Bước tới nội dung

Bang liên Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Liên minh các quốc gia Đức)
Liên minh các quốc gia nói tiếng Đức
Tên bản ngữ
  • Deutscher Bund
Huy hiệu Đức
Huy hiệu
Liên minh các quốc gia nói tiếng Đức. Hai chính quyền - Đế quốc Áo (màu vàng) và Vương quốc Phổ (màu xanh) - có lãnh thổ vượt ra ngoài biên giới của liên minh các quốc gia Đức (Đường màu đỏ)
Liên minh các quốc gia nói tiếng Đức. Hai chính quyền - Đế quốc Áo (màu vàng) và Vương quốc Phổ (màu xanh) - có lãnh thổ vượt ra ngoài biên giới của liên minh các quốc gia Đức (Đường màu đỏ)
Tổng quan
Vị thếLiên minh
Thủ đôFrankfurt
Chính trị
Chủ tịch 
• 1815–1835
Franz I
• 1835–1848
Ferdinand I
• 1848–1866
Franz Joseph I
Lập phápQuốc hội liên bang
Lịch sử 
8 tháng 6 1815
• 
1850/51[1]
23 tháng 8 1866
Mã ISO 3166DE
Tiền thân
Kế tục
Liên bang sông Rhine
Đế quốc Áo
Vương quốc Phổ
Liên bang Bắc Đức
Đế quốc Áo
Vương quốc Bayern
Vương quốc Württemberg
Đại công quốc Baden
Đại công quốc Hesse
Đại công quốc Luxembourg
Công quốc Liechtenstein
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Đức
Coat of arms featuring a large black eagle with wings spread and beak open. The eagle is black, with red talons and beak, and is over a gold background.
Buổi đầu lịch sử
Người German
Giai đoạn Di cư
Đế quốc Frank
Đức trung cổ
Đông Frank
Vương quốc Đức
Đế quốc La Mã Thần thánh
Định cư ở phía đông
Chủ nghĩa địa phương
Xây dựng một nhà nước
Liên bang Rhein
Bang liên Đức & Zollverein
Cách mạng Đức (1848–1849)
Liên bang Bắc Đức
Thống nhất nước Đức
Đế quốc Đức
Đế quốc Đức
Thế chiến I
Cộng hòa Weimar
Saar, Danzig, Memelland, Áo thuộc Đức, Sudeten
Đức Quốc xã
Thế chiến II
Chia cắt Đức (1949-1990)
Chiếm đóng + Các lãnh thổ phía đông cũ của Đức
Trục xuất người Đức
Tây Đức & Đông Đức
Tái thống nhất nước Đức
Hiện nay
Cộng hoà Liên bang Đức
Các chủ đề
Lịch sử quân sự Đức
Thay đổi lãnh thổ Đức
Biểu thời gian lịch sử Đức
Lịch sử ngôn ngữ Đức
 Cổng thông tin Đức

Liên minh các quốc gia nói tiếng Đức (tiếng Đức: Deutscher Bund) là một liên minh lỏng lẻo gồm các công quốc Đức, được tạo thành theo Đại hội Viên năm 1815 để cùng hợp tác về kinh tế và tiền tệ giữa các công quốc nói tiếng Đức độc lập. Liên minh này là một hành động nhằm giảm sự đối đầu giữa hai cường quốc là Đế quốc ÁoVương quốc Phổ. Nước Anh tán thành liên minh này trong hội nghị Viên (hội nghị họp bàn sau khi đánh bại hoàn toàn Napoleon) vì nước này cảm thấy cần phải có một thế lực hòa bình và ổn định tại trung Âu để cản trở những hành động hung hăng của Pháp hoặc Nga. Hầu hết các nhà sử học cho rằng liên minh này hoạt động không tốt và kém hiệu quả, chẳng khác gì một chướng ngại vật cản trở khát vọng thống nhất dân tộc Đức. Liên minh các quốc gia Đức sụp đổ vì sự đối đầu giữa Phổ và Áo, chiến tranh bùng nổ, cuộc cách mạng năm 1848 diễn ra, và sự bất lực của nhiều thành viên đi đến chỗ thỏa hiệp.

Vào năm 1848, cuộc cách mạng bởi những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một nỗ lực thất bại nhằm thành lập một quốc gia Đức thống nhất. Cuộc đàm phán năm 1848 giữa các quốc gia trong liên minh Đức thất bại, dẫn đến liên minh bị tan rã trong một thời gian ngắn nhưng được thành lập lại năm 1850.

Các tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên thống trị trong liên minh là Đế quốc ÁoVương quốc Phổ nhằm giành quyền cai trị vùng đất vốn có của người Đức đã kết thúc bằng thắng lợi của Phổ sau chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, và sự sụp đổ của Liên minh các quốc gia Đức. Điều này dẫn đến sự thành lập Liên bang Bắc Đức, mặc dù một số quốc gia phía nam của Đức còn lại vẫn độc lập, nhưng liên minh đầu tiên với Áo (đến 1867) và sau đó với Phổ (đến 1871), sau này những quốc gia này trở thành một phần của nước Đức mới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Deutsche Geschichte 1848/49 Lưu trữ 2007-10-18 tại Wayback Machine, Meyers Konversationslexikon 1885–1892