NGC 4278

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4278
Hình ảnh NGC 4278 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Ghi công: Judy Schmidt/ESA/NASA
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHậu Phát
Xích kinh12h 20m 06.8s[1]
Xích vĩ+29° 16′ 51″[1]
Dịch chuyển đỏ0.002068 ± 0.000017 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời620 ± 5 km/s[1]
Khoảng cách55.1 ± 19 Mly (16.9 ± 5.9 Mpc)[1]
Quần tụ thiên hàComa I
Cấp sao biểu kiến (V)10.2 [2]
Đặc tính
KiểuE1-2 [1]
Kích thước biểu kiến (V)4′.1 × 3′.8[1]
Đặc trưng đáng chú ýLINER
Tên gọi khác
UGC 7386, CGCG 158-077, MCG +05-29-062, B2 1217+29, PGC 39764[1]

NGC 4278 là tên của một thiên hà elip nằm trong chòm sao Hậu Phát. Khoảng cách của nó với Trái Đất là 55 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của nó là khoảng 65000 năm ánh sáng. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1785, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện[3]. Thiên hà NGC 4278 là một phần của Bản kê mục lục Herschel 400 (tiếng Anh: Herschel 400 Câtlogue) và có thể được nhìn thấy ở phía 1,75 độ của hướng tây bắc tính từ ngôi sao Gamma Comae Berenices, thấm chí là có thể nhìn thấy bằng một kính viễn vọng cỡ nhỏ.[4]

Đặc tính[sửa | sửa mã nguồn]

NGC 4278 và NGC 4283 (bên trái).

Thiên hà NGC 4278 có một nhân thiên hà hoạt động và dựa trên quang phổ của nó, ta biết được nó có một vùng phát xạ hạt nhân ion hóa thấp[5]. Giá thuyết thuyết phục nhất cho nguồn năng lượng cung cấp cho nhân thiên hà hoạt động là từ một cái đĩa bồi tụ quanh một lỗ đen siêu khối lượng. Cái lỗ đen này có khối lượng xấp xỉ (3.09 ± 0.54) × 108 lần khối lượng mặt trời dựa trên tốc độ phát tán của sao[6]. Sự phát xạ tia X của hạt nhân cũng là bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này.[7]

Thiên hà lân cận[sửa | sửa mã nguồn]

NGC 4278 được xem là một thành viên của một nhóm thiên hà tên là nhóm NGC 4274. Thành viên khác của nhóm này là NGC 4020, NGC 4062, NGC 4136, NGC 4173, NGC 4203, NGC 4245, NGC 4251, NGC 4274, NGC 4283, NGC 4310, NGC 4314, NGC 4359, NGC 4414, NGC 4509NGC 4525.[8] Một cuộc khảo sát này đã đưa NGC 4278 vào chung nhóm với NGC 4631, NGC 4656, NGC 4559, NGC 4448 và NGC 4414.[9] Nó cũng là một phần của nhóm Coma I, một phần của siêu đám Xử Nữ.[10][11]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Hậu Phát và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 20m 06.8s[1]

Độ nghiêng +29° 16′ 51″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.002068 ± 0.000017 [1]

Vận tốc xuyên tâm 620 ± 5 km/s[1]

Cấp sao biểu kiến 10.2 [2]

Kích thước biểu kiến 4′.1 × 3′.8[1]

Loại thiên hà E1-2 [1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4278. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ a b “Revised NGC Data for NGC 4278”. spider.seds.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Seligman, Courtney. “NGC 4278 (= PGC 39764)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ O'Meara, Steve (2007). Herschel 400 Observing Guide (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 174. ISBN 9780521858939.
  5. ^ Ho, Luis C.; Filippenko, Alexei V.; Sargent, Wallace L. W. (tháng 10 năm 1997). “A Search for "Dwarf" Seyfert Nuclei. III. Spectroscopic Parameters and Properties of the Host Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 112 (2): 315–390. arXiv:astro-ph/9704107. doi:10.1086/313041.
  6. ^ Wang, T.-G.; Zhang, X.-G. (ngày 11 tháng 4 năm 2003). “The size of the broad-line regions in dwarf active galaxies”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 340 (3): 793–798. Bibcode:2003MNRAS.340..793W. doi:10.1046/j.1365-8711.2003.06336.x.
  7. ^ Pellegrini, Silvia; Wang, Junfeng; Fabbiano, Giuseppina; Kim, Dong-Woo; Brassington, Nicola J.; Gallagher, John S.; Trinchieri, Ginevra; Zezas, Andreas (ngày 20 tháng 10 năm 2012). “AGN ACTIVITY AND THE MISALIGNED HOT ISM IN THE COMPACT RADIO ELLIPTICAL NGC 4278”. The Astrophysical Journal. 758 (2): 94. arXiv:1206.2533. Bibcode:2012ApJ...758...94P. doi:10.1088/0004-637X/758/2/94.
  8. ^ Garcia, A. M. (1993). “General study of group membership. II - Determination of nearby groups”. Astronomy and Astrophysics Supplement Series. 100 (1): 47–90. Bibcode:1993A&AS..100...47G. ISSN 0365-0138.
  9. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ Gregory, Stephen A.; Thompson, Laird A. (tháng 4 năm 1977). “The Coma i Galaxy Cloud”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 213: 345–350. Bibcode:1977ApJ...213..345G. doi:10.1086/155160. ISSN 0004-637X.
  11. ^ Forbes, Duncan A. (tháng 10 năm 1996). “Globular Cluster Luminosity Functions and the Hubble Constant From WFPC Imaging: Galaxies in the Coma I Cloud”. The Astronomical Journal. 112: 1409. arXiv:astro-ph/9611139. Bibcode:1996AJ....112.1409F. doi:10.1086/118108.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]