trúc thời Trung Đại. Tuy nhiên, các danh sách này có vẻ như không được biên soạn vào thời đại Trung Đại vì chữ Trung Cổ chưa được phát minh cho đến Thời kỳ Khai sáng, và khái niệm về thời Trung Cổ chưa thông dụng cho đến tận thế kỷ 16. Cuốn Brewer's Dictionary of Phrase and Fable gọi chúng là "danh sách sau này", ám chỉ những danh sách này được viết sau thời Trung Đại.

Nhiều kiến trúc trong các danh sách này được xây dựng sớm hơn thời Trung Cổ, nhưng vẫn được nhiều người biết đến.

Một số đại diện điển hình thường được nhắc đến là

Các địa điểm khác đôi khi được bao gồm trong danh sách như vậy:

Các danh sách khác[sửa | sửa mã nguồn]

American Society of Civil Engineers[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1994, Hiệp hội kỹ sư xây dựng Mỹ (American Society of Civil Engineers) đưa ra danh sách 7 kỳ quan thế giới hiện đại, đại diện cho các thành tựu kỹ thuật xây dựng dân dụng lớn nhất thế kỷ 20: [5][6]

Kỳ quan Khởi công Hoàn thành Địa điểm Ghi chú
Đường hầm eo biển Manche 1 tháng 12 năm 1987 6 tháng 5 năm 1994 Eo biển Dover, giữa Vương quốc Anh và Pháp Phần dưới biển dài nhất của bất kỳ đường hầm nào trên thế giới.
Tháp CN 6 tháng 2 năm 1973 26 tháng 6 năm 1976 Toronto, Ontario, Canada Cấu trúc đứng độc lập cao nhất thế giới 1976-–2007
Tòa nhà Empire State 22 tháng 1 năm 1930 1 tháng 5 năm 1931 Thành phố New York, Hoa Kỳ Tòa nhà cao nhất thế giới 1931-1970. Tòa nhà đầu tiên với hơn 100 tầng.
Cầu Cổng Vàng 5 thâng 1, 1933 27 tháng 5 năm 1937 Golden Gate, phía bắc San Francisco, California, Hoa Kỳ Nhịp cầu treo dài nhất trên thế giới từ 1937 đến 1964.
Đập Itaipu tháng 1 năm 1970 5 tháng 5 năm 1984 Sông Paraná, giữa Brazil và Paraguay Nhà máy thủy điện hoạt động lớn nhất trên thế giới về sản xuất năng lượng hàng năm.
Công trình đê đập DeltaZuiderzee 1920 10 tháng 5 năm 1997 Zeeland, Zuid-Holland, Noord-Holland, FrieslandFlevoland, Hà Lan Dự án kỹ thuật thủy lực lớn nhất được thực hiện bởi Hà Lan trong thế kỷ XX.
Kênh đào Panama 1 tháng 1, 1880 7 tháng 1 năm 1914 Eo đất Panama Một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện.

USA Today[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 11 năm 2006, tờ báo quốc gia Mỹ USA Today và chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America đã đưa ra một danh sách "Bảy kỳ quan mới" do sáu vị giám khảo lựa chọn.[7] Một kỳ quan thứ tám đã được chọn vào ngày 24 tháng 11 năm 2006, từ phản hồi của người xem.[7]

Số Kỳ quan Địa điểm
1 Cung điện Potala Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc
2 Thành phố cổ Jerusalem Jerusalem[n 1]
3 Băng cực Địa cực
4 Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea Hawaii, Hoa Kỳ
5 Internet Trái đất
6 Di tích Maya Bán đảo Yucatán, México
7 Cuộc đại di cư của SerengetiMasai Mara TanzaniaKenya
8 Grand Canyon (kỳ quan thứ tám đã được chọn từ khán giả) Arizona, Hoa Kỳ

CNN[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tự như các danh sách kỳ quan khác, không có sự đồng thuận về danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới, và đã có tranh luận về việc danh sách này nên lớn đến mức nào. Một trong nhiều danh sách hiện có được tổng hợp bởi CNN năm 1997[8]:

New7wonder[sửa | sửa mã nguồn]

Bảy kỳ quan thế giới mới do New7wonder tổ chức bình chọn qua mạng đã được công bố vào thứ 7, ngày 7 tháng 7 năm 2007 tại Lisboa, Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, việc bầu chọn trong các kỳ bỏ phiếu qua mạng của New7wonder bị đánh giá là phần lớn mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan.

Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới bình chọn từ 2007–11

Bảy thành phố kỳ quan[sửa | sửa mã nguồn]

Bảy thành phố kỳ quan là cuộc bỏ phiếu toàn cầu thứ ba được tổ chức bởi New7Wonders, từ 2011 đến 2014.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cả USA Today và chương trình phát sóng Good Morning America" đều mô tả kỳ quan này là "Thành phố cổ của Jerusalem, Israel". Thành phố cổ nằm ở Đông Jerusalem, được tuyên bố bởi cả Nhà nước IsraelNhà nước Palestine. Liên Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia không công nhận yêu sách của Israel đối với Đông Jerusalem, nhận định rằng tình trạng cuối cùng của Jerusalem đang chờ các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Israel và Chính quyền Palestine. Xem Vị thế của Jerusalem để biết thêm thông tin.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Complete Idiot's Guide to the Crusades. 2001. tr. 153.
  2. ^ “Cluny Abbey”. The Catholic Encyclopedia. 16. 1913. tr. 74. OCLC 06974688.
  3. ^ The Rough Guide To England. 1994. tr. 596.
  4. ^ Palpa, as You Like it. tr. 67.
  5. ^ “American Society of Civil Engineers Seven Wonders”. ASCE.org. ngày 19 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.
  6. ^ American Society of Civil Engineers. “Seven Wonders of the Modern World”. ASCE.org. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ a b Clark, Jayne (ngày 22 tháng 12 năm 2006). “The world's 8th wonder: Readers pick the Grand Canyon”. USA Today. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ “Natural Wonders”. CNN. ngày 11 tháng 11 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)