NGC 4026

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4026
Hình ảnh NGC 4026 chụp bởi SDSS
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoUrsa Major
Xích kinh11h 59m 25.2s[1]
Xích vĩ+50° 57′ 42″[1]
Dịch chuyển đỏ985 ± 5 km/s[1]
Khoảng cách52 ± 14 Mly (16.0 ± 4.4 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)10.7
Đặc tính
KiểuS0 [1]
Kích thước biểu kiến (V)5′.2 × 1′.3[1]
Tên gọi khác
UGC 6985, MCG +09-20-052, PGC 37760[1]

NGC 4026 là tên của một thiên hà hình hạt đậu nằm trong chòm sao Đại Hùng. Thiên hà này cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của nó là vào khoảng 80000 năm ánh sáng. Ngày 12 tháng 4 năm 1789, một nhà thiên văn học người Anh gốc Đức đã phát hiện ra thiên hà này.

Tại tâm của thiên hà này có một lỗ đen siêu khối lượng với khối lượng xấp xỉ khoảng 166 đến 275 triệu (108.33±0.109)lần khối lượng mặt trời.[2]

Thiên hà lân cận[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như thiên hà NGC 3982, thiên hà này cũng nằm trong nhóm M109[3], một nhóm các thiên hà lớn nằm trong chòm sao Đại Hùng[4]. Trong vùng lân cận của NGC 4026, một số thiên hà xoắn ốc khác có độ sáng bề mặt thấp cũng ở đó. Đó là UGC 6917, (42 phút cung tính từ NGC 4026), UGC 6922 (26 phút cung tính từ NGC 4026) và UGC 6956 (10 phút cung tính từ NGC 4026).[5]

NGC 4026 xuất hiện với hình ảnh đường Hydro rất lung tung với một sợi nhỏ kéo dài ra theo phía nam. Khối lượng của đường Hydro trong NGC 4026 là dưới 0.71 × 108 lần khối lượng mặt trời.[5]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà thuộc chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 59m 25.2s[1]

Độ nghiêng +50° 57′ 42″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ (Redshift) 985 ± 5 km/s[1]

Cấp sao biểu kiến 10.7

Kích thước biểu kiến 5′.2 × 1′.3[1]

Loại thiên hà S0 [1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4026. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ Johannsen, Tim; Psaltis, Dimitrios; Gillessen, Stefan; Marrone, Daniel P.; Özel, Feryal; Doeleman, Sheperd S.; Fish, Vincent L. (ngày 10 tháng 10 năm 2012). “MASSES OF NEARBY SUPERMASSIVE BLACK HOLES WITH VERY LONG BASELINE INTERFEROMETRY”. The Astrophysical Journal. 758 (1): 30. arXiv:1201.0758. Bibcode:2012ApJ...758...30J. doi:10.1088/0004-637X/758/1/30.
  3. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ Pak, Mina; Rey, Soo-Chang; Lisker, Thorsten; Lee, Youngdae; Kim, Suk; Sung, Eon-Chang; Jerjen, Helmut; Chung, Jiwon (tháng 9 năm 2014). “The properties of early-type galaxies in the Ursa Major cluster”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 445 (1): 630–647. arXiv:1409.3070. Bibcode:2014MNRAS.445..630P. doi:10.1093/mnras/stu1722.
  5. ^ a b van Driel, W.; Davies, R. D.; Appleton, P. N. (tháng 6 năm 1988). “Distribution and motions of atomic hydrogen in lenticular galaxies”. Astronomy and Astrophysics. 199 (1–2): 41–60. Bibcode:1988A&A...199...41V. ISSN 0004-6361.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]