Người Salar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dân tộc Salar
Tổng dân số
104,503 (thống kê năm 2000)
Khu vực có số dân đáng kể
Trung Quốc: các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tân Cương
Ngôn ngữ
Tiếng Salar
Tôn giáo
Hồi giáo, Phật giáo
Sắc tộc có liên quan
Người Turkmen, Người Hồi, Người Hán, Người Tạng

Người Salar (Salar: Salır, Tiếng Trung: 撒拉族, bính âm: Sālāzú, Hán Việt: Tát Lạp tộc) là một dân tộc Turk. Ngôn ngữ của dân tộc này thuộc nhóm Oghuz, thuộc Ngữ hệ Turk. Người Salar là một trong 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Dân số của dân tộc Salar là 104.503 người theo thống kê năm 2000. Họ chủ yếu cư trú tại khu vực ranh giới của hai tỉnh Thanh Hải-Cam Túc, trên cả đôi bờ Hoàng Hà, tại Huyện tự trị dân tộc Salar Tuần Hóa (循化撒拉族自治縣) và Huyện tự trị dân tộc Hồi Hóa Long(化隆回族自治縣) thuộc tỉnh Thanh HảiHuyện tự trị dân tộc Bảo an, Đông Hương và Salar Tích Thạch Sơn liền kề thuộc tỉnh Cam Túc. Người Salar cũng sống tại Tân Cương (trong Châu tự trị dân tộc Kazakh Ili).

Tỏ tiên của người Salar là những người Oghuz du mục (một nhóm dân tộc ở Trung Á) đã hỗn chủng với người Hán, người Tạng, và người Hồi. Họ là một xã hội gia trưởng nông nghiệp và theo Hồi giáo.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Người Salar có tinh thần thị tộc khá đặc biệt. Họ theo chế độ phụ hệ và ngoại hôn; các thành viên trong thị tộc chỉ được kết hôn với các thành viên của thị tộc khác[1]. Người Salar hiện là một dân tộc buôn bán, đi sâu vào nhiều ngành kinh doanh và các ngành công nghiệp.[2] Trang phục điển hình của người Salar rất giống với những người Hồi giáo khác trong vùng. Những người đàn ông thường để râu và mặc áo sơ mi trắng đội mũ Tubeteika màu trắng hoặc đen. Các phụ nữ trẻ độc thân thường mặc trang phục như của người Hán với màu sắc tươi sáng. Các phụ nữ có chồng sử dụng mạng che mặt truyền thống màu trắng hoặc đen. Mã và Hán là hai họ phổ biến nhất của người Salar. Mã là họ thay thế cho từ Muhammad.[3][4] Bốn thị tộc hạ Salar nhận họ Hán và sống ở phía tây Tuần Hóa.[5]

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Salar có hai nhóm phương ngữ lớn. Sự khác nhau giữa hai phương ngữ này là do một nhánh chịu ảnh hưởng của tiếng Hántiếng Tạng và một nhánh chịu ảnh hưởng của tiếng Uyghurtiếng Kazakh. Cuối thập kỷ 1990, ước tính trong số 89.000 người Salar, khoảng 60.000 nói được tiếng Salar.[6] Ngoài tiếng Hán, nhiều người Salar có thể nói tiếng Tạng. Tiếng Salar được ghi nhận là có sự tương đồng với tiếng Turkmen.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lipman, Jonathan Neaman (1998). Familiar strangers: a history of Muslims in Northwest China. Hong Kong University Press. ISBN 9622094686.
  • Tenišev, E.R: Stroj salarskogo âzyka (The structure of the Salar language). Moscow, Nauka 1976).
  • Lin Lianyun (林莲云): 汉撒拉、撒拉汉词汇 (Chinese-Salar Salar-Chinese lexicon. Chengdu, People's Press of Tứ Xuyên. 1992.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barbara A. West (2008). Encyclopedia of the Peoples of Asia and Oceania, Volume 1. Infobase Publishing. tr. 701. ISBN 0816071098. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ Paul Barbara Krug, Hans Hendrischke (2009). The Chinese Economy in the 21st Century: Enterprise and Business Behaviour. Edward Elgar Publishing. tr. 186. ISBN 1848444583. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ Paul Allatson, Jo McCormack (2008). Exile cultures, misplaced identities. Rodopi. tr. 74. ISBN 9042024062. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ Paul Barbara Krug, Hans Hendrischke (2009). The Chinese Economy in the 21st Century: Enterprise and Business Behaviour. Edward Elgar Publishing. tr. 196. ISBN 1848444583. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ William Ewart Gladstone, Baron Arthur Hamilton-Gordon Stanmore (1961). Gladstone-Gordon correspondence, 1851-1896: selections from the private correspondence of a British Prime Minister and a colonial Governor, Volume 51. American Philosophical Society. tr. 27. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  6. ^ Janse, Mark; World, Linguistic Bibliography and the Languages of the; Tol, Sijmen (2003), Janse, Mark; Tol, Sijmen (biên tập), Language death and language maintenance: theoretical, practical and descriptive approaches. Volume 240 of Amsterdam studies in the theory and history of linguistic science. Series 4, Current issues in linguistic theory, John Benjamins Publishing Company, ISBN 9027247528

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Salar ethnic minority (Chinese government site)
  • Arienne M. Dwyer: Salar Grammatical Sketch Lưu trữ 2011-07-16 tại Wayback Machine (PDF)
  • Ma Wei, Ma Jianzhong, and Kevin Stuart, editors. 2001. Folklore of China’s Islamic ` Nationality. Lewiston, Edwin Mellen.
  • Ma Quanlin, Ma Wanxiang, and Ma Zhicheng (Kevin Stuart, editor). 1993. Salar Language Materials. Sino-Platonic Papers. Number 43.
  • Ma Wei, Ma Jianzhong, and Kevin Stuart. 1999. The Xunhua Salar Wedding. Asian Folklore Studies 58:31-76.
  • Ma Jianzhong and Kevin Stuart. 1996. ‘Stone Camels and Clear Springs’: The Salar’s Samarkand Origins. Asian Folklore Studies. 55:2, 287-298.
  • Han Deyan (translated by Ma Jianzhong and Kevin Stuart). 1999. The Salar Khazui System. Central Asiatic Journal 43 (2): 204-214.
  • Feng Lide and Kevin Stuart. 1991. Ma Xueyi and Ma Chengjun. Salazu Fengsuzhi [Records of Salar Customs]; Han Fude, general editor. Salazu Minjian Gushi [Salar Folktales]; Han Fude, general editor. Minjian Geyao [Folk Songs]; and Han Fude, general editor. Minjian Yanyu [Folk Proverbs]. Asian Folklore Studies. 50:2, 371-373.