Bước tới nội dung

Nam Kỳ Lục tỉnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 10:57, ngày 23 tháng 11 năm 2013. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn ổn định (1841-1862).
Đất Nam Kỳ vào đầu thời nhà Nguyễn, cho đến trước năm 1841.
Bản đồ Nam Kỳ năm 1872 (thuộc thời Pháp thuộc), nhưng vẫn thể hiện theo hành chính Nam Kỳ Lục Tỉnh của thời kỳ nhà Nguyễn độc lập (1832-1862).
Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn ổn định (1841-1862), do người Pháp vẽ năm 1883.
Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh (Basse Cochinchine).
Bản đồ Nam Kỳ năm 1838, trích từ An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd.

Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh là tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn độc lập, tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh bằng cái tên Basse-Cochinchine (tức là vùng Cochinchine "hạ" hay vùng Hạ Đàng Trong).[1]

Vua Minh Mạng năm 1832 đã đổi các trấn thành tỉnh, đặt ra Nam Kỳ và chia đất Nam Kỳ, vốn trước là tổng trấn Gia Định, thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh:

Trong dân gian, còn chia thành ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Nguồn gốc tên gọi

Bản đồ Basse Cochinchine do quân đội Viễn chinh Pháp vẽ năm 1863.

Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán (triều Nguyễn), vào năm Mậu Dần (1698) chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định. Năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định; đến năm Mậu Thìn (1808) đổi tên trấn Gia Định ra Gia Định Thành (hay tổng trấn Gia Định) gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên.

Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), vua Minh Mạng đổi tên thành Gia Định ra thành Phiên An, năm trấn chia thành sáu tỉnh Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Như vậy tên Nam Kỳ Lục tỉnh đã có từ năm 1832. Hai năm sau (Giáp Ngọ, 1834), Nam Kỳ Lục tỉnh được gọi chung là Nam Kỳ. Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên là tỉnh Gia Định.[2]

Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa (1862) và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867), thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn.

Lúc đầu Pháp gọi département thay cho phủ, gọi arrondissement thay cho huyện.[3] Khoảng năm 1868, Nam Kỳ Lục tỉnh có hơn hai mươi arrondissement (gọi là hạt hay địa hạt, do tham biện cai trị, dinh hành chánh gọi là tòa tham biện, chịu dưới quyền thống đốc đóng ở Sài Gòn, thư ký địa hạt cũng gọi là bang biện tức là secrétaire d’arrondissement).

Nghị định ngày 7 tháng 6 năm 1871, thu hẹp lại còn mười tám hạt; rồi tăng lên mười chín (1876); lập thêm hạt Hai Mươi (1880); sau đó bỏ hạt Hai Mươi (1888); rồi lại lập thêm hạt Bạc Liêu (1882) thành hai mươi hạt.

Nghị định ngày 16 tháng 1 năm 1899, đổi tên hạt thành tỉnh (province), tham biện đổi thành chủ tỉnh (chef de la province), tòa tham biện gọi là tòa bố.

Phân cấp hành chính

phủ Phước Long, (Dô Sa[1])
huyện Phước Chính
huyện Phước Bình
huyện Bình An
huyên Nghĩa An
phủ Phước Tuy, (Mô Xoài[1])
huyện Phước An
huyện Long Thành
huyện Long Khánh
phủ Tân Bình, (Sài Gòn[1])
huyện Bình Dương
huyện Bình Long, (Hóc Môn[1])
huyện Tân Long, (Chợ Lớn[1])
phủ Tân An (sau tách làm 2 phủ: Tân An (Vũng Gù[1]), và Hòa Thạnh (Hòa Thịnh) (Gò Công[1]))
huyện Cửu An (sau vẫn thuộc Tân An), (Vũng Gù[1])
huyện Phúc Lộc (sau vẫn thuộc Tân An), (Cần Giuộc[1])
huyện Tân Hòa (sau vẫn thuộc Hòa Thạnh), (Gò Công[1])
huyện Tân Thịnh (sau vẫn thuộc Hòa Thạnh), (Kỳ Son[1])
phủ Tây Ninh (gồm cả vùng lồi Svay Riêng (tỉnh Svay Rieng (Soài Riêng) của Campuchia ngày nay)
huyện Tân Ninh, (Tây Ninh[1])
huyện Quang Hóa, (Trảng Bàng[1]), cùng phần phía Đông Nam tỉnh Svay Riêng (vào thế kỷ 19 là vùng rừng Quang Hóa (phía tây huyện Quang Hóa)[4]).
phủ Kiến An, (chợ Cai Tài[1])
huyện Kiến Hưng
huyện Kiến Hòa
phủ Kiến Tường, (Cao Lãnh[1])
huyện Kiến Phong
huyện Kiến Đăng
phủ Định Viễn (定远), (Vĩnh Long[1])
huyện Vĩnh Bình (永平)
huyện Vĩnh Trị (永治)
phủ Hoằng Trị (弘治), (Bến Tre[1])
huyện Bảo Hựu (保祐)
huyện Bảo An (保安)
huyện Tân Minh (新明)
huyện Duy Minh (維明)
phủ Lạc Hóa (樂化), (Chà Văng hay Chà Vinh[1])
huyện Tuân Nghĩa (遵義)
huyện Trà Vinh (茶榮)
đảo Côn Lôn
  • Tỉnh An Giang (安江省) (người Pháp gọi là Châu Đốc),
phủ Tuy Biên (绥边)
huyện Tây Xuyên (西川)
huyện Phong Phú (豐富)
huyện Hà Dương (河陽), (Linh Quỳnh[1])
huyện Hà Âm (河陰)
(là vùng đất nay thuộc khoảng huyện Kiri Vong,
các huyện phía Tây Nam của tỉnh Takeo Campuchia), (Giang Thành[1]).
phủ Tân Thành (新成)
huyện Đông Xuyên (東川)
huyện Vĩnh An (永安)
huyện An Xuyên (安川)
phủ Ba Xuyên (巴川)
huyện Phong Nhiêu (豐饒)
huyện Vĩnh Định (永定)
huyện Phong Thịnh (豐盛)
phủ An Biên (安边)
huyện Hà Châu (河州)
huyện Kiên Giang (堅江)
huyện Long Xuyên (龍川)
đảo Phú Quốc (富國島)
phủ Quảng Biên (gộp lại từ Cần BộtHương Úc),
huyện Khai Biên (Kampot (Cần Vọt hay Cần Bột))
huyện Vĩnh Trường (Kampong Som (tức Vũng Thơm hay Hương Úc) gần Kampot)[1]
Bản đồ các tỉnh miền đông Nam Kỳ Lục Tỉnh vào năm 1858 trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định (Sài Gòn) và Định Tường (Mỹ Tho).
Nam Kỳ Lục tỉnh trong bản đồ cổ của nhà Nguyễn, (tên các tỉnh được viết trong khung màu đỏ, từ phải sang trái là tên các tỉnh: Biên Hòa (边和省), Gia Định (嘉定省), Định Tường (定祥省), An Giang (安江省) ở hàng trên, và Vĩnh Long (永隆省), Hà Tiên (河仙省) ở hàng dưới).

Người Pháp chia (thành 21 tỉnh nhỏ), kết thúc Lục tỉnh

Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định TườngBiên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863 (Basse Cochinchine Francaise) và trước đó là Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1859 (Basse Cochinchine). (Henri Rieunier (1833-1918) vẽ năm 1863.)
Nam Kỳ thuộc Pháp (Basse Cochinchine Francaise) khoảng năm 1881, nhưng vẽ theo hành chính của Nam Kỳ Lục tỉnh nhà Nguyễn (Basse CochinChine) trước năm 1861. Vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế (thuộc các huyện Hà Âm, Tây Xuyên tỉnh An Giang, huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên cũ) và vùng lồi Svay Rieng (trước là vùng rừng Quang Hóa phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định, mà Pháp chưa chiếm được vào thời điểm năm 1861-1863) đều được cắt trả về cho lãnh thổ vương quốc Campuchia thuộc Pháp.
Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1891), trước khi Liên bang Đông Dương được thành lập.

Chính quyền Pháp chia Nam Kỳ Lục tỉnh thành 21 tỉnh nhỏ. Đầu thập niên 1900 mới chia tỉnh ra quận (circonscription) hoặc đại lý hành chánh (délégation) dưới quyền chủ quận hay phái viên hành chánh; quận chia ra tổng (canton), đứng đầu là cai tổng (chef de canton). Tổng chia thành xã.[5] Dân Nam Kỳ thời kỳ đầu gọi viên chức đầu hạt (arrondissement) là quan chánh tham biện (premier administrateur); từ năm 1900 do đổi hạt thành tỉnh (province), nên vị đứng đầu tỉnh thay đổi gọi là chủ tỉnh (chef-province).[6] Theo nghị định năm Kỷ Hợi (1899), từ 01/01/1900 Nam Kỳ chia thành hai mươi mốt tỉnh như sau:

Chia lại đất Nam Kỳ thành hai mươi mốt tỉnh,[7] có lẽ thực dân Pháp muốn xóa nhòa hai chữ Lục tỉnh trong lòng người Việt, cũng là cách cắt đứt lòng lưu luyến với truyền thống, một thủ đoạn tâm lý bên cạnh các cuộc đàn áp những phong trào yêu nước kháng chiến. Nhưng dân Nam Kỳ vẫn hoài vọng Lục tỉnh. Nên mãi đến năm Mậu Thân (1908) trên tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn do ông Gilbert Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, vẫn xuất hiện thường xuyên tên Lục Tỉnh, Lục Châu. Mãi đến thập niên 50 và 60, ở miền Nam cũng còn nói, nhắc đến hai chữ Lục tỉnh xa xưa này. Thực dân Pháp bỏ tên Lục tỉnh nhưng còn giữ lại hai chữ Nam Kỳ, gọi là Cochinchine, phân biệt với Bắc KỳTonkin, Trung KỳAnnam. Người Anh, Mỹ cũng gọi Nam Kỳ là Cochinchina. Giới học giả trong và ngoài nước từng đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về xuất xứ tên gọi Cochinchine, nhưng vẫn chưa ngã ngũ.[8]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v Petit cours de Géographie de la Basse-Cochinchine / P.-J.-B. Trương Vĩnh Ký (1875).
  2. ^ Đại Nam Nhất Thống Chí. Tập V. Phạm Trọng Điềm dịch. Đào Duy Anh hiệu đính (Nxb Thuận Hóa, 1992, trang 122, 133, 200, 201). Tuy nhiên, sử Nguyễn là Quốc triều sử toát yếu (tr. 205) và Nguyễn Đình Đầu ("Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh", trong Đại chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1). Nxb TP. HCM, 1987, tr. 209) đều cho rằng: "Tháng 5 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định".
  3. ^ Bulletin de la Société des Études Indochinoises (Nouvelle série, Tome XX). Sài Gòn: 1945, p. 16.
  4. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển XXXI, tỉnh Gia Định, trang 204.
  5. ^ Theo Bulletin de la Société des Études Indochinoises (Nouvelle série, Tome XX). Sài Gòn: 1945, p. 16-35; và theo Nguyễn Đình Đầu, “Địa Bàn Thành Phố Qua Các Thời Kỳ”, in trong Địa Chí Văn Hóa Tp.HCM. Nxb Tp.HCM, 1988, tr. 485-486. Theo Đào Văn Hội, Lịch Trình Hành Chánh Nam Phần. Sài Gòn: 1961, Chương IV, tham biện là inspection; viên chức trông coi inspection gọi là inspecteur. Về tên tham biện (administrateur), xem Paulus Hùynh Tịnh Của, Sách Quan Chế. Sài Gòn: Bản in Nhà nước, 1888, tr. 15.
  6. ^ Sơn Nam, Miền Nam Đầu Thế Kỷ XX: Thiên Địa Hội Và Cuộc Minh Tân. 1971, tr. 99.
  7. ^ Sau này, ngày 11 tháng 5 năm 1944, Pháp lập tỉnh thứ hai mươi hai là Tân Bình, gồm một phần tỉnh Gia ĐịnhChợ Lớn nhập lại.
  8. ^ Để tham khảo, sau đây là cách giải thích của Nguyễn Đình Đầu (“Thay lời giới thiệu”, in trong: Pierre Pegneaux de Béhaine Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, Tự Vị An Nam La Tinh. Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu. Nxb Trẻ, 1999, tr: 5-6.): “Chúng ta có thể tóm tắt: địa danh COCINCINA chia ra làm hai phần COCIN và CINA. Cocin nguyên trước là Co Ci, do phiên âm hai tiếng Giao Chỉ mà thành (vì thế Tự Vị An Nam La Tinh mới dịch Người Giao Chỉ là Cocincinenses). Còn Cina thì bởi âm Sin hay Ts’inn và người mình đọc là Tần mà ra. Bên Ấn Độ có một thành phố tên COCHIN, sợ lẫn với Cochi hay Cochin, nên phải ghi rõ “Giao Chỉ (gần) Tần” và chữ Latinh ghi thành COCINCINA (mà người Nhật hay Trung Hoa ghi ra Giao Chỉ Chi Na). Trên các bản đồ Tây phương vẽ Đông Nam Á, từ trước cho tới thế kỷ 17, đều ghi trên địa phận nước ta tên COCINCINA, CAUCHINCHINA, COCHINCHINA, COCHIN-CHINE hoặc dạng tự nào đại khái như thế để nói lên đó là xứ GIAO CHỈ GẦN NƯỚC TẦN. Do đó, ta có thể đoán địa danh ấy đã xuất hiện từ khi nước ta gọi là quận Giao Chỉ bị nhà Tần đô hộ. “Từ đầu thế kỷ 17, hai họ Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực, phân chia nước ta thành hai vùng cai trị Đàng TrongĐàng Ngoài, lấy sông Gianh làm ranh giới phân ly. Trên bản đồ cũng như trong văn kiện, người Tây phương gọi Đàng Ngoài là TUNQUYN (hoặc nhiều dạng tương tự như TUMQUYN, TUNKIN, TONGKING, TONKIN...) tức lấy tên thủ đô ĐÔNG KINH để gọi bao quát cả Đàng Ngoài. Còn Đàng Trong thì họ vẫn dùng tên cũ COCINCINA mà gọi. Đàng Trong dưới thời Đắc Lộ (Từ Điển Việt-Bồ-La) rộng từ sông Gianh tới núi Đá Bia ở dinh Phú Yên. Trên một thế kỷ sau – thời của Bỉ Nhu với Tự Vị An Nam La Tinh –, địa danh COCINCINA lại chỉ thêm phần đất phương nam rất rộng lớn. Phần Nam Bộ xưa được mệnh danh là xứ Đồng Nai. Năm 1698, xứ Đồng Nai được thiết lập phủ huyện. Phủ GIA ĐỊNH tồn tại suốt từ đó đến năm 1800 và bao gồm toàn thể đất Nam Bộ. (...) Lại từ sau 1885, khi Pháp đã chiếm hết Việt Nam, Pháp chia cắt nước ta thành ba khúc và mệnh danh: TONKIN là BẮC KỲ ANNAM là TRUNG KỲ COCHINCHINE là NAM KỲ “Cả ba địa danh Đông Kinh, An Nam, Giao Chỉ (gần) Tần đã bị Tây ngữ hóa và đặt tên cho những phần đất chẳng ăn nhằm gì với ý nghĩa của nguyên ngữ.”

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài